Ngoài body có độ phân giải cao tương đối ( không phân biệt tầm trung hay chuyên nghiệp ) ống kính normal ( để chụp sản phẩm to và vừa ) có độ méo thấp và ống kính macro ( để chụp sản phẩm nhỏ và rất nhỏ ) nét chuẩn. Sau đó là một bàn chụp sản phẩm hiện nay được bán tương đối phổ biến, hệ thống đèn Studio khoảng 2-3 cái công suất vừa từ 500W trở lên bao gồm softbox, chân đèn và tripod loại tốt, trigger, reciver hay dây nối đèn các loại. Đèn chiếu sáng liên tục và một số filter màu hoặc phông nhiều màu sắc khác nhau để thay đổi nền cho ảnh sản phẩm.
Về cơ bản như hình trên là đầy đủ dụng cụ cần thiết. Bây giờ chúng ta bắt tay vào chụp ảnh.
Một số phông nền trắng
Điều đầu tiên bạn sẽ cần là tìm ra một nền phông trắng để đặt sản phẩm vào. Phần lớn các sản phẩm được chụp đặt trên các phông nền trắng. Nguồn ánh sáng đi tới phần phông nền trắng sẽ phản xạ lại cũng sẽ giúp tạo thêm nguồn sáng tới, tạo nên khối cho bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, khi sản phẩm được chụp trên phông nền trắng thì dễ dàng hơn khi được “cắt” trong môi trường Photoshop khi cần thiết. Bạn hãy sử dụng một tờ giấy trắng khổ lớn, một mảnh bìa hoặc đơn giản là một khoảng tường trắng làm nền. Hoặc là một box chụp sản phẩm. Chúng ta có thể dễ dàng thay đổi phông nền bằng cách dùng đèn chiếu sáng gắn filter màu.
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong khâu chụp sản phẩm. Hầu hết ý tưởng sáng tạo cho khâu chụp ảnh đều do ánh sáng tạo ra. Bạn cần phải làm cho sản phẩm được chiếu sáng đồng đều, tránh trường hợp tạo bóng quá đậm. Do đó, bạn nên chắc chắn rằng việc bố trí các nguồn sáng trong phòng thông qua nguồn sáng đèn flash, nguồn sáng liên tục hoặc ánh sáng từ môi trường xung quanh thông qua cửa sổ.Đồng bộ máy chụp ảnh bằng dây nối vào đèn chính hoặc bộ phát không dây và các đèn còn lại chọn đế độ slave sẽ nhại flash theo đèn chính ngay tức thì. Chúng ta có thể set up thông số chụp sản phẩm như sau :
_Khẩu độ F9-16
_Tiêu cự phụ thuộc vào sản phẩm và góc chụp
_Tốc độ máy-sync với đèn studio từ 1/100s -1/250s tối ta
_Độ phơi sáng ( ISO ) 400-500
_Chế độ ảnh RAW
_Thông số màu : sRGB
_Chế độ màu : Normal-Standard
_White Balance : Auto hoặc 4500-5500 Kenvin
Góc chụp
Chụp hình sản phẩm đơn giản là tăng tỉ lệ góc nhìn, tạo sự “cảm nhận” tốt hơn về sản phẩm. Vì vậy bố trí sản phẩm có góc nhìn tự nhiên, quen thuộc, đồng thời nhấn mạnh những chi tiết gợi cảm, tinh tế nhất của sản phẩm. Tránh chụp sản phẩm từ những góc nhìn quá lạ, gây biến dạng sản phẩm. Việc này còn có ảnh hưởng từ ống kính, việc chọn ống kính phù hợp để chụp sản phẩm rất quan trọng. Ống kính chụp sản phẩm nhất thiết phải có độ méo thấp ( cấu tạo quang học ) vì vậy nên chọn ống kính góc rộng vừa phải tiêu cự từ 35mm trở lên hoặc ống macro khi chụp những sản phẩm quá nhỏ.
Vị trí sản phẩm
Khi chụp với một phông nền, bạn thực sự không muốn điểm lấy nét (focus) ở đó. Do vậy, nên đặt sản phẩm phía trước cách xa phông nền một khoảng nhất định, sau đó thiết lập khẩu độ vừa đủ nét rõ vùng chi tiết sản phẩm muốn chụp.
Nếu việc thiết lập suôn sẻ, bạn sẽ có tấm ảnh sản phẩm sắc nét với một phông nền màu trắng, bóng đổ hợp lý tạo khối trên bề mặt sản phẩm. Bạn có thể thử đi thử lại một chút để có tấm ảnh ưng ý. Nào là tạo điểm nhấn, nguồn sáng nhiều màu sắc lạ, sắp đặt thêm một số vật dụng hỗ trợ (stylish).
Chọn khung cảnh, môi trường thích hợp cho vị trí hiện hữu của sản phẩm. Luôn có những giải pháp tối ưu cho sự thể hiện “tốt hơn, đẹp hơn” của hình ảnh sản phẩm, quan trọng là không phải mất thời gian thử đi thử lại nhiều lần cho mỗi lần bấm máy. Việc này phụ thuộc vào thông số chỉnh trên máy, không gian và mục đích chụp sản phẩm. Chúng ta vẫn có thể sử dụng không gian có sẵn ở hiện trường chụp ảnh để tạo phông nền cho ảnh chụp, không nhất thiết là chụp phông trắng, đen hay màu trong studio. Điểm này có thể tạo nên sự khác biệt cho ảnh chụp của bạn.
Khi nắm được những điều cơ bản trên, bước vào thế giới chụp sản phẩm hay còn gọi là Still life Photography bạn sẽ bị " nghiện " bởi những sắc màu và hiệu ứng có được. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo không ngừng.
Ý kiến bạn đọc