VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 4)

Đăng lúc: . Đã xem 19488 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh người
20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 4)

20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 4)

vuanhiepanh.com Kỹ thuật 6: The mind game: Những điều cần biết trong một Photo Shoot Session

 

KỸ THUẬT  6: The mind game: Những điều cần biết trong một Photo Shoot Session

Đây là tip liên quan đến cách điều khiển chủ đề trong những điều kiện ánh sáng, môi trường chụp khác nhau. Cụ thể là Portrait và Wedding Session.

1. Cách điều khiển (run) một Portrait Photo Shoot Session:


Phần này bao gồm Consultation Meeting, quan sát ánh sáng, posing chủ đề, góc chụp, kỹ thuật framing, và communication (quan trọng nhất).

1a. Consultation Meeting(tạm dịch là trao đổi trước khi chụp)

Nếu có thể được bạn nên bỏ ra khoảng 20 phút tới 1 tiếng để tìm hiểu và quan sát chủ đề trước khi chụp. Trong buổi meeting này điều cần nhất là gây sự tin tưởng cho chủ đề, nên bạn với tư cách là Photographer cần phải tự tin trước thì chủ đề mới tự tin được. Cách hay nhất là show cho chủ đề Porfolio (những ảnh mình đã chụp) của mình. Nếu chủ đề thích ảnh của bạn thì sẽ tin tưởng bạn. Đây củng là dịp để thảo luận về địa điểm, thời gian, và trang phục chụp. 
+ Địa điểm và thời gian chụp liên quan nhiều đến chất lượng ánh sáng. Địa điểm chụp cần nhất là nơi ít người qua lại để chủ đề tập trung và thoải mái hơn.
+ Thời gian chụp là khoãng 2 tiếng trước khi mặt trời lặn là lý tưởng nhất. Hoặc khi mà chủ đề có thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không bị nhíu mắt (squint).
+ Trang phục chụp: Vì đây là chụp chân dung nên trang phục chỉ phục vụ cho sự thể hiện của chủ đề (expression). Quần áo cần nhất là màu trơn (1 hay 2 màu "solid"), nên tránh đồ có sọc, có chữ, hình ảnh trừu tượng...dễ gây sự phân tâm cho người nhìn ảnh.

* Kinh nghiệm của tác giả: Khi chủ đề hỏi tôi phải mặc gì ở Photo Shoot, tôi hay trả lời là "Mặc cái gì mà bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất NHƯNG chỉ nên mặc màu trơn, không chữ, không hình ảnh trừu tượng" (chữ NHƯNG ngầm hiểu là sự yêu cầu hơn là sự đề nghị). ("Wear whatever you feel comfortable with, being yourself BUT make sure the clothes have solid color, no text, no abstract images")

 

1b. Quan sát ánh sáng:

Trước khi bấm máy, bạn phải xác định cho được nguồn sáng chính từ đâu.
Khi tới địa điểm chụp, nếu là ngày mây, thì cả bầu trời sẽ tạo nên loại ánh sáng tản (diffusing light), đây là ánh sáng thích hợp và lý tưởng nhất cho chân dung.
Ví dụ về ánh sáng tản (diffusing light), trời mây (ảnh dưới)

 

Loại ánh sáng lý tưởng kế tiếp là ánh sáng nhẹ khi mặt trời sắp mọc hay gần lặn. Với loại ánh sáng dịu này, nếu bạn khéo đặt chủ đề thì thì khuôn mặt sẽ tạo nên tỉ lệ highlight và shadow không quá tương phản, ảnh nhìn sẽ kịch tính hơn.

Ảnh sau chụp lúc mặt trời gần tà, phần highlight không bị cháy (blown-out) và phần shadow vẫn giữ được chi tiết.

 



Nên tránh chụp lúc nắng gắt (giữa trưa), nhưng nếu phải chụp thì tìm hàng hiên hay trong bóng râm. Trong trường hợp này, ánh sáng từ ngoài vào trong hàng hiên/bóng râm sẽ trở thành nguồn sáng chính.

Ảnh sau được chụp trong hàng hiên trong một ngày nắng gắt (harsh). Ánh sáng HẮT vào từ bên phải ảnh.

 

 

1c. Posing chủ đề:

Phần này liên quan mật thiết đến góc chụp và kỹ thuật framing.

Cơ bản nhất và dễ nhất để pose là để vai chủ đề tạo thành một góc khoãng 45 độ với hướng máy chụp

 



Ảnh dưới tôi điều khiển model đứng yên và tôi di chuyển qua bên trái, tôi đề nghị model nghiêng đầu về phía trước một tí và....bấm máy. (lưu ý hướng chụp và vai chủ đề tạo thành một góc nhọn.

 



Kinh điển nhiếp ảnh đòi hỏi chủ đề pose kỹ lưỡng từ đầu, tay, ngón tay, chân, đứng, ngồi, nằm....tới mức hoàn chỉnh. Làm như vậy thường làm cho chủ đề căng thẳng (ý kiến riêng của hafoto). Để làm cho posing trở nên dễ dàng, ngoài vai và góc máy nêu trên bạn chỉ cần nhớ thêm:

Một tư thế pose đẹp là một tư thế mà chủ đề cảm thấy thoải mái, giống như một tư thế thật, bạn chỉ điều chỉnh chủ đề sao cho bố cục thỏa mản.

Chi tay và chân nên nằm trên cùng vùng mặt phẳng với đầu (plane) và hơi gấp khúc để tạo những đường chéo dẫn tới mặt chủ đề. 

Ảnh sau 2 cánh tay chủ đề tạo nên những đường gấp khúc và dẫn mắt người nhìn tới khuôn mặt chủ đề.

 

1d. Góc chụp:

Chọn góc chụp đẹp khôn những giúp ta hiểu chỉnh những chi tiết trên khuôn mặt chủ để và vóc dáng (xin xem tip "perspective" đã viết) mà còn làm tăng tính đa dạng của chủ đề. Sự thể hiện của khuôn mặt (facial expressions) thay đổi từng giây một và từng góc độ một nên cần thiết phải chụp nhiều góc cạnh khác nhau. 

Lợi điểm thứ 2 là góc chụp còn giúp ta loại bỏ những chi tiết lộn xộn ở background và giải quyết những trường hợp ánh sáng khó chụp.

Lưu ý khi chụp ở góc thấp, yêu cầu chủ đề nghiêng về phía trước để tránh biến dạng (thân hình to và đầu bị nhỏ lại)

 

 

Ảnh dưới vì những chi tiết lặt vặt trên mặt đất nên tôi chọn góc chụp thấp và yêu cầu chủ đề hơi nghiêng về phía trước để giảm thiểu sự biến dạng.

 

Ảnh dưới tôi chọn góp chụp cao để né ánh sáng gắt của mặt trời....

 

 


Trường hợp góc cao giúp ta tránh được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, và nền đất trở thành background. Tương tự vậy, yêu cầu chủ đề ngả ra phía sau để tránh biến dạng.

 

 

1e. Kỹ thuật Framing: Kỹ thuật này củng ảnh hưởng đến background. Với kỹ thuật này ta đi tới (1) sự chọn lựa và quyết định background nhiều hay ít, và (2) khi nào nên áp dụng kỹ thuật này (xin đọc phần dưới).

Nếu bạn chụp bán chân dung (head and shoulder) thì khi chụp wide angle lens bạn phải đứng gần chủ đề hơn và bạn sẽ được nhiều background hơn.

Tương tự vậy, với tele lens bạn củng chụp được bán chân dung nhưng phải đứng xa hơn và background sẽ ít hơn

 

Ảnh dưới chụp ở Focal Length 35 mm để lấy hết bức tường.



Củng chụp bán chân dung, ảnh dưới chụp ở Focal Length 210mm, và background hầu như bị loại bỏ hoàn toàn.



Lưu ý quan trọng: Khi chọn Focal Length để chụp, cần phải cẩn thận đến "độ lớn" của chủ đề. Củng là bán chân dung nhưng qua 2 ảnh trên, ảnh chụp wide angle lens chủ đề "bé" và không gian trải rộng ra, ảnh chụp tele thì chủ đề "lớn" hơn và khoãng không gian như gần lại (compressed).

Những kỹ thuật trên nhằm mục đích tạo nên những thành phần cơ bản nhất của nhiếp ảnh (visual art nói chung) là: Đường (line), dạng (shape), hình khối (form), chất lượng của bề mặt (texture), pattern (cái này khó dịch nhỉ????), và màu sắc (color).

 



Sau đây là một số khái niệm cơ bản nhất khi design một tấm chân dung. Posing đẹp là sự kết hợp giữa chủ đề và người chụp (photographer). Trong đó người chụp đóng phần quan trọng hơn. Quan trọng hơn là vì người chụp chọn lựa, sắp đặt, dàn dựng (nói chung là design) những thành phần cơ bản của nhiếp ảnh (photographic elements) như line, shape, form,...và quyết định thành phần nào sẽ đóng phần chủ đạo trong tác phẩm của mình.

Trước khi đi vào phần "Communication" là phần đặc biệt quan trọng trong nhiếp ảnh chân dung, ta nên nắm vài nét cơ bản nhất trong việc design một tấm ảnh (vấn đề không đơn thuần chỉ là posing)

1. Line (Đường): Đây là thành phần cơ bản nhất của nhiếp ảnh. Khi bạn nhìn vào viewfinder vấn đề quan trọng là bạn phải nhìn ra đường (xin xem các tips trước về đường thực và đường ảo).

 



Ảnh trên, chủ đề pose khá cứng nhắc, nhưng với kỹ thuật nghiêng máy, người chụp có thể tạo nên 2 đường chéo để phá đi cái "bị động" của khung hình chữ nhật.

2. Shape (hình dạng): Sự liên kết của "line" tạo thành "shape"

 



3. Form (hình khối): Nếu Shape là phần mặt phẳng 2 chiều thì Form nói về không gian 3 chiều. Nhiếp ảnh là nghệ thuật thu không gian 3 chiều lên nên mặt phẳng 2 chiều, nên người chụp cần phải tạo cho người xem ảnh có "cảm giác" không gian 3 chiều. Để gây ấn tượng này thì nguồn sáng chính luôn được đặt chếch về một bên (sidelight) để cho chủ đề "nổi khôi". Và một kỹ thuật nữa dùng trong photoshop đã được trình bày trong phần Retouch là "Kỹ thuật Dodge và Burn".

Ảnh dưới, nguồn sáng chính hắt từ ngoài vào hàng hiên tạo nên những mãng tối sáng tạo "cảm giác không gian 3 chiều".

 



4. Texture: Một thủ pháp thường dùng trong nhiếp ảnh chân dung là nhấn mạnh và làm nổi bật bề mặt của da (skintone)... Cái này đòi hỏi ảnh có độ nét cao (do lấy nét tốt, chất lượng ống kính, và kỹ thuật sharpen) để gây ấn tượng cho người xem ảnh. Tùy theo yêu cầu mà đôi khi kỹ thuật "lỉght diffusing" được kèm theo để gây cảm giác "pleasant" cho người nhìn (trường hợp glamourous photography).

 



5. Pattern: (hình dạng lập đi lập lại) Một cách dễ nhất để gây sự chú ý và tập trung vào chủ đề là cho chủ đề phá đi cái pattern.

Ảnh dưới những ô vuông của hàng rào tạo những pattern bị phá đi bởi chủ đề

 



6. Color: Một phương pháp rất thường dùng trong nhiếp ảnh là "over-saturate" để gây sự chú ý. 

Ảnh dưới màu xanh blue được over-saturated để làm nổi bật đôi mắt xanh của chủ đề nằm trên nền skintone màu đỏ (củng được saturated).

 

Có lẻ tới đây bạn tự hỏi, chụp một tấm chân dung mà cần phải biết ngần ấy ư?
Trả lời: Bạn không cần phải kiểm soát từng chi tiết một kể trên để đạt được một tấm chân dung đạt kỹ thuật. Nếu bạn thực tập nhiều thì những kỹ thuật trên sẽ trở thành cái gọi là trực quan (intuition). Vì trong khi chụp (photo shoot session), bạn sẽ không 1 phút bận tâm về kỹ thuật chụp ảnh mà dồn tất cả thời giờ điều khiển chủ đề để đạt được cái thần, cái hồn, và sức diễn cảm (expressions) của chủ đề mà những kỹ thuật trên không tạo được. Nói tóm lại, một tấm ảnh chân dung có thể đạt được về mặt kỹ thuật nhưng vẫn không cho người nhìn thấy được cái thần của chủ đề là do thiếu sự liên lạc giữa chủ đề và người chụp....


7. Communication (Điều khiển chủ đề): Communication là một kỹ thuật rất quan trọng nhằm làm nổi bật lên những cá tính, cảm xúc, sức diễn cảm của chủ đề. Photo Shoot là một quá trình thứ tự và liên tục từ cách xử dụng lens, chọn khoãng cách chụp, mật độ chụp, hướng dẫn chủ đề pose, và dĩ nhiên kỹ thuật làm cho chủ đề tự tin và thoải mái.

Sau khi chọn địa điểm chụp và xác định được nguồn sáng chính, 2 điều cần nhớ đầu tiên là chọn khoãng cách chụp và hướng dẫn chủ đề pose.

Luôn luôn bắt đầu với cái gọi là "Working Distance". Đây là từ chuyên môn trong nhiếp ảnh chân dung tạm dịch là "khoãng cách lý tưởng". Nếu bạn nhìn vào trong viewfinder ở tiêu cự 100 mm VÀ frame được chủ đề phần ngực và đầu (head and shoulder shot) thì bạn đã đạt được "Working Distance". Gọi là "khoãng cách lý tưởng", vì tại khoãng cách này chủ đề cảm thấy thoải mái nhất (phần lớn chủ đề rất nhạy cảm khi ống kính dí quá sát) và tại khoãng cách này không quá xa và không quá gần giúp bạn điều khiển chủ đề mà không phải la to lên (không ai thích bị nghe hét)

 

 



               Ảnh trên chụp ở tiêu cự 100 mm (nhưng nhìn gần hơn là vì chụp với digital Canon nhân với factor 1.6, C'mon đại khái thôi mà đâu cần phải chính xác vậy). Lưu ý thêm là với kỹ thuật framing chủ đề bị tách ra hoàn toàn với background hỗn độn.

Điểm thứ 2 quan trọng là luôn luôn bắt đầu với tư thế dựa (đứng hay ngồi). Với tư thế này cho dù model chuyên hay không thì tư thế dựa luôn làm cho chủ đề cảm thấy thoải mái và tự tin nhất.

 

 

 

Luôn luôn trấn an chủ đề là chủ đề nhìn đẹp và tư thế pose đúng cách khi nhìn qua ống kính của bạn mặc dù tư thế pose có hơi thụ động. Thực vậy, vì cho dù chủ pose như thế nào đi nữa nhưng với kỹ thuật framing và nghiêng máy bạn luôn tạo được những bố cục nhìn vững vàng và chắc chắn (dynamic).

Ảnh sau tôi yêu cầu chủ đề đứng khoanh tay (tư thế này nhìn rất thụ động trong nhiếp ảnh kinh điển), và với kỹ thuật framing nhằm loại bỏ những chi tiết lặt vặt chung quanh và hàng rào phía trước kết hợp với kỹ thuật nghiêng máy tôi thực sự đóng góp vào tư thế pose của chủ đề...(Lưu ý khoãng cách chụp cái gọi là "working distance").

 

 

 

Điều khiển chủ đề bằng lời nói (Directing model verbally): Cùng với khoãng cách chụp lý tưởng bạn phải luôn luôn khuyến khích, khen ngợi, nếu cần ngưỡng mộ chủ đề để tạo cảm giác tự tin và phấn khởi cho chủ đề. Nếu chủ đề có những tư thế pose và cách diễn cảm lạ lùng hơi quá đáng thì bạn củng đừng có chê và tiếp tục bấm máy thêm vài tấm rồi dừng lại giả vờ nghĩ giải lao (take a break) để phá tan dòng cảm xúc lạ lùng đó.

Khi yêu cầu chủ đề pose tay hay đầu bạn chỉ cần nói chứ không cần chạm đến người chủ đề. Ví dụ như:
- Cuối đầu xuống tí và nhìn lên (đừng có lấy tay chạm vào đầu người ta )
- Đưa tay lên ngang tầm mắt và vịn vào bờ tường.
- Nghiêng người ra phía sau và chịu trọng lực lên chân sau.
Cùng với việc dùng lời nói yêu cầu chủ đề, bạn phải di chuyển để đạt góc chụp lý tưởng (đừng mong mõi chủ đề cho bạn tư thế chụp lý tưởng).
Đừng quên, sau khi yêu cầu chủ đề bạn phải tỏ ra mình tán thưởng. Những lời tán thưởng giống như một dấu chấm mà chủ đề cần phải ngừng lại và tập trung vì đó sẽ là thời điểm bạn bấm máy. Ví dụ:
- Đúng rồi (bấm máy), đẹp lắm (bấm máy), rất tình (bấm máy) v.v.....
- Wowww (click), excellent (click), man you look awnsome (click), i like that (click).......

Không bao giờ đếm (ví dụ 1....2...3... chụp nha). Kỹ thuật này rất tệ hại vì hoặc là chủ đề sẽ cho bạn cảm xúc giả (fake expression) hoặc bạn sẽ tăng áp lực lên chủ đề (building up tension). 
Ví dụ sau có thể sẽ là ý nghĩ của chủ đề (trong ngoặc) khi bạn dùng kỹ thuật đếm.
- Một (aaaa anh ta sắp chụp rồi)....Hai (Gần chụp rồi cố gắng lên cần phải chú ý cao độ và nhoẽn miệng cười) ....và Ba chụp nè (nhe răng). 
Kết quả là bạn sẽ có nụ cười giả tạo (fake smile). Người ta nói khi cười đôi mắt củng cười....

Thay vì yêu cầu chủ đề thể hiện một cảm xúc nào đó mà bạn tìm kiếm, bạn hãy giả vờ như chủ đề đã có cảm xúc đó rồi. 
Ví dụ: Wowww, bạn nhìn rất tự tin (tự nhiên chủ đề sẽ chuyển qua thái độ tự tin.
Ví dụ 2: I like this look, it is very serious (model will act accordingly).

Điều khiển chủ đề bằng lời nói (Directing model verbally): Cùng với khoãng cách chụp lý tưởng bạn phải luôn luôn khuyến khích, khen ngợi, nếu cần ngưỡng mộ chủ đề để tạo cảm giác tự tin và phấn khởi cho chủ đề. Nếu chủ đề có những tư thế pose và cách diễn cảm lạ lùng hơi quá đáng thì bạn củng đừng có chê và tiếp tục bấm máy thêm vài tấm rồi dừng lại giả vờ nghĩ giải lao (take a break) để phá tan dòng cảm xúc lạ lùng đó.

Khi yêu cầu chủ đề pose tay hay đầu bạn chỉ cần nói chứ không cần chạm đến người chủ đề. Ví dụ như:
- Cuối đầu xuống tí và nhìn lên (đừng có lấy tay chạm vào đầu người ta )
- Đưa tay lên ngang tầm mắt và vịn vào bờ tường.
- Nghiêng người ra phía sau và chịu trọng lực lên chân sau.
Cùng với việc dùng lời nói yêu cầu chủ đề, bạn phải di chuyển để đạt góc chụp lý tưởng (đừng mong mõi chủ đề cho bạn tư thế chụp lý tưởng).
Đừng quên, sau khi yêu cầu chủ đề bạn phải tỏ ra mình tán thưởng. Những lời tán thưởng giống như một dấu chấm mà chủ đề cần phải ngừng lại và tập trung vì đó sẽ là thời điểm bạn bấm máy. Ví dụ:
- Đúng rồi (bấm máy), đẹp lắm (bấm máy), rất tình (bấm máy) v.v.....
- Wowww (click), excellent (click), man you look awnsome (click), i like that (click).......

Không bao giờ đếm (ví dụ 1....2...3... chụp nha). Kỹ thuật này rất tệ hại vì hoặc là chủ đề sẽ cho bạn cảm xúc giả (fake expression) hoặc bạn sẽ tăng áp lực lên chủ đề (building up tension). 
Ví dụ sau có thể sẽ là ý nghĩ của chủ đề (trong ngoặc) khi bạn dùng kỹ thuật đếm.
- Một (aaaa anh ta sắp chụp rồi)....Hai (Gần chụp rồi cố gắng lên cần phải chú ý cao độ và nhoẽn miệng cười) ....và Ba chụp nè (nhe răng). 
Kết quả là bạn sẽ có nụ cười giả tạo (fake smile). Người ta nói khi cười đôi mắt củng cười....

Thay vì yêu cầu chủ đề thể hiện một cảm xúc nào đó mà bạn tìm kiếm, bạn hãy giả vờ như chủ đề đã có cảm xúc đó rồi. 
Ví dụ: Wowww, bạn nhìn rất tự tin (tự nhiên chủ đề sẽ chuyển qua thái độ tự tin.
Ví dụ 2: I like this look, it is very serious (model will act accordingly).

Tip 6: The mind game: Những điều cần biết trong một Photo Shoot Session (tiếp theo)

Mật độ chụp: Là khoãng thời gian giữa 2 lần bấm máy. Kỹ thuật này củng được dùng để tác động lên trạng thái tâm lý và cảm xúc của chủ đề.

Nếu mật độ chụp cao (khoãng từ 2 giây -> 5 giây) thì sẽ gây cho chủ đề cảm giác hưng phấn. Họ có cảm giác là mỗi cử chỉ, động tác đều sẽ được nắm bắt (captured) và điều này ảnh hưởng đến: 1. Sự tập trung và chú ý cao độ của chủ đề vào ống kính, 2. Sự tự tin của chủ đề, phải làm sao cho họ cảm giác rằng họ nhìn đẹp nhất, thu hút nhất. Phải làm cho họ tin rằng "Woww! I am attractive, beautiful, handsome,....and look best, that is why he (the photographer) shots non-stop"

Hơn nữa khi bạn bấm máy với mật độ cao, sát xuất ảnh đẹp sẽ cao hơn và vì.....memory rẻ mà (kakakakka)

Chụp mật độ cao thích hợp với "Active Posing". Nghĩa là chủ đề chuyển động và tạm dừng (pause) cho bạn bấm máy và nhanh chóng chuyển qua tư thế khác. Vì vậy, để giữ dòng cảm hứng cho chủ đề khi họ tạm dừng bạn phải bấm máy ngay (cho dù là bạn cảm thấy pose chưa hoàn chỉnh, bố cục chưa tốt) để cho họ tiếp tục chuyển qua động tác khác.

Những ảnh sau tôi compose và chụp chỉ trong vòng 2 giây cho mỗi shot (Bạn để ý tấm 2 và 4 cho dù chủ đề chưa hoàn toàn chuẩn bị tôi củng bấm máy để model tiếp tục chuyển động).

 




Nói chung, khi bạn đưa máy lên nhìn vào ống ngắm là trong vòng 2 tới 5 giây (cho dù bạn biết tấm ảnh đó sẽ compose sai, đừng lo chút nữa delete) thì vẫn bấm máy, nếu bạn ngắm nghía quá lâu, thì chủ đề sẽ nghi ngờ về khả năng diễn cảm củng như bề ngoài của họ.

Nếu bạn cảm thấy cần thêm thời giờ để compose một tấm ảnh thì bạn phải giải nghĩa tại sao bạn làm vậy để chủ đề biết rằng họ phải làm gì đề cộng tác với bạn và điều đó không liên quan gì đến khả năng diễn cảm hay bề ngoài của họ.

Ảnh sau tôi yêu cầu chủ đề nghiêng đầu sao cho hướng ánh sáng chỉ làm nổi bật một bên thôi (window lighting), họ biết rằng tôi cần thời gian để đạt hiệu quả mong muốn.

 

 

 

Ảnh sau tôi điều khiển chủ đề (họ biết họ phải làm vậy) sao cho 2 bậc thang frame khuôn mặt lại.

 

 

 

 

Khi bạn cảm thấy có sự liên lạc tin tưởng của chủ đề đối với mình, thì bước kế tiếp là làm cho buổi chụp (photo shoot) thêm phần hứng thú. Trước khi bước vào phần này thường thì bạn nên cho model giải lao (take a break) và cho họ xem qua những hình được chụp trên view finder (ưu điểm của digital).

Những cách sau tôi thường áp dụng để làm cho buổi chụp thêm phong phú:

1. Thay đổi khoảng cách chụp: Tới giai đoạn này bạn có thể phá vỡ khoãng cách kinh điển (working distance) để áp sát hay chụp ở cự li xa (tới đây phần nào chủ đề củng hiểu style chụp của bạn rồi).

Ảnh sau tôi tiến gần hơn khoãng cách lý tưởng để có shot này:

 



....ảnh sau được chụp ở khoãng cách hơn 10 mét:

[

 


2. Thay đổi góc chụp: Bạn có thể thử nghiệm với những góc chụp "extreme" để gây hiệu ứng đặc biệt.

Ảnh sau tôi nằm ngay dưới chân chủ đề và yêu cầu họ hơi nghiêng về phía trước...để có một góc chụp cực thấp.

 



...và ngược lại bạn củng có thể tìm một góc chụp cao 

 



3. Thử nghiệm với hiệu quả đặc biệt: Nếu bạn có wide angle lense, thì đây là lúc nên tận dụng chức năng của nó.

Ảnh sau tôi tiến thật sát (càng gần thì mức độ distortion càng cao) để gây hiệu ứng đặc biệt.

 




....hoặc chỉ chụp đôi mắt mà thôi.

 



 

Một số tips làm cho chủ đề luôn luôn tập trung và active:


1. Thỉnh thoảng yêu cầu chủ đề chớp chớp mi mắt để mắt linh động hơn. Thường thì sau 5 hay 10 phút tập trung đôi mắt trở nên mệt và nhìn thiếu linh động.

2. Thỉnh thoảng yêu cầu chủ đề "exercise" đôi môi để tránh tình trạng môi dưới bì thừ ra do mệt.

3. Take a break và nói đôi chuyện ngoài lề để thư giản chủ đề.

Vài kinh nghiệm cá nhân để tổng kết phần điều khiển chủ đề:


1. Đối với tôi một photo shoot giống như là một trò chơi tâm lý từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc. Lúc bắt đầu buổi shoot mối quan hệ của tôi với model như là quan hệ một chiều vì tôi luôn phải điều khiển và chủ động. Dần dần, model trở nên hứng thú và cuối cùng chính họ là người sáng tạo ra kiểu pose mà tôi chỉ gợi ý. Bản thân tôi đánh giá sự thành công của buổi shoot dựa trên mức độ cộng tác và thái độ thoải mái ở CUÔI BUỔI SHOOT.

Ảnh sau là kết quả của sự cộng tác của chủ đề. Lúc này là cuổi buổi shoot, tôi và Chris đi bộ ra xe để về thì tôi nhìn thấy bờ tường chạy dài theo bãi biển. Tôi gợi ý là phải chỉ bờ tường cao lên một tí thì có thể chụp làm sao để bờ tường làm thành đường dẫn vào khuôn mặt. Chỉ nói vậy, Chris lập tức chạy tới và quỳ xuống áp vào bờ tường để tôi bấm máy.

 



Củng cùng buổi chụp với Chris, tại bãi đậu xe tôi nhìn thấy cái ramp khá cao hơn bình thường, tôi gợi ý với Chris là tôi muốn tạo một tấm ảnh nhìn cân bằng (symmetric) và sao cho chủ đề trở thành ngay trung tâm của ảnh và Chris đã rất hăng hái pose ngay giữa đường cho dù xe cộ 2 bên lane đang chờ (hehehe, sorry guys).

 



2. Đối với tôi, một tấm ảnh pose đẹp là kết quả của sự cộng tác 2 chiều giữa photographer và model. Vì vậy, trong tip này tôi hoàn toàn không đề cập nhiều đến kỹ thuật pose tay, bàn tay, đầu, chân .v.v.... vì nếu người photographer cho model cảm giác là model phải pose đúng thì họ sẽ có cảm giác áp lực và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý của model. Hơn nữa với kỹ thuật framing và với sự nhạy cảm về bố cục ảnh thì hầu như người photographer luôn luôn tự giải phóng mình bởi những lề luật về kỹ thuật posing kinh điển.

Ảnh sau tư thế pose tay của Catherine rất static (buông thỏng) nhưng cô ta có nét thể hiện rất thu hút vấn đề là tôi phải chọn góc chụp và nghiêng máy để thêm đường nét dynamic trong bố cục.

 



3. Và cuối cùng đừng quên đôi mắt và đôi môi. Đối với tôi, cái thần của cảm xúc là ở đôi mắt (cùng với miệng là 2 chi duy nhất trên khuôn mặt là có sức diễn cảm). Vì vậy trong quá trình chụp luôn luôn tập trung nhìn thẳng vào mắt chủ đề vì: 1. Tạo mối liên lạc với chủ đề (eye contact) 2. make sure ánh sáng không tạo nên những vùng shadow dưới hốc mắt.

Ảnh sau tôi phải di chuyển góc chụp sao cho vùng shadow không đổ lên mắt của chủ đề và kết hợp với kỹ thuật framing để mắt trở thành tâm điểm của ảnh (bố cục).

 



Ảnh sau, mặc dù nắng không gắt lắm nhưng đủ chói để làm cho mắt chủ đề nhíu (squint), tôi yêu cầu chủ đề nhắm mắt lại và đếm tới 3 (trường hợp ngoại lệ cần phải đếm) khi chủ đề vừa mở mắt ra nhìn thẳng vào mặt trời là tôi bấm máy. Mặc dù bố cục lệch lạc (thông cảm vì phải bấm máy liền mà) nhưng cái thần của đôi mắt đã kéo lại tấm ảnh.

 



Phần điều khiển chủ đề trong chụp chân dung tới đây xin hết. 

 

 

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.2/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close