VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

DSLR cho người di chuyển nhiều

Đăng lúc: . Đã xem 14852 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Máy ảnh DSLR
DSLR cho người di chuyển nhiều

DSLR cho người di chuyển nhiều

vuanhiepanh.com Máy ảnh cao cấp có rất nhiều lợi thế, nhưng nếu như bạn còn những dự định đầu tư vào các phụ kiện khác như ống kính, đèn, chân máy... và lại là người thích sự gọn nhẹ, bạn nên cân nhắc quyết định mua máy của mình bằng việc lướt một vòng các phiên bản DSLR khác nhau của các hãng khác nhau

Máy ảnh cao cấp nhất đôi khi không phải là lựa chọn tối ưu cho những người thường xuyên di chuyển để chụp ảnh.

Canon EOS 1D ra mắt năm 2001. Ảnh:

Canon EOS 1D ra mắt năm 2001. Ảnh:

Có bao giờ bạn phải suy nghĩ đắn đo giữa một phiên bản DSLR với cảm biến APS-C chỉ 4,5 triệu điểm ảnh, ISO 200-1.600, thời gian khởi động 3 giây và giá tiền thì tới 6.500 USD với một phiên bản DSLR khác cũng cảm biến APS-C nhưng độ phân giải 18,7 triệu điểm, ISO 100-6.400 và thời gian khởi động gần như tức thời với giá chỉ 800 USD. Trường hợp đầu là phiên bản EOS-1D (ra mắt 2001) và trường hợp sau là EOS 600D (ra mắt tháng 3 năm nay). Khi phiên bản 1D ra đời, nó đã được tôn vinh là máy ảnh chuyên nghiệp nhất với đầy đủ mọi tính năng cần thiết cho dân chuyên nghiệp. Tuy nhiên ngày nay, khi phiên bản 600D ra mắt, nó cũng không hề kém cạnh nếu không nói là ở một số thông số thậm chí còn tốt hơn. Tất nhiên mới và tốt hơn không thể biến 600D thành một máy ảnh chuyên nghiệp được. Vấn đề cốt lõi ở đây là chúng ta sẽ định nghĩa một máy ảnh là chuyên nghiệp xét trên những góc độ nào.

Đâu sẽ là những tiêu chí cần thiết cho một máy ảnh chuyên nghiệp? Có thể là cơ chế lấy nét, thời lượng pin, độ bèn cửa trập, thiết kế, xử lý hình ảnh hay khả năng tối ưu ở điều kiện thiếu sáng? Tất cả lại phụ thuộc vào người chụp – họ chụp gì, chụp như thế nào, chụp ở đâu và ai sẽ là khách hàng.
Xét cho cùng, trong tất cả các tranh luận về việc điều gì khiến một máy ảnh trở nên chuyên nghiệp, hay nói đúng hơn phải là điều gì khiến một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ chọn máy ảnh để làm phương tiện kiếm sống cho mình, kết luận luôn là tính tức thời. Nhiếp ảnh là khoảnh khắc, vì thế bất kỳ một sự chậm trễ nào (tốc độ khởi động, đỗ trễ cửa trập...) cũng là điều khó có thể chấp nhận với các tay máy chuyên nghiệp, bởi lẽ họ luôn mong muốn máy phải luôn sẵn sàng ngay khi họ cần chúng. Các yếu tố liên quan khác, vì thế, chỉ là tùy theo phong cách cá nhân hay nhu cầu đơn lẻ của mỗi nhiếp ảnh gia mà thôi.

Rõ ràng máy ảnh cao cấp có rất nhiều lợi thế, nhưng nếu như bạn còn những dự định đầu tư vào các phụ kiện khác như ống kính, đèn, chân máy... và lại là người thích sự gọn nhẹ, bạn nên cân nhắc quyết định mua máy của mình bằng việc lướt một vòng các phiên bản DSLR khác nhau của các hãng khác nhau. Thực tế cho thấy bản thân các nhiếp ảnh gia cũng đang càng ngày càng có xu hướng tìm kiếm các phiên bản thấp cấp hơn một chút để tiện mang đi hơn là các bản chuyên nghiệp nặng nề và cồng kềnh.
Lợi thế lớn nhất của các dòng máy ảnh được coi là chuyên nghiệp là tốc độ, độ chắc chắn và khả năng chụp ISO cao. Nhưng không phải trong tất cả các trường hợp, độ chắc chắn và tốc độ lại là ưu tiên hàng đầu. Càng ngày các phiên bản DSLR thấp cấp hay trung cấp càng được trang bị cảm biến và bộ xử lý hình ảnh đủ hữu dụng cho những bức ảnh có chất lượng thỏa mãn nhu cầu chuyên nghiệp. Thêm vào đó, thân máy thấp cấp/trung cấp này vẫn tận dụng được tối đa hầu như tất cả các ống kính chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng như khi được lắp trên các thân máy cấp cao.
Dưới đây là những thông số quan trọng để so sánh trực tiếp lợi thế giữa thân máy cao cấp và thân máy thấp cấp theo tạp chí nhiếp ảnh DPP.
Chất lượng hình ảnh.

Nikon D7000 sử dụng cảm biến APS-C 16,2 triệu điểm ảnh của Sony. Ảnh:

Nikon D7000 sử dụng cảm biến APS-C 16,2 triệu điểm ảnh của Sony. Ảnh:Aputure.

Với sự cải tiến không ngừng của công nghệ, ngày nay máy ảnh bình dân và trung cấp cũng có thể cho ra những bức ảnh có chất lượng tốt, thậm chí một số phiên bản gần đây còn có chất lượng không hề kém gì so với máy chuyên nghiệp. Chẳng hạn, trong một kiểm nghiệm ảnh RAW gần đây của trang DxOMark, các máy ảnh sử dụng cảm biến APS-C 16,2 triệu điểm ảnh của Sony (bao gồm Nikon D7000, D5100, Pentax K5 và Sony A580) đạt tổng điểm từ 80 đến 82, gần đạt mức 88 của phiên bản cao cấp nhất là Nikon D3X (cảm biến 24,5 triệu điểm và có giá tới 8.000 USD). Mặc dù các máy ảnh chuyên nghiệp có một chút lợi thế về khả năng chụp ISO cao nhưng rõ ràng các phiên bản bình dân vừa đề cập cũng đã thể hiện mình không hề thua kém.
Tốc độ.
Các máy DSLR mới đều đã được cải thiện tốc độ khởi động gần như tức thời. Ví như phiên bản Nikon D7000 (có giá khoảng 1.200 USD), thời gian khởi động chỉ 0,13 giây, chỉ chậm hơn các bản chuyên nghiệp có 0,01 giây.
Các phiên bản DSLR chuyên nghiệp có tốc độ chụp liên tục nhanh hơn và bộ nhớ đệm lớn hơn, vì thế, bạn có thể chụp nhiều ảnh hơn trong một lần bấm máy. Đây là thông số rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia hành động, nhất là những người hay chụp ảnh RAW. Chẳng hạn Canon EOS-1D mark IV có thể chụp tới 28 ảnh RAW độ phân giải 16 triệu điểm với tốc độ tới 10 khung hình một giây, hay như phiên bản Nikon D3S có thể chụp tới 40 ảnh RAW độ phân giải 12,3 triệu điểm với tốc độ 9 khung hình một giây. Đây có thể nói là những phiên bản đầu bảng về tốc độ hiện nay.
Nhưng không vì thế mà các phiên bản tầm trung trở nên quá kém cạnh. Canon EOS 7D có thể chụp với tốc độ 8 khung hình một giây, trong khi Nikon D300S và Pentax K5 cũng chụp được tới 7 khung hình một giây.
Tất nhiên, khi tốc độ là ưu tiên hàng đầu thì các phiên bản trung cấp không phải là lựa chọn tối ưu bởi ngoài việc tốc độ chậm hơn, các phiên bản trung cấp còn có bộ nhớ đệm nhỏ hơn, vì thế người chụp không thể chụp liên tục một lúc nhiều ảnh được. Nhưng nếu bạn không phải là một nhiếp ảnh gia hành động thì chỉ với tốc độ của các máy ảnh tầm trung này dã quá đủ thỏa mãn các nhu cầu thông thường.
Chế độ lấy nét.

Nikon D300S có bộ xử lý mạnh mẽ. Ảnh:

Nikon D300S có bộ xử lý mạnh mẽ. Ảnh: Dpreview.

Có thể nói máy ảnh DSLR ngày nay có cơ chế lấy nét khá tuyệt vời. Thậm chí ngay cả phiên bản bình dân cũng có thể xử lý tốt các đối tượng chuyển động với hiệu quả cao. Vì thế, trừ phi bạn chuyên chụp ảnh thể thao hay hoang dã, DSLR trung cấp là lựa chọn không tồi. Nhưng nếu bạn chuyên chụp hành động, máy ảnh chuyên nghiệp tất nhiên vẫn là lựa chọn tốt nhất bởi lẽ mặc dù được trang bị cùng một hệ thống lấy nét (chẳng hạn như phiên bản Nikon D3S và D300S) nhưng với bộ xử lý hình ảnh mạnh mẽ hơn, các phiên bản chuyên nghiệp vẫn cho kết quả tối ưu hơn.
Nên nhớ các thông số này chỉ mang tính sống còn đối với những người hay chụp thể thao, chim chóc, còn đối với việc chụp trong studio thì các yếu tố này lại trở nên ít quan trọng hơn.
Một tính năng khác cũng cần quan tâm là cơ chế tinh chỉnh để bù nét cho một số ống kính nhất định. Trước đây, cơ chế này chỉ có trên các máy chuyên nghiệp. Mặc dù các phiên bản bình dân chưa được ứng dụng nhưng ở một số máy tầm trung cấp, tính năng này đã bắt đầu xuất hiện.
Độ chắc chắn.
Các phiên bản chuyên nghiệp như Canon EOS-1D Mark IV, EOS-1Ds Mark III, hay Nikon D3S và D3X vốn đắt đỏ còn vì khả năng bền bỉ trong mọi điều kiện chụp khó khăn nhất. Nhưng các máy tầm trung cấp cũng đã bắt đầu xâm lấn sang lĩnh vực này. DSLR như Canon EOS 7D hay Nikon D300S cũng được trang bị khả năng chịu bụi và chống ẩm tốt. Pentax K-5 thậm chí còn được đem thử nghiệm chụp khoảng 400 bức trong gió bão mà vẫn không hề hấn gì.
Tuy nhiên, cần nhớ là các máy bình dân không được thiết kế dùng trong những điều kiện khắc nghiệt, chỉ nên dùng trong những trường hợp bình thường như chụp trong nhà hay chụp ngoài trời khi nắng đẹp. Vì thế, nếu không phải là người thích ra ngoài chụp những lúc thời tiết bất tiện, bạn có thể tiết kiệm tiền từ việc bỏ qua các máy quá chuyên nghiệp chống chọi với thời tiết (trừ nước, bởi tất cả các bản DSLR kể cả chuyên nghiệp đều không chống nước).
Quay video.
Một điểm thú vị của công nghệ là DSLR càng mới thì tính năng liên quan đến video càng phong phú chứ không theo cấp độ chuyên nghiệp. Chẳng hạn, phiên bản bình dân D5100 có nhiều tính năng video hơn là bản chuyên nghiệp D3S (trong khi phiên bản đầu bảng D3X thậm chí còn không có chức năng này). Hay như các tính năng video trên bản bình dân Canon 600D còn tốt hơn trên bản 5D Mark II (có giá tới 2.600 USD). Nguyên do bởi lẽ các phiên bản càng mới thì công nghệ ứng dụng cũng càng mới hơn.
Nếu bạn định mua DSLR chỉ để quay phim, rõ ràng là bạn đã đầu tư sai mục đích. Nhưng nếu muốn có thêm tính năng video để linh hoạt trong việc chụp ảnh và quay phim thì các DSLR dòng trung cấp mới lại chiếm lợi thế hơn so với các bản chuyên nghiệp.
Khung nhìn.

Canon 600D có màn hình LCD một triệu điểm ảnh. Ảnh: Letsgodigital.

Canon 600D có màn hình LCD một triệu điểm ảnh. Ảnh: Letsgodigital.

Có lẽ điều nhiều người muốn xuất hiện trên các máy ảnh chuyên nghiệp nhất là một màn hình LCD chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc vào quá trình đổi mới công nghệ. Chẳng hạn, ở thời điểm 4 năm trước khi EOS-1Ds Mark III (giá khoảng 7.000 USD) ra mắt, màn hình LCD 230.000 điểm ảnh là hiện đại, thì nay, phiên bản bình dân mới nhất 600D với giá chỉ 800 USD lại có màn hình LCD tới hơn một triệu điểm ảnh, thậm chí còn có thể lật, xoay. Khó có thể tìm thấy một máy ảnh chuyên nghiệp cỡ trên 5.000 USD có chức năng lật xoay màn LCD, trong khi chức năng này dễ dàng xuất hiện trên các máy thấp hay trung cấp. Nếu thường xuyên phải chụp ảnh với các góc cao hay thấp hơn góc nhìn thông thường, người chụp có thể sẽ muốn lựa chọn DSLR trung cấp hơn.
Về khung ngắm, máy chuyên nghiệp có khung ngắm quang tốt hơn các bản trung cấp, nhất là các bản bình dân, do trên đó, thấu kính của khung ngắm là thấu kính ngũ giác nguyên khối (pentaprism), trong và sáng hơn nhiều so với thấu kính dạng gương phản chiếu trên các phiên bản thấp cấp. Tỷ lệ phủ hình của các khung ngắm quang cũng thường hiển thị được 100% thay vì 90 – 95% trên DSLR thông thường. Thực tế cũng đang dần thay đổi khi một số bản trung cấp cũng bắt đầu được trang bị thấu kính pentaprism với 100% tỷ lệ hiển thị khung nhìn.
Kích cỡ cảm biến.
Hầu hết các phiên bản cao cấp là full-frame với kích cỡ cảm biến lớn đúng bằng máy phim. Điều này khiến cho các máy chuyên nghiệp có lợi thế là ống kính được hiển thị đúng tiêu cự thay vì phải nhân hình như các máy trung cấp chủ yếu dùng kích cỡ APS-C.
Nhưng không phải các máy cứ sử dụng cảm biến nhỏ là mất đi lợi thế. Do chỉ số nhân hình nên các máy APS-C lợi thế khi sử dụng với tiêu cự tele. Chẳng hạn, một ống kính tiêu cự 300mm khi lắp lên thân máy cảm biến APS-C, tiêu cự sẽ lên tới 450-480mm, giúp người chụp thu hẹp được khoảng cách chụp hơn. Với một ống 300mm f/4 có giá khoảng chừng 1.500 USD khi lắp trên thân máy APS-C, người chụp có tiêu cự tương đương với ống 500mm f/4 (có giá gấp 4 tới 5 lần) lắp trên thân full-frame mà giá thành rẻ hơn, trọng lượng nhẹ hơn và chất lượng cũng không hề thua kém.
Nhưng nếu so về góc rộng thì các máy cả biến nhỏ lại lép vế khi một ống kính góc 28mm ngay lập tức trở thành 42mm trên các thân máy APS-C. Tin tốt là hiện nay các hãng máy ảnh cũng như các nhà sản xuất thứ ba đang chế tạo ống kính góc rộng chuyên biệt cho các kích cỡ cảm biến này.
Đèn flash.

Sony A850. Ảnh: Imaging-resources

Sony A850. Ảnh: Imaging-resources.

Một thực tế là tất cả các phiên bản bình dân hay trung cấp đều có đèn flash tích hợp, thậm chí một số còn được trang bị tính năng điều khiển đồng bộ hóa với đèn flash ngoài. Trong khi đó, không một máy DSLR chuyên nghiệp trên 5.000 USD nào có đèn flash tích hợp cả.
Các phiên bản cao và trung cấp thường được trang bị cổng kết nối PC để nối với đèn flash ngoài lắp trong các studio, trong khi DSLR bình dân không có. Vì thế, nếu định khởi nghiệp với nghề chụp studio thì DSLR bình dân không phải là lựa chọn tối ưu (dù người chụp vẫn có thể thực hiện được thông qua các thiết bị đồng bộ đèn rời bên ngoài). Các máy DSLR ngày nay còn có khả năng điều chỉnh dải cân bằng trắng rất rộng (và hỗ trợ khả năng tinh chỉnh hậu kỳ tối đa nếu chụp RAW), điều này khiến cho nó ưu việt hơn hẳn so với máy phim truyền thống trước đây.
Thời lượng pin.
Máy ảnh chuyên nghiệp thường chụp được nhiều ảnh trong một lần xạc pin hơn là các máy bình dân (với khoảng 4.000 lần so với chỉ 1.000-1.200 trên các máy trung cấp và 500 – 600 trên các máy bình dân). Tuy nhiên, thời lượng này chỉ phát huy hiệu quả khi bạn chụp ở những nơi không có gì để cắm xạc. Ngày nay, rất nhiều máy trung cấp và bình dân đều đã được hỗ trợ báng pin để lắp thêm pin nâng thời lượng chụp hoặc lắp được các pin dân dụng thông thường.

DSLR cho người ưa gọn nhẹ

Ống kính cho nhu cầu gọn nhẹ.
Nếu muốn có một thân máy gọn nhẹ, bạn phải tính tới một ống kính đủ tốt cho thân máy này. Ở thời đại máy phim, rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cho rằng ống kính quan trọng hơn thân máy rất nhiều trong việc tạo nên những bức ảnh đẹp. Dù thời đại số đã thay thế máy phim, nhưng triết lý này vẫn không vì thế mà không còn được áp dụng.
Với thân máy trung cấp như Canon EOS 7D hay Nikon D300S và một ống kính chuyên nghiệp, kết quả thu được sẽ tốt hơn là một thân máy chuyên nghiệp (như các dòng Canon EOS-1D hay dòng Nikon D3) đi với một ống kính kém chất lượng. Nên nhớ, các ống chuyên nghiệp được chế tạo với những thấu kính chất lượng hơn, chắc chắn hơn và được trang bị mô-tơ nét hiệu quả hơn. Ống siêu tele dòng chuyên nghiệp thậm chí còn có thêm các nút khóa nét hoặc giới hạn khoảng nét để đẩy nhanh tốc độ lấy nét hơn.

Nếu sử dụng thân máy chuyên nghiệp với ống chuyên nghiệp, rõ ràng lợi thế sẽ còn tốt hơn nữa. Một là, các thân máy chuyên nghiệp có đầy đủ tính năng và công năng cần thiết. Tiếp theo, thân máy chuyên nghiệp được trang bị các cảm biến nét tối ưu hóa cho các ống độ mở lớn (như f/2.8). Nếu các ống f/2.8 được lắp vào các thân máy bình dân, mặc dù vẫn có lợi thế ở chất lượng thấu kính và độ chính xác nét, nhưng người dùng sẽ không tận dụng được độ chính xác của cảm biến nét chuyên cho các ống góc rộng, độ mở lớn. Nhưng các thân máy tầm trung hiện nay cũng đã bắt đầu hỗ trợ cảm biến nét này.
Một điều cần lưu ý là các ống chuyên nghiệp đời mới hơn sẽ có khả năng hoạt động hoàn hảo trên cùng một thân máy tốt hơn so với các ống cũ. Lý do, ống kính đời trước được thiết kế tối ưu cho máy phim, thứ nữa là công nghệ thấu kính cũng đã đạt được những tiến bộ nhất định. Vì thế, nếu tiết kiệm tiền, bạn có thể chọn các ống kính chuyên nghiệp cũ, nhưng nếu đủ năng lực tài chính nên đầu tư cho các ống kính mới (như các thế hệ ống kính Mark II của cả Canon và Nikon) bởi chúng được thiết kế tối ưu cho các máy DSLR.

DSLR cho người ưa gọn nhẹ

Bảng so sánh thông số cơ bản các máy DSLR nhỏ gọn.

STT

Danh sách DSLR nhỏ gọn

Cảm biến (Megapixel)

Kích cỡ cảm biến

Dải ISO chuẩn

Tốc độ chụp liên tục

Chế độ tinh chỉnh AF

Số lần chụp mỗi lần xạc pin

Độ phủ khung ngắm quang

Kích thước(cm)

Trọng lượng (kg)

Thẻ nhớ

1

Canon EOS 7D

18

APS-C

100-6.400

8

1.000

100%

5,8 x 4,4 x 2,9

28,9

CF

2

Canon EOS 60D

18

APS-C

100-6.400

5,3

Không

1.600

96%

5,7 x 4,2 x 3,1

23,8

SD1

3

Canon EOS 600D

18

APS-C

100-6.400

3,7

Không

550

95%

5,2 x 3,9 x 3,1

18,2

SD1

4

Nikon D300S

12,3

APS-C

200-3.200

7

950

100%

5,8 x 4,5 x 2,9

30,0

Dual, CF & SD2

5

Nikon D7000

16,2

APS-C

100-6.400

6

1.050

100%

5,2 x 4,1 x 3

24,3

Dual, SD1

6

Nikon D5100

16,2

APS-C

100-6.400

4

Không

660

95%

5 x 3,8 x 3,1

19,7

SD1

7

Olympus E-5

12

4/3

100-6.400

5

870

100%

5,6 x 4,6 x 2,9

28,2

Dual, CF & SD1

8

Olympus E-30

12

4/3

100-3.200

5

750

98%

5,6 x 4,2 x 3

23,1

Dual, CF & xD

9

Pentax K-5

16,2

APS-C

100-12.800

7

980

100%

5,2 x 3,8 x 2,9

23,3

SD1

10

Pentax K-7

14,6

APS-C

100-3.200

5,2

980

100%

5,1 x 3,8 x 2,9

22,9

SD2

11

Pentax K-r

12,4

APS-C

200-12.800

6

560

96%

4,9 x 3,8 x 2,7

19,2

SD2

12

Sigma SD15

4,7x3

APS-C

100-1.600

3

Không biết

Không biết

98%

5,7 x 4,2 x 3,2

24,0

SD2

13

Sony DSLR-A580

16,2

APS-C

100-12.800

5

Không

1.050

95%

5,4 x 4,1 x 3,3

23,9

Dual, SD1 & MS3

14

Sony SLT-A35

16,2

APS-C

100-12.800

5,5

Không

440

100%

4,9 x 3,6 x 3,3

14,6

Dual, SD1 & MS3

15

Canon EOS-1Ds Mark III

21,1

FF

100-1.600

5

1.800

100%

6,1 x 6,3 x 3,1

42,5

Dual, CF & SD2

16

Canon EOS-1D Mark IV

16,1

APS-H

100-12.800

10

1.500

100%

6,1 x 6,2 x 3,1

41,6

Dual, CF & SD2

17

Nikon D3X

24,5

FF

100-1.600

5

4.400

100%

6,3 x 6,2 x 3,4

43

Dual, CF & CF

18

Nikon D3S

12,3

FF

200-12.800

9

4.200

100%

6,3 x 6,2 x 3,4

43,7

Dual, CF & CF

19

Sigma SD1

15,4x3

APS-C

100-6.400

5

Không biết

Không biết

98%

5,7 x 4,4 x 3,1

25

CF

20

Sony DSLR-A900

24,6

FF

100-6.400

5

880

100%

6,2 x 4,6 x 3,2

30.0

Dual, CF & MS3


Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close