VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 2)

Đăng lúc: . Đã xem 69373 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh người
20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 2)

20 kỹ thuật chụp ảnh chân dung (Phần 2)

vuanhiepanh.com Phần lớn những kỹ thuật này là dành cho nhiếp ảnh số (digital photography), tuy nhiên nó vẫn dựa trên nhiếp ảnh kinh điển. Kỹ thuật 3: Basic Composition. Kỹ thuật 4: Camera Angle and Perspective (Góc chụp và Sự nhìn nhận chủ đề).
Quan điểm nhiếp ảnh của tôi gồm có 3 phần: 
1. Thu nhập dữ liệu tốt (capturing good data): Phần này liên quan đến kỹ thuật chụp (ánh sáng, posing, bố cục, góc chụp, timing).
2. Biến dữ liệu thành thông tin (post-processing): Phần này liên quan đến kỹ thuật phòng tối. Những kỹ thuật cần thiết trong Photoshop để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, và độ tương phản. 
3. Trình bày thông tin: Phần này liên quan đến in ấn, online, framing, special effect...

KỸ THUẬT 3: Basic Composition.

Sau khi quan sát ánh sáng rồi, step kế tiếp là sắp đặt chủ đề ở đâu trên khung hình (subject placement). Đây là 1 kỹ thuật rất là quan trọng, vì nó hướng mắt người xem vào nơi mà mình muốn nhấn mạnh. Có những "rules" sau đây mà người chụp cần phải chú ý đến.

1. The rule of thirds (Luật 1/3): Theo luật này thì frame được chia làm 3 đường dọc và 3 đường ngang bằng nhau. Những đường này là những "đường mạnh", chủ đề nên nằm trên những đường này. Phẩn giao của những đường này tạo nên những "điểm mạnh". Đây củng là những điểm lý tưởng để đặt chủ đề của mình.





2. Direction (Hướng): Một tấm chân dung đẹp cần phải gây cảm giác "phương hướng" và "chuyển động" (sense of movement and direction). Để thực hiện điều này, bạn để nhiều khoảng trống trước mặt chủ đề hơn là sau lưng, và cung tạo nên hướng nhìn cho chủ đề.

Đây là 2 ví dụ về "direction"





3. Line (Đường): Có 2 loại đường: đường tình ta đi và đương tan vỡ :gathering (Đùa tí nhé)....Dường thực (real lines) và đương ảo (implied lines). Đường thực có thể thấy được ví dụ như đường rầy xe lửa, hàng rào. Đương ảo là nhưng đương tương tượng (đương này khó thấy hơn, tùy theo sự sáng tạo của người chụp ảnh).

Hai mục đích chính của "line" là:

a. Phá đi tính cô đọng (static) của frame. Thường thì frame hình chử nhựt hay vuông, để phá đi 2 chiều dọc và ngang này thì cần phải tạo những "line": sinh động hơn để phá đi tính "thụ động" này.



b. Mục đích thứ nhì của line là giúp hướng mắt người nhìn vào chủ đề.





2 ví dụ sau đây, đường đỏ là đương thực (real lines) nhằm hướng mắt người nhìn vào chủ đề, đường đen là đường ảo (implied lines) nhằm phá đi cái "static" của khung hình chữ nhật.





4. Shape (Hình dạng): Shape do đường thực hay đường ảo tạo thành. Thương thương dạng tam giác nhìn ấn tương nhất.

Dạng tam giác khi chụp đơn:



dạng tam giác khi chụp nhóm:



5. Tension and Balance (Sự căng thẳng và cân bằng): Sự sắp xếp của "shape" tạo nên cảm giác căng thẳng hay cân bằng.

Ví dụ sau đây, những thùng rác phía sau có độ sáng và kích thước quá khác biệt với chủ đề nên gây cảm giác "căng thẳng"



Ảnh này cân bằng hơn, vì chủ đề và chiếc xe đạp có cùng chung "tông" màu, độ sáng, và kích thước.



6. Pleasing compositional forms (Những dạng bố cục nhìn "dễ chịu"): Ngoài dạng tam giác nêu trên, dạng L-shaped (hay L ngược), S-shaped (hay S ngược), Z-shaped (hay Z ngược), C-Shaped (hay C ngược) củng tạo được những bố cục nhìn "pleasing" nhất.

Ví dụ về L-Shaped



Vi dụ về S-Shaped



7. Subject Tone: Sau khi đặt chủ đề lên trên đường mạnh hay điểm mạnh rồi, một điểm quan trọng nữa là cái "tone" của chủ đề phải sáng hơn, nét hơn, màu sắc nổi bật hơn (nếu chụp màu) những phần còn lại của hình.

Trong ví dụ này, độ sáng và nét làm nổi bật mặt (frontal) của chủ đề và giúp "stand out".



 

KỸ THUẬT 4: Camera Angle and Perspective (Góc chụp và Sự nhìn nhận chủ đề).


Tip này gồm có 4 phần: Camera Height, Head Positions, Framing, và Tilted Camera. Tip này bàn về "perspective" (tạm dịch là "cánh nhìn nhận chủ đề" CNNCĐ). Nói chung, vị trí đặt của camera ảnh hương đến "hình dạng của chủ đề. Hiểu rõ những qui tắc này sẽ giúp ta giữ đúng hay thay đổi (distorted) bề ngoài (appearance) của chủ đề khi cần.

1. Camera Height: Khi di chuyển Camera theo chiều dọc thì lưu ý những điểm sau đây:

Nếu chụp Head-and-Shoulders (hay Head-shot) (Tạm dịch là Bán Chân Dung) thì camera phải đặt ngang tầm với cái đỉnh của lỗ mũi (nose tip) để giũ đúng perspective.

[


Nếu chụp Three-Quarter-Length (Dưới thắt lưng và trên đầu gối) thì camera phải được đặt ở tầm đâu đó giữa vai và thắt lưngđể giũ đúng perspective.



Nễu chụp Full-Length (Chụp "nguyên con" :noexpress ), thì camera phải được đặt ngang thắt lưng để giũ đúng perspective.



Nói chung, từ những điểm chuẩn để giữ cho chủ đề đúng "perspective" kể trên, nếu ta di chuyển camera cao lên thì sẽ làm cho chủ để thấp đi, hoặc thấp xuống thì chủ đề sẽ cao lên. Vì vậy điều chỉnh camera sao cho chủ đề nhìn "lý tưởng" nhất (việc này thì tùy theo quan điểm riêng của người chụp).

2. Head Positions (vị trí đầu): Nếu Camera Height ảnh hưởng đến chiều cao của chủ đề thì Head Positions ảnh hưởng đến trọng lượng của chủ đề (tuy nhiên củng tùy thuộc vào cách đặt ánh sáng nữa).

Có 3 vị trí đầu cơ bản nhất trong chân dung là: 7/8, 3/4, và profile.

Seven-Eighths View (7/8): Ở vị trí này một bên mặt của chủ đề được thấy nhiều hơn phía bên kia, tuy nhiên ta vẫn thấy đươc cái tai.



Three-Quarters View (3/4): Chếch sang 1 tí nữa cho đến khi cái tai khuất đi thì ta có 3/4 view.



Profile: Tại góc chụp này, ta chỉ thấy một bên của mặt.



Bạn có thể kết hợp "camera height techique" "head positions" để làm cho chủ đề "nhỏ con" đi.

Ảnh này được chụp high angle3/4 view.



3. Framing: Đây là 1 kỹ thuật rất quan trọng đến CNNCĐ (Cách nhìn nhận chủ đề). Thường thì ảnh được chụp trên những format tiêu chuẩn như: 4-by-6, 5-by-7, 5-by-5, 5-by-4, để tăng thêm tính đa dạng cho format thì ta dùng phương pháp Framing, có nghĩa là dùng những đường thực và đường ảo để tạo nên 1 cái frame khác bên trong một trong những frame tiêu chuẩn kể trên. 

Ảnh này cái cột bên trái (đóng vai trò đường thực) và cánh tay (đường ảo) "frame" chủ đề lại để phá đi cái frame kinh điển tỉ lệ 3/2.



Ảnh này bố cục được chặc chẽ hơn là nhờ cái vòm phía sau "frame" chủ đề lại.



Đây là một dạng đặc biệt của framing. Chủ đề được đặt sau tấm lưới. Tấm lưới tạo nên những đương chéo để phá đi tính cô đọng của frame kinh điển và đồng thời "frame" chủ đề thành những mãng nhỏ.



Đây là một kiểu rất sáng tạo về cách framing của anh Soneros. Trong ảnh này ta thấy framing không nhất thiết phải là cái "frame" được tạo bởi những đương thật mà có thể là sự kết hợp giữa đương thực và cạnh của frame. Và đặc biệt là frame trong ảnh này có tính chất "implied" và "abstract" đòi hỏi người nhìn phải suy tưởng ra (chứ không phải suy diễn ra :lol: ).





4. Tilted Camera (Kỹ thuật nghiêng máy): Kỹ thuật này được dùng để tạo bố cục ảnh, nếu mục đích này không đạt được thì có nghĩa là "lệch" máy :lol:

Ảnh này chủ đề pose thiếu linh động nên máy được nghiêng để tạo bố cục đường chéo và L-form.



Ảnh này máy được nghiêng, tuy nhiên , không giống như ảnh trên, người xem không biết máy đươc nghiêng theo góc độ nào vì chung quanh không có gì căn cứ theo để so sánh.



Tóm lại, những kỹ thuật kể trên giúp ta làm chủ được bố cục, thay đổi hay giữ CNNCĐ (perspective) để đạt đươc kết quả theo ý muốn.


Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 72 trong 16 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close