VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Những điều cần biết về màu sắc trong nhiếp ảnh

Đăng lúc: . Đã xem 7326 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Màu sắc nhiếp ảnh
Những điều cần biết về màu sắc trong nhiếp ảnh

Những điều cần biết về màu sắc trong nhiếp ảnh

Màu sắc trên màn ảnh và màu sắc trên giấy khác nhau rất nhiều, bạn chưa thể là nhiếp ảnh gia nếu không nắm vững điều này.

mau-sac-nhiep-anh
 

Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng tạo nên một bức ảnh đẹp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về màu sắc giúp chúng ta hiểu được bản chất và các đặc tính của màu sắc. Những lý thuyết này thực tế được áp dụng rất nhiều vào nhiếp ảnh. Trong số đó có hai công đoạn mà chúng ta cần lưu tâm nhất là khâu hiển thị và in ấn. Hai công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuối cùng của bức ảnh và vì vậy những vấn đề ảnh hưởng tới hiển thị cũng như in ấn cần phải được hiểu rõ. Nội dung bài viết này sẽ cung cấp một số vấn đề thường gặp đối với hiển thị và in ấn cũng như cách giải quyết vấn đề hiệu quả.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số kiến thức phổ thông về màu sắc. Màu sắc trong tự nhiên được hình thành từ những bước sóng ánh sáng khác nhau. Để số hóa màu sắc, người ta sử dụng “chuẩn màu”. Chuẩn màu là những thông tin quy định việc ghi nhận màu sắc bằng kỹ thuật số. Chúng ta có thể rất quen thuộc với một vài chuẩn màu cơ bản như Adobe RGB, sRGB hay CMYK...
Với mỗi chuẩn màu lại có một “không gian màu” riêng. Không gian màu là số lượng màu tối đa mà chuẩn màu có thể tái tạo được. Ví dụ như Adobe RGB có thể tái tạo tối đa 1.07 tỉ màu, sRGB có thể tái tạo tối đa 16.7 triệu màu và như vậy không gian màu của Adobe RGB rộng hơn không gian màu của sRGB. Sau đây là biểu đồ so sánh không gian màu giữa 2 chuẩn màu trên:

mau-sac-nhiep-anh
 

Hiển thị hình ảnh
Mọi màu sắc đều được tạo thành từ 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương (RGB,Red-Green-Blue). Máy ảnh và các loại màn hình sử dụng cơ chế hòa trộn màu này để ghi nhận và tái tạo lại màu sắc.
 

mau-sac-nhiep-anh
 

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại màn hình với nhiều hãng chế tạo khác nhau. Mỗi loại như vậy lại có không gian màu khác nhau, không loại màn hình nào giống loại nào. Để đạt chất lượng hiển thị tốt nhất, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng những màn hình chất lượng cao cho phép hiển thị không gian màu rất lớn (khoảng 1.07 tỉ màu). Như vậy, các nhiếp ảnh gia có thể quản lý được tối đa màu sắc trong bức ảnh của mình, làm ảnh trở nên lung linh hơn và bắt mắt hơn.
Tuy nhiên, đa phần khách hàng thường không quan tâm nhiều đến vấn đề đó. Khách hàng phần lớn chỉ sử dụng các loại màn hình tầm trung với không gian màu hiển thị chỉ khoảng 16.7 triệu màu. Như vậy, những gì nhiếp ảnh gia muốn gửi gắm sẽ không được khách hàng nhận được đầy đủ và chính xác.
Vấn đề này được giải quyết dễ dàng khi chúng ta làm việc với chuẩn màu sRGB. Tuy rằng không gian màu của sRGB không rộng bằng Adobe RGB nhưng sRGB được rất nhiều loại màn hình phổ thông hiển thị đầy đủ. Khách hàng sẽ thấy được đầy đủ những gì nhiếp ảnh gia thấy, tránh được tình trạng lệch pha giữa 2 bên.
In ấn
Trên các phương tiện hiển thị vật lý, người ta sử dụng phương pháp tách màu để hiển thị màu sắc cần thiết. Bản chất của tách màu là loại bỏ các màu không cần thiết, chỉ giữ lại màu cần hiển thị. Đây là phương pháp đang được sử dụng trong các loại máy in ảnh, máy in màu.

mau-sac-nhiep-anh
 

Thông thường, chuẩn màu được sử dụng cho phương pháp hiển thị này là CMYK trong đó Cyan là màu lục, Magenta là màu đỏ thẫm, Yellow là vàng và K là màu đen. Chuẩn màu này không cho không gian màu lớn bằng cách hòa trộn màu RGB. Hãy cùng quan sát biểu đồ hiển thị sự so sánh không gian màu của sRGB và CMYK:

 

Điều này giải thích cho hiện tượng ảnh in xấu hơn ảnh số. Tùy thuộc vào chất lượng máy in, giấy in và mực in mà không gian màu có thể được cải thiện lên ít nhiều. Đồng thời các nhà sản xuất máy in cũng áp dụng những công nghệ mới cho phép thêm thắt một số màu để cải thiện mặt hạn chế của phương pháp tách màu.
Do vậy, khi có ý định in ảnh, chúng ta nên khảo sát trước các hiệu in ảnh để tìm hiểu về không gian màu sử dụng cho máy in của họ. Tệp tin quy định này có thể tải về được và bạn có thể add chúng vào phần mềm hậu kì để quản lý màu sắc. Chúng ta cũng có thể chuyển sang làm việc với chuẩn màu CMYK nếu như các tệp tin quy định trên không thể tìm thấy. Như vậy, có thể chắc chắn rằng những gì chúng ta muốn truyền tải đều được thể hiện đầy đủ trên bức ảnh thành phẩm cuối cùng.
Màu săc luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong nhiếp ảnh. Việc quản lý màu sắc luôn cần được thực hiện đúng và hợp lý. Chỉ bằng một vài những thao tác nhỏ như đổi chuẩn màu hay dành thời gian tìm hiểu về chuẩn màu, chúng ta có thể tránh được những than phiền không đáng có về chất lượng ảnh của khách hàng.

Nguồn tin: fstoppers.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close