Khó khăn đầu tiên của chúng ta là phản chiếu của những vật thể sáng bóng. Bề mặt của những sản phẩm phòng tắm đều được mạ crôm bóng loáng và đây là điều khó khăn nhất khi chụp ảnh sản phẩm có độ bóng cao. Và chúng ta nhận ra rằng mọi vật đều có kích thước và có khu vực phản chiếu riêng biệt.
Điều quan trọng khi chụp ảnh sản phẩm này là loại bỏ những phản chiếu không mong muốn ra khỏi bức ảnh cuối cùng. Và vấn đề trở nên khó khăn hơn khi chụp ảnh sản phẩm những tấm gương có sáu cạnh và chụp vòi nước cũng khá phức tạp vì khi đánh đèn trực tiếp vào bề mặt phản chiếu sẽ tạo ra những điềm sáng lóe. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đặt đèn tóc bên trên và chiếu trực tiếp xuống sản phẩm xuyên qua một softbox để có được ánh sáng phủ nhẹ lên trên sản phẩm cần chụp. Và một đèn khác cũng được đặt kế bên vòi nước và đánh đèn vào tấm hắt sáng vải để ánh sáng đánh ngược vào sản phẩm dịu hơn.
Sau khi thiết lập ánh sáng xong, việc kế tiếp là chùi dấu vân tay trên bề mặt sản phẩm cần chụp. Chúng ta sử dụng bao tay cao su thông dụng và một miếng vải không sơ (loại vải thường dùng để lao ống kính máy ảnh) một chút dung dịch lau kính để xóa sạch dấu vân tay bấm trên bề mặt bóng của sản phẩm cần chụp. Giữ cho bề mặt sạch sẽ rất quan trọng bởi vì những vết dơ nhỏ hay dấu vân tay cũng làm giảm giá trị của bước ảnh. Bạn có thể sử lý chúng ở phần hậu kỳ nhưng sẽ tốn nhiều thời gian, thà làm tốt ngay từ khâu ban đầu thì tốt hơn.
Bây giờ là phần chụp ảnh sản phẩm , chúng tôi sử dụng thiết bị hẹn giờ chụp từ xa, cái này giúp chúng tôi có thể chụp ngoài khu vực đã thiết lập. Chúng tôi muốn sản phẩm phải càng rõ càng tốt, do đó chúng tôi để ISO ở mức thấp nhấp (ở đây là ISO 100), và độ mở ống kính vào khoảng f /11 (bạn có thể để cao hơn tùy vào cường độ ánh sáng của bạn đã thiết lập), việc này cho phép vòi nước sẽ được lấy nét hoàn toàn. Hai thiết lập trên đòi hỏi tốc độ chụp chậm để có thể phơi đủ sáng cho bức ảnh. Do đó, camera phải được đặt trên chân máy và sử dụng điều khiển từ xa để chụp thì camera sẽ không bị run khi bấm máy bằng tay. Nếu bạn chú trọng đến những chi tiết này thì bạn sẽ có được một tấm hình ánh sáng chuẩn và rõ nét.
Chúng ta chụp ảnh sản phẩm 2 phiên bản: chụp vòi nước trên nền trắng và chụp phối cảnh. Chụp phối cảnh thì chúng ta dùng gạch hoa văn làm nền cùng với những vật dụng phòng tấm khác như: kem cạo râu, khay đựng xà phòng… để sản phẩm trong sinh động hơn, chúng ta cho thêm vào dòng nước đang chảy vào sản phẩm trong phần hậu kì.
Khi chụp ảnh sản phẩm xong, bây giờ chúng ta sẽ chuyển qua công đoạn chỉnh sửa để tăng độ sáng và một số thông số khác bằng Camera Raw (chú ý là ảnh phải được chụp dưới dạng file RAW) sau đó chuyển ảnh vào Photoshop để xử lý. Sau khi xử lý những vết bẩn hay bụi dính trên sản phẩm trong Photoshop, chúng ta sử dụng pen tool để cắt ảnh ra khỏi nền và đổ nền trắng cho sản phẩm và chúng ta đã có một bức hình packshot của chiếc vòi nước.
Ý kiến bạn đọc