VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Hướng dẫn chụp và hậu kỳ ảnh Milky Way – Dải ngân hà

Đăng lúc: . Đã xem 42985 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh đêm
Hướng dẫn chụp và hậu kỳ ảnh Milky Way – Dải ngân hà

Hướng dẫn chụp và hậu kỳ ảnh Milky Way – Dải ngân hà

Bài viết này với mục đích chia sẻ với các bạn về cách hậu kì cơ bản với ảnh chụp Ngân Hà, một trong những thể loại ảnh Landscape thú vị và nhiều nhiếp ảnh gia theo đuổi.

 

 Trước tiên để có được cái nhìn bao quát nhất, đầy đủ nhất về cách xử lí ảnh thì bài viết được tôi trình bày theo các phần sau:

  • 0 – Sơ lược về cách chụp Ngân Hà
  • 1 – RAW Processing và Light Balancing
  • 2 – Color, Contrast, và Texture Adjustments
  • 3 – Sharpening, Details, và Noise Reductions

Phần mềm sử dụng: Adobe Photoshop CC 2015, Camera Raw 9.1 và Google Nik Collection Plugin.


Sơ lược về cách chụp Ngân HàDải Ngân Hà hay còn gọi là Milky Way (MW) xuất hiện quanh năm trên bầu trời (cả mùa đông lẫn mùa hè), tuy nhiên muốn quan sát được rõ nhất thì thời gian rơi vào khoảng tháng 3 đến tháng 9. Lúc này Trung tâm của MW hiện lên trên bầu trời và có thể quan sát bằng mắt thường được.
Cũng như khi bạn chụp ảnh phong cảnh, ảnh cityscape các toàn nhà, chụp Milky Way cũng cần xem xét thời điểm và điều kiện thuận lợi để cho ra những bức ảnh tốt nhất. Điều kiện để quan sát và chụp MW là vào những buổi tối trời trong, không trăng không mây, khu vực quan sát không bị ánh sáng đèn đô thị hắt lên (Nếu có thì đèn hắt lên không quá trầm trọng chúng ta vẫn có thể quan sát và chụp được. Ví dụ như ảnh này tôi chụp ở ngay ban công nhà tôi ở thị trấn, tầm 12h đêm)
Các bạn có thể tham khảo các xác định MW và cách chụp trên Google, chỉ cần gõ: “Cách chụp dải Ngân Hà….” là ra kết quả luôn và có nhiều thông tin hữu ích. Tôi chỉ xin tóm gọn trong một số lưu ý nhỏ như sau:
  • Dải ngân hà phải nhìn bằng mắt thường được thì mới chụp và xử lí được.
  • Độ nhạy sáng ISO đẩy lên hết cỡ có thể, càng có lợi thế về ISO bao nhiêu thì các bạn lại càng lợi về tốc độ chụp bấy nhiêu để tránh phơi lâu sao chạy thành vệt. Những máy khử noise tốt hơn thì có thể đẩy iso cao vô tư tuy nhiên với những máy tầm trung thì mức khuyến nghị của tôi là ISO 1600 để tránh noise nặng. Đừng lo lắng vì chúng ta còn cả bước hậu kì ở phía sau.
  • Khẩu độ của ống kính mở rộng hết cỡ (khuyến khích f/1.8-f/2.8). Tương tự như ISO, khẩu càng lớn thì càng lợi về tốc độ chụp.
  • Tốc độ phơi sáng hoàn hảo thì lấy: 500/(tiêu cự x hệ số crop).
Tuy nhiên đa phần các bạn sẽ không đáp ứng được 3 điều kiện sau vì giới hạn của thiết bị, do vậy phải hi sinh một trong các điều kiện. Khẩu độ mở hết cỡ là yếu tố không đổi vì thế các bạn phải đánh đổi Tốc độ chụp và ISO, cái này thì xin nhường cho các bạn tự quyết định. Ví dụ với ảnh này thông số là: Canon 5D, ISO-1600, 25s, 50mm f/1.8, chụp bằng chân máy và không dùng filter. Ảnh trước và sau khi hậu kỳ:


 
 
 

Ở đây tôi chọn cách giữ ISO ở mức 1600 và chấp nhận sao chạy một vệt nhỏ tuy nhiên như các bạn thấy thì vẫn ở mức “chấp nhận được” ở mức xem ảnh Normal. Tuy vậy thì đến đây sẽ có một câu hỏi là tại sao tôi không giữ tốc độ chụp nhanh hơn (hoàn toàn có thể vậy) mà lại phải để 25s. Câu trả lời là tôi sẽ giải thích ở bước hậu kì sau đó.
Chúng ta cùng sang các bước hậu kì với ảnh RAW:

1. RAW Processing and Light Balancing

Mở ảnh bằng PhotoshopCC, như mặc định khi mở với ảnh RAW thì Camera Raw sẽ hoạt động trước. Bước đầu tiên là xử lí qua Lens corrections, các bạn check các thông số phù hợp với thiết bị mà mình dùng chụp. Phiên bản Camera Raw CR9.1 có tích hợp hầu hết profile của các lens.
Milkyway travelpx_3
Milkyway travelpx_4
 
Temperature & Tint
Các bạn đẩy Vibrance & Saturation lên 100 sau đó điều chỉnh thanh Temperature & Tint để có mức độ phân phối màu tím, xanh vàng phù hợp với mắt mình. Sau đó giảm Temp & Tint về mức bằng 0:
Milkyway travelpx_5
Xem thêm bài: Lựu chọn và sử dụng filter GND khi chụp ảnh phong cảnh
Exposure, Contrast, Highlights….
Những thông số dưới đây chỉ có tính chất tương đối, tham khảo vì tùy từng hoàn cảnh mà cho ra từng thông số khác nhau. Như ở đây bức ảnh này được chụp ở vùng có nguồn sáng đô thị hắt lên nên phải hạ thấp Highlights để tránh mất chi tiết phần dưới MW. Quan trọng là ở đây là bạn đừng vội tăng Clarity lên 100 để thấy rõ MW vì như thế ảnh sẽ mất nhiều chi tiết (noise tăng, contrast tăng..).
Milkyway travelpx
 
Milkyway travelpx_7
Milkyway travelpx_8
Đến đây thì trả lời cho câu hỏi ban đầu là tại sao tôi lại chụp ở 25s mà không nhanh hơn, lí do như sau: Đảm bảo độ phơi sáng ở mức tốt. Nếu chụp ở khoảng thời gian ngắn hơn thì ảnh sẽ thiếu sáng, do đó khi hậu kì ta lại phải tăng Exposure thì mới thấy rõ được MW. Mà tăng Exposure sẽ dẫn đến hiện tượng tăng noise, giảm thì ngược lại. Độ phơi sáng chuẩn cũng giúp màu sắc, chi tiết được lưu lại nhiều hơn trong file RAW.
Sharpening & Dehaze
Hạ Sharpening xuống bằng 0 vì giờ chưa phải lúc cần đến ảnh nét.
Tăng nhẹ dehaze để giảm độ soft khi chụp với ống kính mở khẩu lớn.
Đến đây thì đã hoàn thành bước 1, click Open Image và chúng ta sẽ bắt đầu làm việc với PhotoshopCC.

2 – Color, Contrast, and Texture Adjustments

Sau khi đã cài Google Nik Collection thì ở trong bộ plugin đó có một ứng dụng rất lợi hại đó là Color Efex Pro. Chọn: Filter ->Nik Collection -> Color Efex Pro 2
Giao diện của Color Efex Pro: chọn Pro Contrast vào kéo Dynamic Contrast. Với ảnh này tôi để ở mức 30-50. Click Ok để lưu kết quả và quay lại làm việc với Photoshop.
Milkyway travelpx_9
Sử dụng mask Brightness & Contrast
Milkyway travelpx_10Milkyway travelpx_11
Đến đây thì thấy chi tiết bức ảnh có vẻ nổi lên hơn nhiều tuy nhiên lại hơi ám vàng. Có rất nhiều cách để cân bằng trắng lại, tôi xin giới thiệu một cách là sử dụng thêm 1 lớp mask Curves nữa.
Chọn công cụ Curves, dùng 1 cái hút màu trong 3 cái. Cái màu trắng dành cho Highlights, xám cho Midtones và đen dành cho Shadows. Chọn hút màu trắng (1) sau đó click vào xung quanh khu vực (2) để có cân bằng trắng phù hợp. Làm tương tự với 2 cái còn lại nhưng hút đen thì bạn click vào vùng đen ở góc trên phải. Các bạn nên tận dụng tăng giảm thêm Opacity và chức năng Mask của layer này để có cân bằng trắng hợp với ý mình.
Milkyway travelpx_11
 
Milkyway travelpx_11
 
Milkyway travelpx_11

Đến đây thì cũng gần như xong rồi tuy nhiên tôi muốn phần trung tâm của MW sáng và nổi hơn chút nữa. Nhân đôi Các layer cần thiết để tránh làm không ưng ý còn có thể sửa lại được. Chọn cả 3 layer rồi làm như hình hoặc dùng tổ hợp Ctrl+J. Sau đó nối lại ( Chuột phải + Merge layer)
Milkyway travelpx_16   Milkyway travelpx_15
Layer vừa tạo, chọn làm việc với filter Camera Raw rồi chỉnh như hình bên dưới:
Milkyway travelpx_17
Milkyway travelpx_18
Milkyway travelpx_19
 
 
Đến đây thì cũng gần xong rồi. Chỉ còn bước cuối cùng cho bức ảnh hoàn thiện, cùng sang bước 3.
Xem thêm bài: Méo ảnh và cách cân chỉnh méo khi chụp ảnh phong cảnh

3 – Sharpening, Details, and Noise Reductions

Noise Reductions
Lại tiếp tục sử dụng Google Nik nhưng lần này là Dfine để khử noise, chọn Filter -> Nik Collection -> Dfine 2 -> Click OK
Milkyway travelpx_20
 
Sharpening
Nhân đôi Layer vừa khử noise ( Ctrl+ J) và để chế độ hoà trộn Overlay. Chọn Filter -> Other -> High Pass và set Radius 3,0 Pixels. Bằng cách này giúp cho bức ảnh trở nên nét hơn sau khi đã mất ít chi tiết từ việc khử noise.
Milkyway travelpx_21
 
Thế là các bước hậu kì cơ bản ảnh Milky Way đã hoàn thành, sản phẩm cuối cùng đây:
Milkyway-travelpx_2

 

Lời kết:

Trên đây là những kinh nghiêm tôi đúc kết được từ quá trình chụp và hậu kì ảnh Milky Way. Trong giới hạn là thiết bị ở mức bình thường (5D & 50 f/1.8II), không thể sánh được với các thiết bị cao cấp tuy nhiên nếu tận dụng được tối đa hiệu năng và gặp đúng thời điểm thì vẫn có thể có được những bức ảnh đáng nhớ.
Tác giả bài viết:
Nguồn tin: travelpx.net/
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close