VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Tổng hợp các dòng máy Sony Alpha

Đăng lúc: . Đã xem 50328 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Máy ảnh DSLR
Tổng hợp các dòng máy Sony Alpha

Tổng hợp các dòng máy Sony Alpha

vuanhiepanh.com Nhằm mục đích giúp các anh em mới tìm hiểu về dòng DSLR của Sony có cái nhìn tổng quát, nay mình tạo topic tổng hợp các dòng Sony alpha, gồm các dòng DSLR, DSLT, NEX, RX...
Lịch sử ra đời:

Năm 2006, Sony thâu tóm bộ phận hình ảnh của Konica-Minolta cùng hệ thống Dynax và sẵn sàng cạnh tranh với những ông lớn trong ngành công nghiệp máy ảnh. Mẫu Alpha đầu tiên, A100, xuất hiện năm 2006 dành cho người nghiệp dư. Một năm sau, A700 ra đời, được giới thiệu cho nhóm đam mê nhiếp ảnh. Năm 2008, Sony ra thêm A900 cảm biến Full Frame để hoàn thiện bộ sưu tập DSLR của mình. Tất cả chỉ trong vòng 3 năm.

Sony cộng tác với Carl Zeiss để tận dụng ưu thế quang học của hãng này. Ngoài ra, hãng cũng áp dụng mô-tơ lấy nét êm Super Sonic Wave Motor vào trong một số ống kính của mình.

Máy ảnh DSLR của Sony sử dụng ngàm của hệ thống Dynax (A mount) thuộc Konica Minolta, vì vậy tương thích ngược với các ống kính cũ. Dòng Sony Alpha sử dụng cơ chế chống rung trong thân máy tựa như của Olympus, Pentax



Các dòng DSLR/SLT Sony Alpha: 
- Dòng 3 số: Axxx- DSLR truyền thống
- Dòng 2 số: Axx - DSLT, công nghệ gương mờ
- Dòng NEX: không gương
- Dòng RX: compact nhỏ gọn, tích hợp lens không tháo rời, cảm biến lớn hơn máy PnS du lịch thông thường.

Xếp theo thứ tự cấp thấp đến cao, cấp càng cao thì số càng cao


A100


Tại triển lãm điện tử máy tính CWE 2006, Sony chính thức trình làng máy ảnh số ống kính rời đời đầu, Alpha 100, được nhiều người trông đợi. Tương thích với ống kính của Konica Minolta, Alpha có cảm biến ảnh 10 chấm, hệ thống chống rung, và pin cho phép chụp 750 bức.
Cảm biến ảnh 10 chấm, kiểu dáng nhỏ gọn. Ảnh: Popphoto

Là sản phẩm đầu tay của Sony dành cho dân nhiếp ảnh nghiệp dư và gia đình trung lưu, nhưng Alpha 100 mang những công nghệ mà nhiều máy ảnh hi-end phải ghen tỵ. Đó là ngoại hình gọn nhẹ, chip xử lý ảnh Bionz đời mới, cảm biến ảnh CCD tới 10 triệu điểm ảnh.

Chức năng chống rung Super SteadyShot bên trong, thừa hưởng của Konica Minolta, giúp cho hình ảnh khỏi bị mờ khi người dùng mắc lỗi run tay hoặc không có chỗ đứng thật vững vàng. Vì được thừa kế, máy ảnh này tương thích với nhiều loại ống kính sẵn có trên thị trường.


Một chức năng độc đáo ở Alpha 100 là có hai phương pháp chống bụi vào cảm biến, một bằng lớp phủ vật liệu trên bộ lọc giảm thiểu sự nhiễu tĩnh điện; một là nhờ cơ chế chống rung Super SteadyShot sẽ tự động kích hoạt để rũ bụi khi camera tắt.

Pin của máy cho phép chụp tới 750 bức hình mới phải nạp lại. Vận hành nhờ chip DDR-SDRAM tốc độ cao, máy có thể chụp liên tục ở tốc độ 3 hình/giây đảm bảo bạn có thể kịp thời ghi lại những khoảnh khắc bất thần. Theo Sony, thời gian trễ mở ống kính không đáng kể, cũng như khoảng thời gian chờ giữa hai bức hình nên máy có thể chụp hình gần như ngay lập tức không bị gián đoạn.

Hãng đến từ xứ sở phù tang còn cung cấp 21 loại ống kính khác nhau cho phép lắp lẫn, bao gồm các ống kính Carl Zeiss và 2 ống kính Tele chuyển đổi. Với chất lượng quang học tốt trên các phương diện độ thấu quang, khả năng tái tạo màu sắc, hiệu ứng, nên hứa hẹn cho các bức ảnh chất lượng cao.

Alpha có thể lấy nét nhanh chóng chủ thể. Cảm biến ảnh lấy nét trung tầm tại 9 vùng và 8 đường thẳng giao nhau trong máy sẽ cho phép lấy nét trong một khu vực rộng và tốc độ chụp nhanh khiến máy tiếp cận với các vật thể chuyển động nhanh.



Màn hình LCD 2,5” công nghệ ClearPhoto Plus cho hình ảnh sắc nét, rực rỡ nhờ 230.000 màu. Bề mặt phủ lớp chống loá (AR) làm cho hình ảnh vẫn rõ ràng dưới ánh nắng trực tiếp.

Máy còn có tới 6 chế độ chụp cảnh mặc định sẵn, gồm Chân dung, Phong cảnh, Cận cảnh, Mặt trời lặn, Chân dung vào ban đêm và Cảnh đêm. Những chức năng này đều được bố trí trên nút xoay chế độ. Máy được thiết kế tiện dụng, điều khiển dễ dàng từ cân bằng trắng, phơi sáng… kể cả với người chưa quen sử dụng.


=========

A200


Trong khuôn khổ hội chợ hàng điện tử tiêu dùng CES 2008 diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), Sony đã giới thiệu mẫu máy ảnh số ống kính rời tầm thấp mới nhất của mình mang tên Alpha A200, được trang bị cảm biến 10 chấm và có tốc độ chụp liên tiếp 3 hình/giây.

Sony Alpha A200 được thừa hưởng những tính năng tiên tiến của mẫu máy đời cao A700 mới ra mắt năm ngoái, nhắm tới đối tượng người dùng là những tay máy mới vào nghề. Alpha A200 được Sony kỳ vọng sẽ là sự thay thế xứng đáng cho A100, model đánh dấu những bước chân đầu tiên của hãng điện tử Nhật Bản trên thị trường máy ảnh số ống kính rời.



Ngoài cảm biến CCD APS có độ phân giải 10,2 Megapixel, Sony Alpha A200 còn được trang bị hệ thống ổn định ảnh dựa trên cơ chế di chuyển cảm biến Super SteadyShot, công nghệ tăng cường giải động DRO của Sony và màn hình LCD 2,7" có khả năng hiển thị 230.000 điểm ảnh. Bên cạnh đó, Alpha A200 cũng sở hữu đèn flash hoạt động theo cơ chế tự động bật. Ngoài ra, trên màn hình của chiếc DSLR này luôn hiển thị một cột báo tình trạng pin, giúp người dùng luôn biết được pin còn hay sắp hết.

So với A100, A200 có thân hình gọn hơn, màn hình lớn hơn một chút xíu, độ nhạy sáng cao hơn và tốc độ lấy nét tự động nhanh hơn gấp 1,7 lần. Ngoài ra, các phím bấm và menu điều khiển của A200 cũng được đánh giá là dễ sử dụng hơn. Việc cải thiện khả năng kiểm soát nhiễu cũng giúp cho những bức ảnh chụp bởi Sony Alpha A200 được dự báo là có chất lượng tốt hơn. Âm thanh của màn trập phát ra khi chụp bởi chiếc máy này cũng nhỏ hơn so với đời trước.


Sony Alpha A200 được trang bị khe cắm thẻ nhớ CompactFlash Type I/II. Máy hỗ trợ hai định dạng ảnh JPEG và RAW, có khả năng tương thích với tất cả các loại ống kính của Minolta Maxxum và dòng ống kính alpha của Sony, trong đó bao gồm cả ống kính Carl Zeiss.

===============

A230


Sony Alpha A230 là dòng máy dành cho người mới chơi của hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản. Với sứ mệnh ra đời thay thế "tiền nhiệm" A200 đồng thời cạnh tranh với đối thủ trực tiếp là Nikon D3000 và Canon EOS 1000D, A230 sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến vốn có ở các dòng máy tầm trung và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ chưa nhanh và sự bất tiện trong thiết kế tay cầm của Sony đã khiến sản phẩm này mất điểm trong mắt người tiêu dùng.


A230 có hình dáng tương đối giống "đàn anh" A330, với kích thước ba chiều 128 x 97 x 67,5 mm và trọng lượng 452 gram chưa kể pin và thẻ nhớ. Đây là một trong những máy ảnh cảm biến APS-C nhẹ nhất thị trường. Số lượng các phím bấm bên ngoài đã được giảm đến tối đa. Bạn sẽ tìm thấy các nút điều chỉnh Drive Mode, ISO hay hiển thị màn hình trực tiếp mà không phải thông qua các phím gián tiếp. Người dùng cũng sẽ gặp khó khăn khi muốn thay đổi điểm lấy nét vì máy chỉ cho phép làm việc này trong menu hệ thống. Khi đó, bấm giữ phím lấy nét rồi tái bố cục khung hình có lẽ là phương án nhanh và đơn giản hơn. Nút xoay chỉnh phơi sáng nằm dưới phím chụp được thiết kế hơi nhỏ và cứng, sẽ khá bất tiện khi phải chuyển cả tư thế tay cầm máy thì các ngón mới với tới được.


Kính ngắm quang của máy tương tự "người tiền nhiệm" A200 với hệ số phóng đại 0,83x và độ phủ 95% (ở phiên bản A330 là 0.74x và 95%). Hệ thống lấy nét 9 điểm hơi khó nhìn do viewfinder nhỏ, dù sao, đây cũng là nhược điểm chung của các DSLR bình dân giá rẻ. Màn hình 2,7 inch của máy rất sáng và nét với phân giải 230.400 điểm ảnh. Bạn có thể chỉnh tay độ tương phản với 5 mức khác nhau hoặc để máy chỉnh tự động cho phù hợp với điều kiện ánh sáng môi trường. Sony đã khá cẩn thận khi trang bị cho A230 một cảm biến định hướng giúp xoay màn hình trong trường hợp máy được đặt theo chiều dọc và hai cảm biến ánh sáng đặt ngay dưới kính ngắm giúp tự động tắt LCD khi mắt ghé lại gần viewfinder.

A230 có một chế độ đặc biệt nhằm giúp những người mới chơi biết cách điều khiển độ mở và tốc độ màn chập. Màn hình sẽ chỉ hiển thị một vài hướng dẫn quan trọng nhất với hệ thống biểu tượng trực quan, vui mắt. Tính năng này được các chuyên gia đánh giá khá cao. Người dùng thậm chí có thể chụp thủ công hoàn toàn mà hầu như không gặp bất cứ khó khăn nào do sự phức tạp của các thông số như những phiên bản trước đó.

Cảm quang CCD của A230 có kích cỡ 23,6 x 15,8 mm và độ phân giải 10,2 Megapixel. Kết hợp với vi xử lý BIONZ, máy cho tốc độ nhanh nhưng chưa thật sự ấn tượng. Sản phẩm mất khoảng 0,4 giây để khởi động và chỉ mất chưa đầy 0,3 giây tiếp theo để lấy nét rồi chụp trong điều kiện ánh sáng tốt. Thời gian chờ giữa 2 ảnh cũng khá ngắn, khoảng 0,7 giây nếu sử dụng file RAW và 0,5 giây nếu lưu file dưới dạng JPEG. Tuy nhiên, máy mất tới 1,5 giây để hồi nếu sử dụng đèn flash, lâu hơn nhiều so với các đối thủ cùng tầm. Tốc độ chụp liên tiếp là 2,4 hình/giây, hơi thấp hơn so với Nikon D3000 và Canon 1000D (3 hình mỗi giây) dù 2 đối thủ này đã ra mắt được một thời gian.

Chất lượng ảnh cho bởi A230 được đánh giá tốt so với tầm giá. Công nghệ tối ưu hóa dải tương phản (Dynamic Range Optimizer) có thể đem lại những thước chụp ấn tượng với khả năng điều tiết các vùng thừa-thiếu sáng tương đối ổn. Màu sắc và các chi tiết được tái hiện rất chuẩn tại các cài đặt ISO thấp. Khi lên tới ISO 400, độ nét đã bắt đầu giảm nhưng chưa nhận ra rõ. Nhiễu và biến dạng màu xuất hiện tại ISO 800 nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Bạn hầu như không muốn nâng độ nhạy cảm biến lên ISO 1600 hay cao hơn vì khi đó, ảnh đã tương đối nhiễu và mờ. Nói chung, bạn cũng không thể đòi hỏi cao hơn ở dòng máy cơ bản với mức giá khá rẻ này.

===================

A290


Hệ thống chống rung SteadyShot INSIDE giúp cho khung ảnh sắc nét.

Dành cho người sử dụng máy DSLR lần đầu, A290 giúp người dùng dễ dàng chụp được những bức hình ưng ý mà không phải quá chú tâm đến vấn đề kỹ thuật.

Máy ảnh mới Alpha A290 thiết kế gọn nhẹ. Cảm biến độ phân giải 14,2 megapixel của Alpha A290 là loại APS-C với tăng khả bắt sáng. Tính năng này kết hợp với bộ xử lý hình ảnh tốc độ cao BIONZ cho ra những hình ảnh với độ nhiễu thấp.
Alpha A290 tích hợp bộ cảm biến CCD loại APS-C kích thước lớn hơn khoảng 15 lần so với bề mặt của bộ cảm biến 1/2.5 inch thường được sử dụng trong các máy ảnh compact, giúp tăng khả bắt sáng.

ISO trên Alpha A290 có thể thay đổi từ ISO 100 đến ISO 3200, cho phép chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Thêm vào đó là hệ thống chống rung SteadyShot INSIDE được mặc định hoạt động với tất cả các loại ống kính.



A290 tích hợp cổng mini HDMI, cho phép truyền tải dữ liệu nhanh ở độ phân giải Full HD lên tivi. Hỗ trợ 2 khe thẻ nhớ định dạng SD/SDHC và Memory Stick PRO Duo/Memory Stick PRO-HG Duo.




==============

A300-A350

Nhân Hội chợ nhiếp ảnh PMA 2008 diễn ra tại Las Vegas (Mỹ), Sony tiếp tục giới thiệu thêm hai model máy ảnh số ống kính rời mới thuộc dòng Alpha mang tên A300 và A350, với độ phân giải lần lượt là 10,2 và 14,2 Megapixel.


Cảm biến của A300 có độ phân giải 10,2 Megapixel, còn của A350 là 14,2 Megapixel. 


Cả hai chiếc DSLR mới của Sony đều được trang bị màn hình LCD 2,7 inch, độ phân giải 230.000 điểm ảnh, có khả năng lật, xoay linh hoạt và đặc biệt là hỗ trợ công nghệ ngắm ảnh sống Quick AF Live View. Công nghệ này cho phép chức năng tự động lấy nét tại 9 điểm vẫn hoạt động bình thường, không bị gián đoạn như ở nhiều mẫu máy khác.


Alpha A300 và A350 cũng được Sony trang bị cho bộ xử lý ảnh Bionz tiên tiến, công nghệ ổn định ảnh Super SteadyShot, hệ thống làm sạch cảm biến và một kính ngắm quang có độ phóng đại 0,75x và có khả năng bao quát được 95% khung hình. A300 và A350 tương thích với các ống kính của Sony và Minolta.

Độ nhạy sáng tối đa của Sony Alpha A300 và A350 là ISO 3.200, tốc độ trập dao động trong khoảng từ 1/4.000 đến 30 giây. Ngoài ra, hai mẫu máy mới còn được trang bị tính năng tối ưu hóa dải màu động (DRO), giúp tăng cường các chi tiết bóng và các chi tiết nổi bật trong những bức ảnh chụp ở độ tương phản cao. Tốc độ chụp liên tiếp của A300 là 3 khung hình/giây, còn của A350 là 2,5 khung hình/giây. Cả hai đều sử dụng thẻ CompactFlash để lưu trữ.

============

A380


.

Chiếc A380 với cảm biến 14,2 Megapixel có điểm nhấn là màn hình LCD xoay lật 2,7 inch và khả năng tự chỉnh độ sáng tùy theo môi trường. Nếu người dùng không cần tới độ phân giải cao thì có thể lưu ý chiếc A330 với 10,2 Megapixel.

A380 có thiết kế tương tự "người tiền nhiệm" A350 với một chút cải tiến về thiết kế, nhưng mức giá hợp lý hơn.

Nằm trong phân khúc máy ảnh entry-level dành cho người mới chơi, A380 là đối thủ của Canon EOS 500D và Nikon D5000. Đặc biệt, giống như những dòng DSLR trước đó của Sony, Alpha A380 có thể tương thích tốt với các ống kính mà Minolta sản xuất.


Phần quan trọng nhất của A380 là cảm biến hình ảnh 14,2 Megapixel kích cỡ APS-C 23,5 x 15,7 mm giống như của A350. Dải ISO của máy nằm trong khoảng 100 đến 3.200. Độ phân giải tầm đó là quá đủ cho nhu cầu của đa số người dùng, thậm chí cả với những nhiếp nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cảm biến này vẫn thuộc loại CCD, phần nào cho tốc độ xử lý thấp và tiêu tốn nhiều điện hơn so với các đối thủ cùng tầm dùng chip CMOS. Bù lại, Sony đã tích
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 32 trong 8 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close