VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Ứng dụng màu sắc khi làm ảnh chân dung trong trẻo

Đăng lúc: . Đã xem 15892 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Màu sắc nhiếp ảnh
Ứng dụng màu sắc khi làm ảnh chân dung trong trẻo

Ứng dụng màu sắc khi làm ảnh chân dung trong trẻo

Tất cả màu chúng ta nhìn thấy là nhờ có ánh sáng, một bức ảnh trong trẻo là bức ảnh mà ở đó ánh sáng được xử lý tốt tạo ra độ sâu cho bức hình, các màukhông bị bệt vào nhau và không bị ám nhiều, các vùng sáng highlight, midtone và shadow tách biệt rõ ràng và cuối cùng là tương phản vừa đủ, không thấp quá mà cũng không bị gắt quá.

Lý thuyết cơ bản về màu sắc

Lý thuyết về màu sắc rất phong phú và đa dạng, trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan và được áp dụng trong việc xử lý và blend màu trong ảnh chân dung, đặc biệt là làm ảnh trong trẻo. Những vấn đề phức tạp hơn sẽ được đề cập trong các bài viết khác.
Vòng tròn màu sắc - travelpx.net

Vòng tròn màu sắc

Vòng tròn màu sắc hay phổ màu là một vòng tròn chia làm 12 phần bằng nhau tuần hoàn, được tạo ra bởi 3 màu cơ bản (cấp 1) là Red, Yeallow và Blue (Đỏ, Vàng và Lục lam). Từ 3 màu gốc này pha trộn với nhau được 3 màu thứ cấp (bậc 2) là xanh lá, cam và tím, rồi tiếp tục trộn 3 màu cấp 1 với 3 màu cấp 2 tạo nên 6 màu cấp 3 còn lại trong vòng tròn màu. Mỗi màu đứng không độc lập với nhau mà chúng luôn bị ảnh hưởng bởi những màu xung quanh, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Ba yếu tố cơ bản của màu sắc:

Vòng tròn màu sắc
Thông thường những ai đã từng làm quen qua các phần mềm hậu kỳ ảnh như Photoshop, Lightroom thì đều đã biết về các công cụ chỉnh màu như HSL/Color/B&W (Lightroom) hay Hue/Saturation (Photoshop). Các công cụ này đều căn cứ trên những yếu tố cơ bản của màu sắc, đó là 3 thành phần sau:
1. Hue – Sắc thái màu
Là những gam màu thể hiện màu phổ quan, thay đổi sắc thái màu thì màu này sẽ dần dần ngả sang màu kia trong vòng tròn màu. Sử dụng yếu tố này trong phần HSL của Lightroom để làm cho một số màu ngả sang các màu bên cạnh nó, ví dụ như muốn màu đỏ ngả sang cam thì kéo Hue của thanh Red sang phải, muốn màu xanh trở nên xanh vàng thì kéo Hue của thanh Green qua trái.
2. Saturation – Độ bão hoà
Là mức độ mạnh yếu của một màu nào đó, nó thể hiện mức độ thuần khiết của màu, dùng công cụ này để tăng độ đậm nhạt của các màu trong HSL của Lightroom.
3. Luminance – Độ sáng
Độ sáng hoặc tối của một màu sắc nào đó, thay đổi độ sáng tối các màu trong lightroom bằng cách kéo Luminance của chúng qua phải hoặc trái.

Phân loại màu

Màu sắc được phân loại theo nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể tham khảo một số cách phân loại dưới đây:

Màu tương phản

Là các màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại. Khi nhìn trên vòng tròn màu sắc bạn sẽ dễ dàng thấy các cặp màu tương phản này gồm: Vàng – Tím; Đỏ – Lục; Lam – Cam

Màu nóng, màu lạnh

Vòng tròn màu sắc - travelpx.net
Màu nóng: Gây cảm giác ấm áp, kích thích thị giác như các màu Đỏ, Vàng, Cam (Khi ta đẩy nhiệt độ màu lên cao) và có xu hướng xích lại gần nhau. làm cho ta cảm giác gần hơn .
Màu lạnh: Gây cảm giác mát mẻ như các màu Lục, Lam, Tím (khi ta hạ nhiệt độ màu xuống thấp). Những chủ thể có màu lạnh thường có xu hướng mở rộng, thoáng đạt và làm cho bức ảnh có cảm giác rộng hơn so với bức ảnh có màu gam nóng.

Màu tương đồng

Màu tương đồng là những màu đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu sắc, các sắc độ trong vòng tròn này thay đổi rất từ từ theo vòng bánh xe nên những màu cạnh nhau khá giống nhau.

Màu chủ đạo

Màu chủ đạo là thuật ngữ được nói nhiều khi ta phân tích một bức ảnh nào đó. Đó là màu ảnh hưởng lớn nhất đến tổng thể màu của bức ảnh do nó chiếm diện tích, thành phần và sắc độ lớn nhất trong bức ảnh đó. Màu chủ đạo được hình thành dựa trên các thành phần sẵn có trong bức ảnh như nếu bức ảnh có nhiều cỏ cây thì màu chủ đạo sẽ là màu xanh lá, bức ảnh chụp vào buổi tối muộn ngoài đường phố thì màu chủ đạo thường là màu lục lam. Dựa vào màu chủ đạo mà tác giả của xác định được hướng đi cho việc blend màu của mình sau này.

Áp dụng lý thuyết màu trong làm màu ảnh chân dung trong trẻo

Trước hết cần hiểu thế nào là ảnh chân dung với màu trong trẻo. Tất cả màu chúng ta nhìn thấy là nhờ có ánh sáng, một bức ảnh trong trẻo là bức ảnh mà ở đó ánh sáng được xử lý tốt tạo ra độ sâu cho bức hình, các màukhông bị bệt vào nhau và không bị ám nhiều, các vùng sáng highlight, midtone và shadow tách biệt rõ ràng và cuối cùng là tương phản vừa đủ, không thấp quá mà cũng không bị gắt quá.

Các bước trong việc xử lý ảnh chân dung màu trong trẻo

Thông thường bức ảnh với style trong trẻo có tone màu rõ ràng, tôi phân làm 2 loại là ảnh theo tone ấm và ảnh theo tone lạnh tương ứng với màu da mẫu là trắng hồng hoặc da cam, và khi làm màu ảnh chân dung trong trẻo tôi thường chỉ đi theo một trong hai tone đó thôi. Các bước chính:

Xác định tone màu

Đầu tiên bạn phải xác định được tone màu mình sử dụng, là màu nóng hay màu lạnh. Việc cân nhắc tone màu được căn cứ vào bối cảnh, môi trường và thời điểm bạn chụp bức ảnh đó. Ví dụ như nếu bạn chụp outdoor vào trời nắng đẹp nhẹ nhàng, các thành phần trong bức ảnh có nhiều mây trời hoặc phông nền là cây cối, nhà cửa tone màu lạnh thì bạn nên đi tone màu lạnh cho bức ảnh. Một trường hợp khác bạn chụp trong phòng, ánh sáng chủ yếu lấy từ nguồn đèn vàng thì bạn nên đi tone màu nóng cho bức ảnh.

Xử lý ánh sáng

Ánh sáng là một thành phần vô cùng quan trọng trong xử lý màu sắc, bạn làm chủ được ánh sáng, bạn sẽ có cơ hội tạo ra các bức ảnh đẹp. Nhưng khi bạn chụp trong điều kiện ánh sáng quá tồi, hoặc xử lý ánh sáng không tốt, sẽ rất khó để cứu chữa chứ đừng nói là sản phẩm ra cuối cùng được hoàn hảo. Việc xử lý ánh sáng dựa vào việc phân tích các vùng sáng trong bức ảnh gồm highlight, midtone và shadow. Trong ảnh chân dung màu trong trẻo, điều cơ bản là chủ thể, tức là khuôn mặt mẫu phải đủ sáng, trừ khi bạn muốn bức hình của mình có một ý đồ gì đó khác biệt.

Phối màu

Sau khi xác định được tone màu chính cho bức ảnh, bạn cần cân nhắc các yếu tố màu còn lại trong bức ảnh, sử dụng các kiến thức về các cặp màu tương phản (red-cyan, green-magenta, blue-yellow) hoặc các phương pháp phối màu theo từng tone, tức là tone nóng thì hướng các màu thứ yếu đi theo tone nóng, tone lạnh thì phối với những màu lạnh để bổ trợ cho nhau.

Kinh nghiệm khi xử lý ảnh chân dung cơ bản trong Lightroom

Bài viết này chỉ đề cập đến kỹ thuật chỉnh màu chân dung để làm ảnh trong trẻo mang tính cơ bản, vì vậy bạn chỉ cần sử dụng Lightroom là thực hiện được hầu hết khối lượng công việc cần thiết rồi. Để hoàn thiện một bức chân dung ngoài việc chỉnh màu, ánh sáng bạn cần hoàn thiện cả da mẫu và các tuỳ chỉnh liên quan khác. Tôi thường kết hợp hậu kỳ bằng cả Lightroom và Photoshop và những điều này sẽ được nói trong những bài viết tiếp theo. Trước khi thực hiện blend màu bạn cần cân màu cho màn hình mình đúng màu, nhiệt độ màu nên để ở mức K7500.
Hầu hết các bức ảnh chân dung tôi đều chụp file raw, ưu điểm của file Raw chắc các bạn đều biết rồi, lưu trữ được tối đa thông tin và tạo điều kiện cho bạn thoả sức blend màu và retouch ảnh mà không sợ bị bệt màu như ảnh Jpeg. Sau khi import ảnh vào trong Lightroom, bạn cần phân tích sơ qua về bức ảnh, màu và các vùng sáng tối. Không phải bức ảnh Raw nào cũng hoàn hảo ngay từ đầu, nhất là khi chụp trong điều kiện khó như ngược sáng, trời mây mù thiếu tương phản. Bạn cần xem xem mặt mẫu có tối quá không, ánh sáng có gắt hay tối quá không, White Balance (cân bằng trắng) của bức ảnh đã chuẩn chưa rồi sau đó tiếp tục đến công đoạn chỉnh sửa cơ bản trong Lightroom.

mau sac trong lam anh chan dungmau sac trong lam anh chan dung
 
 
 
Lấy ví dụ bức ảnh ở trên, bạn có thể dễ dàng thấy rằng ảnh Raw chụp cũng khá ổn vì nó lưu trữ tương đối đầy đủ thông tin. Có một số điểm mà tôi cần chỉnh sửa thêm:
Screen Shot 2016-01-06 at 3.44.38 PM
  • Ảnh gốc bị thiếu sáng một chút, tăng sáng nhẹ bằng Channel RGB trong Lightroom, không tăng mạnh quá sẽ bị gắt. Việc này giúp tăng sáng vùng da mẫu mà không làm tăng sáng cho cả bức ảnh, giúp cho ảnh có chiều sâu hơn.
  • Xác định làm tone lạnh nên tôi giảm một chút WB, chỉnh một chút về da mẫu cho trắng sáng và hồng hào hơn.
  • Giảm nhẹ contrast và clarity để hình chân dung nhìn nhẹ nhàng hài hoà hơn.
  • Tăng một chút Vibrance để tăng độ bão hoà cho những màu còn nhợt nhạt.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau về chỉnh ảnh trong Lightroom:
  • Phần Basic: Tăng giảm WB nếu muốn đi tone màu nóng hoặc lạnh và chỉ kéo rất nhẹ vừa đủ. Các thanh chỉnh đo sáng như Hightlight, Shadows, Whites hay Blacks khá giống với Channel RGB ở phần Tone Cuver, chủ yếu để làm tăng giảm tương phản của bức hình. Chú ý không nên kéo mạnh phần này quá sẽ gây ra bệt màu, đặc biệt thanh Blacks, dễ tạo ra một lớp mỏng mờ mờ ở vùng Shadows.
  • Thanh Contrast và Clarity thường giảm một chút tạo ra cảm giác nhẹ nhàng trong ảnh chân dung. Thường sử dụng tăng Clarity khi muốn làm mặt nước trong hay giảm để làm mềm background.
  • Nên sử dụng Vibrance hơn là Saturation vì Vibrance chỉ tác động đến những màu chưa bão hoà.
  • Phần Tone Curve: Chủ yếu dùng Channel RGB để bổ trợ cho việc chỉnh sáng trong phần Basic. Các Channel khác không nên sử dụng khi làm màu trong trẻo vì thường làm ảnh bị ám màu.
  • Phần HSL/Color/B&W: Sử dụng để tuỳ chỉnh da mẫu và một số màu hướng theo tone đã xác định sẵn, ví dụ như:
    + Red: thay đổi độ sáng/tối, màu của môi, một chút của da
    + Orange: thay đổi độ sáng/tối, màu của da mẫu
    + Yellow: thay đổi độ sáng/tối, màu một chút của lá cây, da mẫu
    + Green: thay đổi độ sáng/tối, màu của lá cây.
    + Aqua, Blue, Purple (chủ yếu là blue): thay đổi độ sáng/tối, màu của nước biển, nền trời.
  • Các công cụ khác: Dùng Brush (K) để thay đổi một số vùng sáng như da mẫu, khuôn mặt của mẫu,  Spot Removal (Q) để tẩy mụn cơ bản, mặc dù phần làm da sẽ được chỉnh kỹ hơn trong bước hậu kỳ bằng Photoshop.
Trên đây là kinh nghiệm về cách xử lý ảnh chân dung màu trong trẻo cơ bản. Các bạn cần nhớ là để có được một bức ảnh đẹp thì trước hết ảnh gốc phải chụp tốt sẵn rồi. Ảnh gốc đẹp ở đây là gì, là không bị cháy hoặc bị tối quá gây mất chi tiết, chủ thể (mẫu) phải đảm bảo độ nét nhất định. Nếu ảnh chụp với ánh sáng quá tồi thì với tôi mà nói rất khó thậm chí là không thể làm ra được sản phẩm cuối cùng đẹp được.

Nguồn tin: travelpx.net
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.3/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close