VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Cách chụp ảnh ngọn lửa

Đăng lúc: . Đã xem 11072 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Kỹ thuật chụp chuyển động
Cách chụp ảnh ngọn lửa

Cách chụp ảnh ngọn lửa

Chỉ cần lưu ý một chút về tốc độ đóng cửa trập và khẩu độ, người chụp có thể ghi lại những khoảnh khắc ấm áp bên ngọn nến hay bếp lửa luộc bánh chưng ngày tết.

                                                                                                    

Ngọn lửa nhỏ

Chụp hình ngọn lửa nhỏ là một nhiệm vụ đơn giản đầu tiên. Để thử nghiệm, bạn có thể chuẩn bị một ngọn nến ở bất kỳ kích cỡ nào, đặt trong một góc tối. Sau đó, đặt máy ảnh trên chân 3 chạc để giữ cố định. Tốt nhất nên sử dụng chế độ lấy nét bằng tay và tập trung vào chân bấc. Bản thân ngọn lửa sẽ không nằm trong tiêu điểm một cách rõ ràng vì nó tạo ra ánh sáng trong khi vẫn là một vật thể 3 chiều - điều này có nghĩa là các điểm lấy nét trên đó sẽ rất đa dạng. Bạn có thể chỉnh chế độ phơi sáng lên cao một chút, nếu không ảnh sẽ khá tối (có thể dùng cách đóng cửa trập chậm). Ảnh chụp ngọn nến ở trên được ghi ở tốc độ 1/6 giây, khẩu độ f/8.
 

Ngọn lửa di chuyển

Hai bức ảnh trên là ví dụ về hoạt động cơ bản với ngọn lửa chuyển động nhưng có cách thể hiện khác nhau. Ảnh thứ nhất được ghi với tốc độ đóng cửa trập nhanh (1/60 giây, khẩu f/3.5) để lấy rõ nét cây gậy lửa nhưng ảnh thứ hai dùng cách chụp chậm (3,2 giây, khẩu 3.4) để tạo ra khung cảnh huyền ảo hơn - chuyển động của cây gậy lửa làm thành những đường tròn nối tiếp nhau).
                                                                                                                                                                                                           

Lửa trại

Một đám lửa lớn trong đêm cắm trại hay bếp lửa luộc bánh chưng ngày Tết cũng là những khoảnh khắc đáng nhớ. Chụp ảnh loại này khá dễ vì bạn chỉ cần để tốc độ cửa trập chậm lại một chút để đám lửa trông bồng bềnh hơn. Ví dụ, bức ảnh trên để tốc độ 1 giây, khẩu độ f/3.5. Tuy nhiên, không nên để quá chậm vì lửa sẽ quá sáng, làm mất cảm giác ấm áp.
                                                                                                                                                                                                     

Đám cháy

Không ai muốn đám cháy xảy ra nhưng nếu việc của bạn là phải ghi lại hình ảnh này thì cần thể hiện cảm giác về nhiệt độ. Không nên chụp quá xa vì sẽ làm mất cảm giác về mức độ ảnh hưởng của đám cháy. Bức ảnh này đã thể hiện vừa đủ: vừa có điểm xuất phát, vừa có phạm vi lan tỏa, đồng thời buổi đêm làm cho ánh sáng của đám cháy thêm nổi bật. Chụp đám cháy lớn cũng cần để cửa trập chậm lại để tạo ra sự mềm mại, lấn lướt của ngọn lửa.
Tác giả bài viết:
Nguồn tin: Digital Photography School/vnexpress
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.7/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close