VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh

Đăng lúc: . Đã xem 8481 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Kỹ thuật chụp chuyển động
Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh

Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh

vuanhiepanh.com Trong nhiếp ảnh, kỹ thuật Light Painting tuy không mới nhưng luôn là thách thức với những người đam mê sáng tạo trong chụp ảnh. Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản nhất về Light Painting.

Light Painting Photography là gì?

Light Painting (vẽ tranh bằng ánh sáng) là kỹ thuật nhiếp ảnh chụp với thời gian phơi sáng dài của máy ảnh đối với những nguồn sáng (đèn pin, đèn LED, vật phát sáng…) được vẽ ở không gian tối. Do đó các hình vẽ phải được thực hiện trong khoảng thời gian phơi sáng của máy để được thu vào khung hình đó.
Kỹ thuật chụp ảnh này dựa vào tự tương phản giữa ánh sáng và môi trường tối nên có thể sáng tạo rất phong phú tùy vào người chụp và tạo nên những bức ảnh ấn tượng, huyền ảo, gây tập trung khi nhìn vào.
Có hai dạng:
- Một  là chụp với nguồn sáng là vật di chuyển (bút vẽ ánh sáng) trong khi máy ảnh cố định – đây là dạng thông thường khi nói đến kỹ thuật Light Painting.
- Hai là máy ảnh sẽ được di chuyển trong khi nguồn sáng cố định. Dạng này phù hợp khi chụp những nguồn sáng cố định như đèn đường hoặc áng sáng từ mặt trăng, các ngôi sao.

Thiết bị cần có:

- Một máy ảnh DSLR để có thể điều chỉnh tốc độ cửa trập hoặc chụp chế độ Bulb.
- Chân máy: để giúp máy ở trạng thái cố định tránh bị rung nhòe khi phơi sáng thời gian dài lên đến 30 giây hoặc hơn.
- Thiết bị phát sáng: để vẽ, tạo hình bằng ánh sáng. Có thể là đèn pin, đèn LED hoặc thanh dạ quang phát sáng.
Thiết lập máy ảnh:
- Định dạng ảnh: RAW (tốt nhất để hậu chỉnh với các công cụ hỗ trợ)
- Focus: cố gắng khóa nét hoặc điều chỉnh bằng tay. Có thể dùng đèn chiếu vào điểm vẽ rồi lấy nét và khóa nét lại.
- Chế độ chụp bằng tay để tùy chỉnh các thiết lập về tốc độ, khẩu độ hoặc chế độ Bulb: màn trập đóng mở phụ thuộc vào việc bấm nút chụp của bạn.
- ISO: thấp nhất có thể để hạn chế nhiễu
- Khẩu độ từ 5.6 trở lên để đảm bảo độ sâu trường ảnh
- Tốc độ màn trập từ 60 giây trở xuống để đảm bảo có thời gian phơi sáng dài.

Làm thế nào để chụp Light Painting đẹp?

- Chụp trước một bức để kiểm tra khung hình, xem xét tổng thể background
- Thiết lập máy ảnh với các thông số ISO và tốc độ màn trập thấp, khép khẩu để đạt độ sâu trường ảnh và ít nhiễu.
- Tư duy và ý tưởng sáng tạo giúp bạn tạo nên những tác phẩm đẹp mắt
- Người chụp cần xác định bố cục trong hình để đảm bảo các nét vẽ nằm trong khung. Lấy nét vào giữa khung hình nơi sẽ hiển thị hình ảnh cần chụp, có thể sử dụng đèn pin chiếu sáng vào một điểm ở khu vực đó để lấy nét bằng chế độ lấy nét bằng tay (MF – Manual Focus).
- Người chụp ra hiệu thì người vẽ bắt đầu vẽ sao cho các thao tác phải diễn ra và kết thúc trong thời gian màn trập mở ra và đóng lại.
- Nên chụp vào buổi tối hoặc nơi có không gian tối, hậu cảnh đơn giản, đồng màu. Nếu chụp ở bên ngoài thì cần tránh những nơi như phố xá có nhiều ánh sáng di chuyển sẽ tạo thành các vệt mờ lung tung trên bức ảnh.
- Người điều khiển ánh sáng (vẽ hình) nên mặc trang phục màu tối để không bị hiện rõ trong hình sau khi chụp, giúp cho việc xử lý hậu kỳ (khi cần) đơn giản hơn.
- Người vẽ hình cần đứng trong khung hình, phía sau ánh sáng cầm trên tay và thực hiện vẽ để tính được thời gian phù hợp của bức ảnh đó.
- Người vẽ cố gắng di chuyển nhịp nhàng, đủ nhanh để ánh sáng tạo nên đều nhau và ít bị bắt hình của chính mình vào trong bức ảnh.

Những bức ảnh minh họa

 Canon 7D; Khẩu độ: f/22.0; Tiêu cự: 40 mm; Phơi sáng: 20 giây; ISO 100
Canon 7D; Khẩu độ: f/22.0; Tiêu cự: 40 mm; Phơi sáng: 20 giây; ISO 100
 Nikon D3000; Khẩu độ: f/11.0; Tiêu cự: 18 mm; Phơi sáng: 30 giây; ISO: 100
Nikon D3000; Khẩu độ: f/11.0; Tiêu cự: 18 mm; Phơi sáng: 30 giây; ISO: 100
 Pentax K20D; Khẩu độ: f/11.0; Tiêu cự: 17 mm; Phơi sáng: 32 giây; ISO: 200
Pentax K20D; Khẩu độ: f/11.0; Tiêu cự: 17 mm; Phơi sáng: 32 giây; ISO: 200
 Canon 5D Mark III; Lens 24-70L; Khẩu độ: f/5.0; Tiêu cự: 24mm; Phơi sáng: 14 giây; ISO: 1250
Canon 5D Mark III; Lens 24-70L; Khẩu độ: f/5.0; Tiêu cự: 24mm; Phơi sáng: 14 giây; ISO: 1250
 Nikon D7000; Lens 12-24 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 12 mm, Phơi sáng: 205 giây; ISO 200
Nikon D7000; Lens 12-24 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 12 mm, Phơi sáng: 205 giây; ISO 200
 Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 18 mm, Phơi sáng: 307 giây; ISO 100
Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 18 mm, Phơi sáng: 307 giây; ISO 100
 Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/8.0; Tiêu cự: 20 mm, Phơi sáng: 222 giây; ISO 100
Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/8.0; Tiêu cự: 20 mm, Phơi sáng: 222 giây; ISO 100
 Nikon D90; Lens 17-50 mm; Khẩu độ: f/20.0; Tiêu cự: 26 mm, Phơi sáng: 251 giây; ISO 200
Nikon D90; Lens 17-50 mm; Khẩu độ: f/20.0; Tiêu cự: 26 mm, Phơi sáng: 251 giây; ISO 200
 Nikon D7000; Lens 12-24 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 12 mm, Phơi sáng: 105 giây; ISO 100
Nikon D7000; Lens 12-24 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 12 mm, Phơi sáng: 105 giây; ISO 100
 Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/8.0; Tiêu cự: 16 mm, Phơi sáng: 284 giây; ISO 100
Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/8.0; Tiêu cự: 16 mm, Phơi sáng: 284 giây; ISO 100

Nguồn tin: daophucquangvu.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.8/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close