Hình minh họa tiêu cự và khoảng nét từ mắt người qua ống kính đến vật
Muốn lấy nét ta xoay ống kính ra xa hoặc xích lại gần mặt phim, phụ thuộc vào khoảng cách của đối tượng. Việc lấy nét được thực hiện bằng nhiều phương pháp cơ khí:
1, Ống kính được lắp vào một giá đỡ có rãnh xoắn trôn ốc làm thành một phần của ống kính. Khi xoay vòng, thì toàn bộ ống kính di chuyển về phía trước hoặc lùi lại phía sau.
2, Ống kính được lắp trên một “đường ray” có răng cưa ở đầu hộp xếp. Loại này không chỉ dùng cho máy chụp phim cỡ lớn mà còn dùng cho máy chụp phim cỡ nhỏ hoặc vừa. Đặc biệt dùng chụp ảnh macro (chụp ở khoảng cách cực gần).
Khi xoay ống kính cho đến lúc hình ảnh vật chụp nét, ta sẽ biết khoảng cách đến vật chụp, nhờ các số ghi khoảng cách (tính bằng mét) được đặt trên vòng xoay (đối với máy ảnh một ống kính) và được được đặt trên nút lớn dùng điều khiển sự di chuyển của toàn bộ ống kính (đối với máy ảnh hai ống kính).Cách ngắm phản quang: Cách ngăm phản quang đối với máy ảnh một hoặc hai ống kính, đều cho phép ta quan sát trực tiếp hình ảnh do ống kính tạo ra. Độ nét của đối tượng được lấy nét qua các bộ phận sau;
Hoặc dùng kính lúp khi ta ngắm hình trên kính mờ. Hoặc dùng bộ lăng kính ngắm nét, lắp lên phần trên của máy ảnh.
Đối với máy ảnh 24x36mm, hình rất nhỏ, nên không thể ngắm nét trên kính mờ, mà người ta dùng một hệ thống ngắm nét đo xa (dùng kính đo xa có lăng kính đan chéo nhau), gọi là máy đo tương điểm (stigmomètre). Với bộ phận này, khi hình ảnh chưa nét thì các đường thẳng đứng của đối tượng sẽ thành hai đường thẳng chệch nhau, hình càng mờ độ lệch càng lớn. Khi hình ảnh đã nét các đường thẳng đứng của đối tượng sẽ thẳng hàng.
Bộ ngắm nét còn có những vi lăng kính ở tâm một hình tròn: ta chỉ thấy rõ hình ảnh đối tượng khi nó được nét. Bộ ngắm nét có thể còn chứa tế bào quang trở (Cds) của máy đo sáng gắn liền trong máy ảnh và những số liệu cần thiết khác cũng được đưa vào khung ngắm như: các thang tốc độ cửa chập, độ mở chế quang, kim chỉ (hoặc kí hiệu)của máy đo sáng và số đo…
Hình ảnh qua lăng kính và tiêu cự
Máy đo khoảng cách liên kết
Một số máy ảnh không phản quang thường gắn một máy đo khoảng cách liên kết với sự chuyển dịch của ống kính. Qua khung ngắm quang học nếu ta xoay ống kính và thấy hai hình của đối tượng chồng khít lên nhau, chính lúc đó hình ảnh của vật chụp đã nét.Bộ phận chuyển phim
Là bộ phận chuyển một miếng phim chưa chụp đến thay cho miếng phim đã chụp rồi.Bộ phận chuyển phim của máy ảng chụp phim 24x36mm gồm:
1- Cần lên phim
2- Trục lắp phim chưa chụp
3- Cửa chập tiêu diện rèm kim loại đen (hoặc vải đen)
4- Trục có răng để chuyển tải phim khi lên phim
5- Nút nhả trục có răng để cuốn phim lại khi đã chụp xong cuộn phim
6- Trục nhận phim đã chụp
Hiện này phim dùng thông dụng nhất là phim 35mm và 120.Việc chuyển phim bằng cách quay núm hoặc gạt cần gạt làm cho băng phim di chuyển lên một đoạn nhất định. Khi lên phim đồng thời lên lò xo điều khiển cửa chập và đẩy dảy số tính kiểu phim chụp di chuyển lên một nấc.
Đối với máy ảnh có hộp lắp phim thay đổi, có một bộ phận liên kết vừa lên phim vừa lên cửa chập.
Di chuyển điểm nét với từng tiêu cự ống kính
Ở những máy ảnh chụp phim 35mm, khi chụp hết phim, ta ấn nút nhả trục, làm nhả răng của trục, rồi quay phim trở về chui hết vào trong vỏ phim.
Các loại phim 126, hoặc phim cuộn 120, 220 thì không cần cuộn lại, vì khi chụp xong, phim đã được bảo vệ bằng loại vỏ 126, hoặc bằng giấy một mặt đen.
Đối với loại máy ảnh hiện đại, bộ phận lên phim tự động nhờ một động cơ cơ học hoặc bằng lò xo hoặc bằng động cơ điện dùng pin. Sau một cú bấm máy chụp, bộ phận này tự động lên phim tiếp.
Máy đo sáng liền trong máy ảnh
Giúp người chụp xác định nhanh và chính xác phải dùng tốc độ cửa chập và độ mở ống kính bao nhiêu, trong một điều kiện ánh sáng nhất định. Máy đo sáng dùng một tế bào quang trở (Cds).Vị trí của tế bào quang trở Cds trong máy ảnh phản quang một ống kính:
Hình trên: Đặt trước cửa chập tiêu diện, sau gương phản quang.
Hình dưới: Đặt cạnh lăng kính ngắm.
Đối với các loại máy ảnh không dùng hệ thống phản quang, thì tế bào quang điện của máy đo sáng có thể được đặt ở mặt trước hộp máy ảnh, cạnh ống kính, vì tế bào quang điện này nhạy cảm với ánh sáng phản chiếu từ đối tượng. Ngày nay phần lớn các máy ảnh phản quang một ống kính, các tế bào nhạy sáng của máy đo sáng được đặt đàng sau ống kính, thường ở trong hộp ngắm nét, ngay trong lăng kính điều chỉnh lại hình thuận chiều. Tế bào bố trí cách này là tế bào quang trở Cadmium sulfur (Cds). Nguồn điện năng cung cấp cho tế bào này là một chiếc pin nhỏ đặt trong máy ảnh.
Tế bào nhạy sáng của máy đo sáng cũng có thể được đặt trước mặt phim , trên một giá đỡ được cụp vào trước khi cửa chập hoạt động, hoặc có thể đặt sau gương phản chiếu.
Ý kiến bạn đọc