Thổi bụi không phải là cách hay để vệ sinh ống kính
Hành động trên hầu hết là do nhận thức sai lầm về sự khác biệt giữa mắt người và ống kính: mắt người có cơ chế tự bảo vệ tránh cho bụi bay vào bằng tuyến nước mắt còn ống kính thì không. Khi bị thổi, các hạt bụi di chuyển, tạo ma sát có thể làm xước thấu kính hoặc chui tít vào bên trong qua các khe hở mà đôi khi người dùng không để ý. Nếu xảy ra tình huống thứ hai thì việc vệ sinh ống kính còn phức tạp hơn gấp nhiều lần. Về lâu dài, các axít có trong hơi thở con người cũng gây ảnh hưởng xấu đến bề mặt thấu kính.
Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng nên vệ sinh thấu kính bằng loại khăn vải và dung dịch chuyên dụng thường gọi là Lens Cleaning Solution. Loại vải này sẽ hút các hạt bụi vào bên trong khi tiếp xúc để tránh các ma sát gây hại còn dung dịch chuyên dụng sẽ tạo môi trường tốt nhất để dễ bảo loại bỏ các vết bẩn. Hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp giải pháp này trên thị trường với giá chỉ từ vài chục nghìn. Chúng luôn có sẵn ở các cửa hàng buôn bán máy ảnh và phụ kiện.Bao giờ việc phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh. Cách tốt nhất để bảo vệ ống kính khỏi bụi bẩn là sử dụng các kính lọc (hay còn gọi là filter). Các kính lọc này không chỉ có khả năng tạo hiệu ứng mà còn bảo vệ rất tốt tác động của môi trường tới ống kính như bụi bẩn hay cả va đập. Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường xuyên lắp sẵn kính lọc UV để hạn chế tia cực tím và kiêm luôn chức năng bảo vệ. Một số hãng sản xuất kính lọc chất lượng cao và thông dụng tại Việt Nam là Hoya, Marumi, Kenko, B+W, có giá từ vài trăm nghìn đến hai, ba triệu đồng.
Filter có tác dụng bảo vệ ống kính rất tốt khỏi bụi bẩn và va đập
Ý kiến bạn đọc