VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Chụp ảnh đen trắng những điều cần biết

Đăng lúc: . Đã xem 27159 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Kỹ thuật chụp ảnh đen trắng
Chụp ảnh đen trắng những điều cần biết

Chụp ảnh đen trắng những điều cần biết

vuanhiepanh.com Chuyển một tấm ảnh từ màu sang trắng đen là một điều đơn giản, nhưng làm thể nào để có một tấm ảnh trắng đen ấn tượng thì bạn không chỉ phải đau đầu với việc chọn chủ thể, cách chụp, bố cục, mà còn phải đau đầu với phần mềm, làm sao để có thể khai thác được hết tấm ảnh. Bài viết này sẽ đưa ra những hướng dẫn về cách chụp, cách set up máy và những cách hiệu chỉnh đơn giản mà hiệu quả để có một tấm ảnh trắng đen nổi bật.
Ngoài ra, bài viết này sẽ hướng dẫn cách có những bố cục có độ tương phản cao và tạo chiều sâu cho bức ảnh, đồng thời sẽ cho các bạn thấy hiệu ứng high- và low- key sẽ thay đổi tấm ảnh của bạn như thế nào.

Cách nhìn với đôi mắt trắng đen

trangden1
Khi chụp thể loại ảnh trắng đen thì khả năng thấy được kết quả cuối cùng của tấm ảnh như thế nào là một kĩ năng chính. Việc hiểu được màu sắc sẽ biến đổi ra sao khi từ đa sắc thành đơn sắc là một việc hết sức quan trọng. Và để có được một thành quả tốt nhất, thì bạn phải nghĩ sâu và xa hơn cả màu sắc, đó là các hình khối trong tấm ảnh, các chi tiết của vật thể và tông màu.
Sự thành công của 1 tấm ảnh trắng đen phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố cần được để ý nhiều nhất là cách làm cho chủ thể nổi bật trên phông nền và sau đó, chú ý đến tông màu và chi tiết để tạo thêm chiều sau cho bức ảnh.
Thật ra thì khi chuyển ảnh sang đơn sắc (loại bỏ màu sắc) thì cân bằng trắng (White Balance) không ảnh hưởng nhiều. Nhưng chuyển đổi có thành công hay không lại phụ thuộc vào sự ấn tượng của tông màu sau khi chuyển đổi, vì vậy cần phải hạn chế việc tấm ảnh bị colour casts (mất cân bằng màu)
Việc phát hiện ra “tiềm năng trắng đen” của một tấm ảnh có thể luyện được, vì vậy nếu bạn còn mới với lĩnh vực này, hãy thử chuyển những tấm ảnh bạn có sẵn về trắng đen để có “cảm giác” với việc tưởng tượng trắng đen.

Những chủ thể tốt trong ảnh trắng đen

Khi ta dùng phần mềm để loại bỏ màu sắc ra khỏi tấm ảnh thì ta đã bỏ đi một yếu tố mà người xem thường dựa vào để hiểu được tấm ảnh. Vì vậy các yếu tố khác càng trở nên quan trọng.
Sau đây là những yếu tố mà bạn nên chú ý khi thấy một chủ thể phù hợp với ảnh trắng đen. Các yếu tố này có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc có thể kết hợp với nhau.
SONY DSC

1. Độ tương phản, hình khối và chủ thể

trangden3
Một trong những phần nền tảng của ảnh trắng đen đó và toàn bộ tấm ảnh dựa vào sự tương phản. Vì lí do này, hãy tìm những chủ thể có đường nét, hình khối mạnh, sắc. Bóng thường là làm nổi lên hình khối nên ta phải chú ý đến cả nhưng vùng tối và vùng sáng.

2. Tông màu

trangden4
Ảnh trắng đen thật chất bao gồm 1 dải các sắc độ của màu xám. Thường thì ta sẽ tìm một chủ thể mà khi chuyển sang trắng đen thì tông màu sẽ trải dài từ trắng đên đen, nhưng một chủ thể sáng (high-key) hoặc tối (low-key) vẫn có thể cho ra những tấm ảnh đẹp.

3. Chất liệu (texture) và chi tiết

trangden5
Những vật thể có chi tiết rõ ràng và hoạ tiết đẹp, ví dụ như 1 tảng đá bị phong hoá mạnh, lá cây hoặc mây, có thể làm tăng chiều sâu cho tấm ảnh và thêm phần thú vị. Sử dụng nguồn sáng bên mạnh sẽ giúp làm nổi lên các hoạ tiết của vật thể. Bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc flash để tạo nguồn sáng bên.

4. Bố cục

Ảnh trắng đen cần có một bố cục mạnh để có hiệu quả tốt. Hãy tìm những đường, vật thể trong khung cảnh, để làm đường dẫn.

Những chủ thể không tốt khi chụp ảnh trắng đen

Thật ra thì không có việc đúng hoặc sai khi chọn một chủ thể nào đó khi chọn một chủ thể nào đó cho ảnh trắng đen nhưng se có lúc bạn gặp những vật thể mà màu sắc hoặc điều kiện ánh sáng mà khi chuyển sang đơn sắc lại không hiệu quả.
trangden6
Sau đây là một số ví dụ những gì nên tránh khi chọn chủ thể cho một tấm ảnh trắng đen

1. Nền trời tẻ nhạt

trangden7.1trangden7
Vì khi chụp ảnh trắng đen, ta thường không cần phải có màu sắc sặc sỡ nên ta thường hiểu nhầm rằng có thể chụp bất cứ điều kiện ánh sáng và thời tiết nào. Đương nhiên là với tay nghề photoshop cao thâm thì bạn vẫn có thể thêm được chi tiết và sức hút nhưng nền tảng càng tốt thì tấm ảnh cho ra sẽ càng chất lượng nên trừ khi bạn đang tối giản hoá một tấm ảnh thì bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chụp được mọi chi tiết trong điều kiện ánh sáng tốt nhất.

2. Giữ lại cảm xúc

trangden81trangden81
Nếu bạn chụp một tấm ảnh mà màu sắc là yếu tố chính tác động đến người xem và tạo cảm giác thì tốt nhất bạn nên giữ màu lại cho tấm ảnh, , ví dụ như tấm ảnh của cây nấm trên. Ảnh chụp bình minh hoặc hoàng hôn cũng là một ví dụ trong trường hợp này; phải luôn cân nhắc đến việc liệu một tấm ảnh có bị mất đi tác động khi không có màu sắc.

Bố cục trong ảnh trắng đen

Bố cục càng đơn giản thì càng giúp cho hình khối trong tấm ảnh càng nổi bật. Đồng thời, ta cũng nên để mắt tới những phông nền quá đơn điệu.
trangden9
Ở tấm ảnh ví dụ trên thì tác giả đã chọn một góc chụp để tránh các công trình xung quanh và các vật thể trên đường như đèn đường… và kết quả cho ra khá ấn tượng.
Độ tương phản cao lại càng giúp cho hình khối của tấm ảnh rõ ràng và mạnh. Nếu bạn đang chụp bằng nguồn sáng của bạn (đèn…) thì hãy đặt một nguồn sáng từ phía bên của vật thể.
Nguồn sáng mạnh sẽ làm bóng đổ sắc nét và làm nổi bật hình khối của vật thể.
Những hình khối đơn giản và bố cụ mạnh sẽ tạo ra những tấm ảnh trắng đen nổi bật. Những công trình kiến trúc, với những đường thẳng và góc độ ấn tượng, là một chủ thể lí tưởng cho thể loại ảnh này, ngoài ra ta có thể thử với các vật thể như cây cối, tảng đá…

Cách thiết lập máy để chụp ảnh đen trắng

1. Kiểm tra và cân bằng đo sáng

td1
Hãy cẩn thận, đừng để tấm ảnh bị cháy sáng hoặc thiếu sáng. Sẽ những có trường hợp máy sẽ bị nhầm lẫn thông số sáng do môi trường quá sáng hoặc quá tối, lúc này hãy sử dụng chế độ bù trừ sáng của máy để cân bằng độ sáng của chủ thể với toàn khung cảnh.

2. Khẩu độ

td2
Ta nên sử dụng khẩu độ phù hợp để độ sâu trường ảnh (DOF) có thể bào trùm hết chủ thể và tạo độ sắc nét cho tấm ảnh.

3. ISO

td3
Với nhiều máy ảnh thì nhiễu do ISO cao không mang tính thẩm mĩ được như nhiễu hạt do film tạo ra, nên tốt nhất ta nên chụp với ISO thấp nhất (nếu có thể) để hạn chế nhiễu và, hiệu ứng nhiễu hạt có thể được thêm vào sau đó, nhờ phần mềm

4. Định dạng file

td4
Định dạng RAW được đề xuất trong trường hợp này, bởi định dạng này chứa tối đa thông tin về sắc độ, và chi tiết và sẽ rất thuận tiện cho ta trong quá trình hiệu chỉnh ảnh, như độ nét, độ tương phản và cân bằng trắng.

5. Chụp ảnh đơn sắc (trên máy)

td5
Đây và một chức năng rất tiện lợi trên máy ảnh, nó giúp ta hình dung được vật thể đơn sắc trông như thế nào, nhưng bạn không nên chụp định dạng JPEG, bởi điều này sẽ loại bỏ vĩnh viễn thông tin về màu sắc. Thay vì vậy, hãy chụp ảnh RAW, như vậy bạn có thể kiểm soát được màu sắc khi đã chuyển sang trắng đen.

6. Loại bỏ tầng shadow

td6
Để có một tấm ảnh high-key, bạn cần phải đảm bảo phông nền đủ sáng, và đồng thời ánh sáng chiếu lên chủ thể sẽ phải hơi phân tán.

7. Cân nhắc bố cục

td7
Toà nhà này được tác giả chọn để bố cục tạo hình, vào ban ngày. Chọn đúng góc độ, loại bỏ những yếu tố gây sao lãng tối đa (ví dụ như cây đèn đường), là một bí quyết để có một tấm ảnh sinh động.

Chụp ảnh trắng đen với kính lọc

td8
Tối đa chi tiết trong tấm ảnh gốc luôn là điều cần thiết khi chụp ảnh trắng đen. Ta có thể sử dụng một tấm lọc ND, có độ tối nhẹ để ngăng nền trời không bị cháy sáng, và thu được nhiều chi tiết hơn.
Ngoài ra, những tấm kính lọc màu cho máy film thì không dùng được trên máy kĩ thuật số nhưng ta vẫn có thể tăng độ tương ơhanr của ảnh bằng kính lọc phân cực (polariser).
Bằng cách xoay kính lọc, bạn có thể làm cho nền trời tối hơn, chủ thể sáng hơn và làm cho chủ thể nổi bật lên trên nền tối.
Ngoài ra, kính lọc phân cực còn loại bỏ ảnh phản chiếu từ các vật thể phi kim loại như kính, mặt nước, điều này làm cho tấm ảnh sống động hơn nữa.

Hiệu ứng High-key, Low-key trong ảnh trắng đen

td9
Một tấm ảnh trắng đen thành công không phải khi nào cũng phải là một tấm ảnh hài hoà tông sáng và tông tối. Hãy thử kiếm những vật thể có tông màu sáng để chụp một tấm ảnh high-key “rõ ràng”.
HIệu quả của tấm ảnh sẽ rất cao nếu bạn có một phông nền có màu sáng và nguồn sáng thì mềm và khuếch tán để không tạo ra quá nhiều shadow, yếu tố sẽ làm hỏng hiệu ứng high-key
Cận cảnh, tính vật, và chân dung – những thể loại mà khi chụp, ta phải kiểm soát chặt chẽ ánh sáng và phông nền – sẽ cho ta những chủ thể tốt cho hiệu ứng high-key, nhưng thậm chí hiệu ứng này cũng được áp dụng cho phong cảnh khi trời có tuyết rơi hoặc suong mù, bởi nó sẽ cho ta một phông nền chủ đạo là tông sáng.
td10
Ngược lại, hãy thử chụp một khung cảnh chủ yếu là shadow và midtone. Tông màu tối sẽ gợi cho ta một nét huyền bí, tạo ấn tượng mạnh cho một tấm chân dung.
Để có thể thành công trong hiệu ứng low-key này, bạn nên đảm bảo rằng chỉ có 1 ít, hoặc không có 1 tí ánh sáng nào đến được background, và chỉ có chủ thể mới được chiếu sáng. Điều này thường đạt được khi ta kiểm soát ánh sáng bằng flash, hoặc đèn chiếu sáng liên tục, nhưng thậm chí low-key cũng có thể chụp bằng ánh sáng tự nhiên ban ngày, bạn chỉ phải tìm vùng bóng đổ thích hợp.

Những điều bạn nên biết khi chuyển ảnh sang trắng đen

Đến bây giờ ta đã biết cách chọn chủ thể phù hợp cho tấm ảnh, biết cách set up máy để chụp tấm ảnh, và bây giờ chúng ta sẽ bàn đến việc hiệu chỉnh tấm ảnh. Trong mục này, chúng ta sẽ bàn về cách hiệu chỉnh một tấm ảnh đen trắng sư dụng những ví dụ trên mà ta có.
Sau đây là những điểm chính mà bạn nên biết khi chuyển một tấm sang trắng đen:

1. Thành thạo công cụ Dodge

td101
Trong tấm ảnh ví dụ thì toà nhà cũ kĩ kia là chủ thể chính trong bức ảnh, nhưng nó lại bị sẫm màu đi trong quá trình ta chuyển đổi. Và để có thể tái hiện lại chi tiết đã bị ẩn khuất của tấm hình, ta phải nhờ đến công cụ Dodge của photoshop.

2. Tăng độ tương phản

td11
Cả bầu trời và tiền cảnh trong tấm ảnh điều thiếu độ tương phản trông tấm ảnh chuyển đổi của ta, vì vậy ta cần nhờ đến công cụ Photoshop Curves để tuỳ chỉnh độ tương phản cho từng vùng.
td12
Trong một tấm ảnh mà hình khối rõ ràng như tấm trên, bạn sẽ muốn tối đa hoá độ tương phản, như với toà nhà này, tác giả đã sử dụng Curves để làn tối đi nên trời, đồng thời làm sáng cấu trúc chính của tòa nhà lên.

3. Làm sáng phông nền

td121
Mặc dù phông nền của bạn đã được chiếu sáng, bạn vẫn cần dùng Curves để làm nó thậm chí sáng hơn nưa. Thực hiện điều này bằng cách kéo phần bên phải của đường cong lên trên.

4. Làm nét chi tiết

td13
Để thực sự hút được sự chú ý của người xem đến vùng nét nhất của chủ thể, ta nên làm cho nó nét thêm một chút nữa bằng công cụ Unsharp Mask filter của Photoshop. Càng thiếu shadow thì độ nhiễu của ảnh sẽ càng khó nhận biết được.

5. Làm cho màu đen, đen hơn nữa

td14
Để cho hiệu ứng low-key trông đẹp nữa, ta dùng công cụ Levels adjustment layer trong Photoshop. Trong cửa sổ Levels, ta kéo thanh trượt xám ở giữa và thanh trượt màu đen ở phía bên trái về phía tay phải của histogram để làm vùng midtone và shadows tối hơn nữa. sau đó ta dùng mask để lấy lại chi tiết trên khuôn mặt của mẫu./.
 

Nguồn tin: xomnhiepanh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close