VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR

Đăng lúc: . Đã xem 53333 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Bảo quản thiết bị nhiếp ảnh
Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR

Bảo quản khi sử dụng máy ảnh DSLR

vuanhiepanh.com Một khi bạn đã bớt ăn bớt tiêu, dành dụm và bỏ ra một số tiền không nhỏ, để sắm cho mình một DSLR rồi thì không nên nôn nóng cố gắng để trở thành tay bấm máy chuyên nghiệp, với những bức ảnh mà ai xem cũng phải xuýt xoa, mà trước hết cần đọc và cần biết về bảo quản, vận hành, vệ sinh máy...Sau đây là bài viết được tổng hợp từ kinh nghiệm của bản thân và những người đã từng sử dụng máy truyền lại. Có những điều tưởng chừng là đơn giản nhưng phải trút hầu bao nhiều đấy.

1. Nếu mới sắm sửa một dSLR:

thì trước khi đưa ra đi ứng dụng nên tìm hiểu kỹ những thông số, ý nghĩa của những thông số, thuật ngữ về máy ảnh, đọc kỹ hướng dẫn và những khuyến cáo của nhà sản xuất.
 

2. Vấn đề vệ sinh:

Khi lau chùi sensor (cảm biến), lens (thấu kính-ống kính=ok) phải cẩn thận và bình tĩnh, không nên nóng giận. Không nên thấy máy có tí bụi mà vội vàng lau chùi bằng những vật dụng không đúng chức năng dùng để lau chùi (tối kỵ việc lau chùi bằng tăm bông ngoáy tai). Luôn nhẹ nhàng trong mọi tình huống lau chùi. Bây giờ một số máy đã có chức năng tự động làm sạch bụi cho sensor (nhưng không có nghĩa là không bảo vệ máy trước bụi). Khi muốn làm sạch tự động bằng máy phải chú ý là pin phải đầy vì quá trình làm sạch senser rất tiêu tốn năng lượng. 
Vệ sinh máy ảnh không khó và đây là công việc nên làm thường xuyên. Một trong những bộ phận hay bị bám bụi là ống kính, trước khi lau ống kính, giữ máy ảnh quay xuống dưới, nhẹ nhàng thổi sạch bụi và các chất bẩn bằng dụng cụ thổi hơi bằng tay. Kế tiếp lau sạch ống kính bằng vải mềm và khô hoặc giấy chuyên dùng để lau ống kính. 
Nếu cần có thể lau sạch ống kính với vài giọt nước lau kính, nhỏ vài giọt nước lau kính lên giấy lau kính chứ không nhỏ trực tiếp lên ống kính. 
Nên sắm cho lens một filter (kính lọc), vừa bảo vệ lens không trầy sước, vừa chống bụi tuyệt hảo. Filter có tí bụi nào thì hà hơi thổi ngạt lau chùi ngay.
 

3. Vấn đề thời tiết:

Tránh ánh sáng mạnh. Cấm chiếu thẳng vào mặt trời (trừ lúc bình minh, hoàng hôn), bóng đèn cao áp, đèn laser ở sân khấu để chụp. Khi chụp ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt như khí trời ẩm ướt, gió bụi nhiều không nên tháo thay ống kính. 
-Thời tiết nóng, lạnh hay mưa đều có thể ảnh hưởng đến việc chụp bằng máy ảnh số. Trong trường hợp này cần phải có những thiết bị để bảo vệ máy ảnh trong những điều kiện thời tiết khác nhau. 
-Giữ các bộ phận trong túi đựng chuyên dùng, bao đựng chống nước sẽ giúp bảo vệ tốt máy ảnh. Trong túi lọc nên có các túi hút ẩm. 
Nếu thời tiết quá lạnh hãy tìm cách giữ ấm cho máy ảnh, nếu quá nóng thì không nên để máy ảnh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. 
-Không nên chụp hình liên tục thời gian dài bằng máy số và phơi máy dưới ánh nắng trong ngày hè nóng ngoài trời!
-Khi chụp đêm khuya trời thường có sương nên không khí ẩm ướt do đó không nên tháo len ra khỏi body. Ngoài ra cần mang theo 1 bị nylon phòng khi mưa bất tử hay gió đưa cát bụi bay vào.
Thay lens trên giường trong phòng ngủ là 1 điều không khuyến khích, vì bụi khá nhiều, từ mùng mền chiếu gối.
Chú ý: Khi mang máy từ phòng lạnh ra ngoài trời , máy dễ bị ẩm. Bởi nhiệt độ trong phòng điều hòa (phòng lạnh) thường thấp hơn nhiều so với ngoài trời, khi máy bị thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm ngưng tụ nước trên bề mặt kính, bên trong, bên ngoài máy. Vì thế nên để nhiệt độ thay đổi từ từ máy sẽ không sao. Ở Việt Nam mình khí hậu nóng ẩm, vào mùa này có nhiều bác đi du lịch ở các vùng biển, khi ở trong khách sạn có máy lạnh, vì thế khi mang máy ảnh đựng trong túi đựng ra ngoài trời thì không nên tháo vội máy ra khỏi túi mà cứ để túi nóng dần lên làm nhiệt độ bên trong tăng dần là được. Kinh nghiệm này là em đúc rút từ hôm đi Bãi Lữ resort.
 

4- Khi tháo lắp:

Khi thay lens, tháo & lắp thẻ nhớ,pin nhớ phải tắt máy trước.
-Khi gắn lenses, filters thì nên chỉnh sang chế độ Manual Focus (chế độ lấy nét bằng tay-MF) trước rồi hãy gắn lens vào.
- Để lens gá vào body, nhẹ tay xoay xoay cho tới khi nào khớp thì thôi, chứ đừng để vào rồi trợn mắt nghiến răng mà xoay là chết chắc. Trên thân của lenses có 1 cái chấm màu đỏ hoặc ở canon là màu trắng vàtrên body cũng có 1 cái chấm màu đỏ, để cho 2 chấm đó vào nhau rồi xoay là được.
Ngược lại khi tháo lens ra khỏi body thì lập tức dùng nắp đậy để đậy senser.
Khi lắp vào tháo máy vào tripod cũng phải đúng loại, phải thao tác nhẹ nhàng tránh làm trờn ren, hoặc để máy lỏng lẻo không đạt được những bức ảnh như ý lại còn có nguy cơ rơi máy.
-Khi tháo lắp thẻ nhớ cần chú ý chiều của thẻ, ở mặt trong của nắp thẻ thẻ có hình ghi rõ chiều khuyết của thẻ vì vậy chỉ cần đặt thẻ đúng như chiều đã hướng dẫn để lắp vào. Với những thẻ đi mượn cần kiểm tra trước xem dung lượng trong thẻ, bởi vì khi lắp vào máy sẽ không xóa được những dữ liệu không thuộc dạng file ảnh vì trên đó không có hệ điều hành, phải diệt virus trước, và nếu có ảnh cũ đã lưu được chụp từ máy khác dòng thì nên copy ra vì khả năng bị mất ảnh khi lắp thẻ sang máy dòng khác.
- Không nên gắn các đèn flash của máy đời củ lên các máy đời mới, hoặc máy không cùng dòng. Cần tìm hiểu kỷ loại flash cũ đó có dùng cho máy được không.
 

5. Những vấn đề khi kết nối với PC, TV

a-Không nên cắm máy trực tiếp vào TV hoặc PC để xem hình hoặc lưu ảnh vào ổ cứng (mặc dù là có cable) mà nên dùng qua thẻ, vì:
5a.1. Desktop: Bộ nguồn không an toàn
- Dùng tụ và điện trở để cản điện 220v - chắc gì những linh kiện trên không bị thủng bất ngờ.
- Nếu ngắt điện đột ngột, tụ sẽ phóng trả 1 điện thế bằng với lúc nó nạp = 220v.
- Nguồn 220V có chắc luôn ổn định?
5a.2. Laptop: Tương đối an toàn hơn, cố gắng ngắt nguồn 220V (không charge) khi direct connect.
b. Thẻ nhớ luôn rẻ hơn main board (bo mạch chính) của máy. Việc mua và thay thẻ nhớ dễ dàng hơn rất nhiều và vấn đề kinh tế nữa.
c. Những PC không được nối đất thì hầu hết bị nhiễm điện, nguồn điện này có thể gây hư hỏng tới vi mạch của máy vì vậy tốt nhất là dùng đầu đọc thẻ cho an toàn.
 

6- Mang vác vận chuyển:

Không mang vác vận chuyển máy khi đang gắn trên tripod (chân máy) vì tripod có thể không đủ ổn định để giữ máy gây ra các hiện tượng rơi, va đập không đáng có.
-Khi đi xa bằng các phương tiện giao thông như ô tô, tàu hỏa thì không được để máy trong cốp xe, thùng xe tránh những va đập và chấn động ảnh hưởng tới máy.
-Không đựng máy trong cốp xe máy vì cốp xe máy có thể bị nóng gây hư hỏng senser.
- Không nên vừa đeo máy trên cổ, trên bụng vừa uống nước đề phòng nước rỏ xuống máy. Khi vừa vận động mạnh có nhiều mồ hôi cũng không nên cầm máy, máy dễ bị mồ hơi rớt vào. Khi phải mang vác máy trong những cuộc leo trèo, nên nới ngắn dây túi đeo máy để máy ôm sát vào người mình, tránh những va đập không đáng có.
- Để xa tầm tay của trẻ em, tránh những quăng quật dẫn đến thương tật cho máy.
 

7. Cấm để máy trong tủ quá lâu

- Các mạch điện tử có hoạt động mới ít bị hư hỏng, pin có xài có nạp...
- Hao mòn vô hình (không dùng cũng rớt giá) lãng phí vốn đầu tư.
- Hình giảm chất lượng (do tay nghề, mắt nghề, sản phẩm sụt giảm )
-Nếu không dùng máy trong khoảng thời gian (3,4 ngày hoặc lâu hơn ) thì nên tháo pin ra khỏi máy để tránh bị chạm điện hay pin hư chảy nước là hư máy.
-Khi đã sử dụng máy một thời gian, nên kiểm tra thời lượng dùng pin của máy, máy móc ẩm mốc có thể là nguyên nhân dẫn đến hao tốn pin nhanh chóng thay vì việc đổ lỗi cho pin hỏng và đi thay thế pin mới, nên kiểm tra lại máy và pin một cách cẩn thận.
- Không cất máy trong những nơi ẩm thấp, có các loại hóa chất, nơi có nhiệt độ cao…tất cả những nơi trên đều nhanh chóng làm hư hỏng máy.
 

8. Khi sạc đầy pin xong: không nên lắp pin đó vào máy ngay vì có thể gây hỏng bộ cấp nguồn của Dcam.

Giải thích: Pin Lithium vừa sạc xong có thể phóng một dòng lớn hơn chuẩn, nếu lắp ngay vào thiết bị có thể làm hỏng vi mạch trong máy. Bản chất là pin không tạo ra dòng điện lớn hơn mà điện áp trên pin lúc sạc xong khá cao, chẳng hạn pin 6,4V có thể lên 8,0-8,8V. Với điện áp này thì thiết bị có thể bị hỏng.
Pin mới sạc xong cũng nóng lắm bỏ liền vào body thì chính cái nhiệt này có thể làm hỏng các bộ phận li ti của body.
Giải pháp: để pin nghỉ khoảng 5' - 10" sau khi nạp rồi mới lắp vào máy.
-Không được sử dụng pin không đúng chủng loại, pin chế cho máy.
Khuyến cáo của nhà sản xuất: Một số các chức năng có thể bị ảnh hưởng nếu nguồn pin trên máy bị yếu. Pin khi đã bị hư hỏng và không dùng phải nhớ bỏ vào thùng rác, để xa tầm tay trẻ em.
 

9. Ánh sáng flash của dSLR rất mạnh:

khi chụp ảnh cho trẻ em phải chú ý tắt flash hoặc không được chiếu thẳng vào mắt trẻ nhỏ, khoảng cách tổi thiểu đối với trẻ em phải từ 1.5m trở lên và với người lớn là 1m trở lên, khi chụp chân dung thì có thể chụp chéo, nghiêng để tránh trường hợp ánh sáng flash trực diện với mắt. Nếu muốn chụp cận cảnh hơn thì nên sử dụng tính năng zoom thay vì đặt ống kính gần so với người chụp. Các ông bố bà mẹ trẻ nên chú ý điều này nếu không muốn làm hại đôi mắt của những em bé.

-Khuyến cáo của nhà sản xuất: 
+ Không chớp flash vào người đang điều khiển phương tiện giao thông vì có thể gây tai nạn. 
+ Không sử dụng flash trong khu vực có các chất dễ cháy nổ/
+ Không được sử dụng máy ở gần bếp ga.

10. Hiểu các thông báo lỗi.

Thường thì khi máy không hoạt động được bình thường bởi các sự cố thì nó sẽ hiện thông báo trên màn hình LCD bởi có số của lỗi.
Error message and Solution: Lỗi của máy báo trên LCD và biện pháp khắc phục:
No01: Communications between the camera and lens is faulty. Clean the lens contacts
( Lỗi này nói đến lens và máy không đồng bộ, cần kiểm tra lại lens xem có bị hư hỏng không, có điều gì cần chú ý không, cần tháo ra và lau chùi lại, nhưng nếu cảm thấy không ổn không được cố tình bật máy để sử dụng)
No02: Card cannot be accessed. Reinsert/change card or format card with camera
(Lỗi này nói đến thẻ nhớ của bạn có vấn đề, bạn nên tháo ra lắp lại và khởi động lại để kiểm tra 1 lần nữa, hoặc bạn lắp thẻ không đúng kích thước, hoặc thẻ bị lỗi, bị virus, thẻ chưa được định dạng, cần cắm thẻ vào PC và thực hiện các thao tác định dạng (format) lại thẻ nhớ. 
No04: Cannot save images because card is full. Replace card
(Máy ảnh không lưu được ảnh bởi bộ nhớ bị đầy, điều này thì tùy từng lúc mỗi người ứng biến thôi, xóa bớt những ảnh không cần thiết, định dạng lại size (kích cỡ) ảnh cho phù hợp tránh tình trạng thẻ nhớ dung lượng thấp phải lưu ảnh định dạng cao, làm hạn chế số lượng ảnh)
No05: The built-in flash could not be raised. Turn the camera off and on again…
Và một số các lỗi sau máy đều có 1 câu thông báo là “Turn the camera off and on again” thì chúng ta chỉ cần tắt máy và bật lại là được. Nếu vẫn có những lỗi tương tự như vậy thì cần xem lại xem đã thiết lập cái gì bất hợp lý.

11. Kinh nghiệm xương máu:

+ Không nên chĩa ống kính vào những người không thích bị chụp ảnh, cần thiết là phải chụp trộm thôi. Khi chụp trộm bị phát hiện phải bỏ chạy thật nhanh.
+ Nếu nhỡ tay chụp ảnh cho những người đẹp mà không như ý, vô tình tạo ra những bức ảnh xấu thì nên xóa ngay, không nên để vì sẽ mất uy tín và đôi khi bị những cô nương xinh đẹp xử lý cả bạn và đồ nghề 
+ Tiếng động của đèn flash hay tiếng động của máy có thể làm bạn bị lộ khi cố tình chụp những khoảnh khắc. (chụp trộm, chụp động vật) vì vậy cần tắt hết các loại tiếng động đó đi.
+Tối ngủ không được ôm máy ngủ, sẽ ảnh hưởng tới sensor, trầy xước LCD. Lỡ ngủ say còn đè bẹp máy, không thì cũng bị vợ đập cho tan nát vì... ko chịu ôm vợ mà ngủ. 
+ Không được tỏ ra yêu quý máy hơn vợ hoặc người yêu không thì có ngày máy bị ám hại lúc nào không hay, trừ khi luôn dùng máy để chụp ảnh đẹp cho vợ con và người yêu.
+ Không nên cho những người chưa từng dùng dSLR mượn, kể cả bố vợ, em vợ…bởi vì những người không chuyên về máy có thể làm hỏng máy trong tích tắc, ví dụ như để thời gian phơi sáng vài giây trước ánh sáng mặt trời là đi toi ngay sensor, hoặc điều xấu nhất là bạn bị lộ những ảnh không muốn cho người khác thấy.
Nếu có cho mượn thì phải in cái bài này ra cho người mượn đọc và phải hướng dẫn qua những bước cơ bản nhất khi làm quen với máy. 
+ Không chụp ảnh khi đã quá chén, lúc này thì người mình đứng không vững huống hồ là máy phải không các bác, nguy cơ là máy ảnh rơi, va đập, ảnh nhòe nhoẹt...
+Không nên vừa hút thuốc lá vừa chụp ảnh, vì nếu ngậm ở miệng 

Nguồn tin: giangcoi307
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 126 trong 32 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.9/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close