1. Ảnh định dạng JPEG sẽ bị thoái hóa theo thời gian
Một trong những lý do mà ảnh RAW trở thành một định dạng tuyệt vời cho ngành nhiếp ảnh kỹ thuật số là hình ảnh theo định dạng thô chịu đựng được thử thách của thời gian. Khi nào ảnh chưa bị hỏng hay bị xóa bỏ, bạn vẫn luôn có thể sao lưu hình ảnh theo định dạng JPEG hay TIFF từ tập tin RAW gốc.
|
Ảnh định dạng JPEG sẽ bị thoái hóa theo thời gian. |
Nói cách khác, tập tin RAW giống như âm bản của phim. Tuy nhiên, mỗi khi bạn biên tập và sao lưu từ một tập tin JPEG thì ảnh sẽ bị thoái hóa thêm một cấp độ. Nếu bạn chụp và lưu ảnh theo định dạng JPEG, đây là một quá trình giảm dần chất lượng.
2. Nút chụp AF còn bị hạn chế
Bạn thường lấy nét trong khi chụp ảnh như thế nào? Có thể là nhấn một nửa nút chụp, có thể phải đợi cho đến khi thấy điểm xác nhận độ nét màu xanh lá hay nghe tiếng bíp rồi mới nhấn nút chụp hoàn toàn. Sau đó bạn tiếp tục thay đổi giữa chế độ lấy nét tự động đơn (single AF) hay liên tục (AI Servo) tùy theo chủ thể cũng như môi trường.
|
Bạn có thể tiết kiệm và tránh lãng phí thời gian với nút lấy nét phía sau. |
Bằng cách lấy nét với nút back focus ở phía sau (thường có tên là AF-ON), bạn có thể duy trì chế độ lấy nét liên tục để di chuyển theo chủ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khóa lấy nét như khi sử dụng chế độ AF-S đối với chủ thể tĩnh. Nói cách khác, bạn có thể tiết kiệm và tránh lãng phí thời gian với nút lấy nét phía sau. Hẳn đó cũng là lý do mà nhiều nhà nhiếp ảnh hành động và đám cưới thường dùng chế độ này.
3. Tính năng Auto ISO rất hữu dụng
Trong khi chế độ bù sáng tự động và chế độ lấy nét tự động có thể nguy hiểm và bị hạn chế, thì chế độ ISO tự động có công dụng riêng đối với nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Nếu ánh sáng liên tục thay đổi, camera của bạn có thể rất nhanh chóng tính toán và kích hoạt một độ nhạy sáng ISO thích hợp hơn.
|
Tính năng Auto ISO rất hữu dụng. |
Nếu lo rằng ảnh sẽ bị nhiễu hạt, hãy hạn chế mức giới hạn trên của auto ISO ở mức 1.600. Tuy nhiên, nên nhớ là ảnh hơi bị nhiễu còn tốt hơn ảnh bị mờ.
4. Không phải tất cả các điểm AF đều được tạo như nhau
Thực ra điểm lấy nét AF chính giữa là điểm nhạy nhất, do đó hãy luôn dùng điểm này khi có thể và nếu cần hãy dùng tính năng “lock and recompose” AF để khóa và tạo lại điểm lấy nét.
|
Hãy chọn nhanh điểm AF gần nhất với phần chủ thể mà bạn cần phải lấy nét. |
Camera đời mới hiện nay sẽ có những tính năng lấy nét tự động mạnh mẽ và thường có các điểm AF nhạy đều trên suốt ống ngắm. Do đó, nếu đang cần chụp vội, bạn hãy chọn nhanh điểm AF gần nhất với phần chủ thể mà bạn cần phải lấy nét.
5. Thực hiện lấy nét thủ công dễ hơn
Nếu cần phải chuyển sang chế độ lấy nét thủ công, hãy tìm cách thực hiện điều này càng đơn giản càng tốt. Bạn hãy chuyển sang chế độ Live View và có thể zoom vào cảnh chụp để kiểm tra rằng những vùng quan trọng đều được sắc nét.
Nếu đang dùng loại camera du lịch (point-and-shoot), bạn cũng có thể có tính năng tinh chỉnh lấy nét thủ công, cho thấy những vùng nào của bức ảnh phải được lấy nét.
6. Khẩu độ quá rộng có thể nguy hiểm
Nếu bạn mở khẩu độ ống kính rộng đến mức f/1.4 thì có thể gặp vài trở ngại. Trong khi ánh sáng ngập tràn lên bộ cảm biến và bạn có thể làm mờ phần hậu cảnh, các vùng lớn của chủ thể cũng có thể bị mờ đi. Hãy thử với khẩu độ này khi chụp chân dung – ngay cả khi bạn đã cẩn thận lấy nét vào phần mắt, nhưng phần tai và cằm có thể bị mờ.
Nếu cần có một độ sâu trường ảnh không lớn lắm, tốt hơn là bạn nên giới hạn khẩu độ xuống f/2.8 hay f/3.5 và tiến gần đến chủ thể hơn, hoặc có thể dùng một ống kính tele chụp từ xa.
7. Đừng thay đổi ống kính khi camera đang bật
Bộ cảm biến bị bẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ảnh và dù hiện nay có nhiều cửa hàng dịch vụ làm vệ sinh bộ cảm biến nhưng giá không hề rẻ. Bạn có thể tự làm vệ sinh bộ cảm biến nhưng điều này có thể nguy hiểm. Để giảm thiểu nguy cơ bị bụi bám, hãy nhớ tắt camera khi thay đổi ống kính.
|
Không nên thay ống kính khi camera đang bật. |
Khi camera đang được bật, bộ cảm biến tạo ra một điện tích tĩnh gây bám bụi. Ngoài ra, nếu bạn không có đủ pin, đừng tắt mở camera thường xuyên. Mỗi lần camera tái kích hoạt, nó lại dùng hết lượng điện năng quý báu.
8. Cất giữ ống kính trong nhiệt độ không thay đổi
Không gì chán hơn là khi có cơ hội chụp ảnh mà lại thấy rằng ống kính bị hơi nước bám vào. Để làm sạch, có thể phải cần đến 30 phút, một thời gian dài đăng đẳng nếu lúc đó bạn đang vội. Hiện tưởng hơi nước bám vào ống kính xảy ra khi bạn ra khỏi xe taxi có máy lạnh vào một môi trường rất ẩm, hay nếu bạn đi ra ngoài vào một ngày lạnh giá mà ống kính trước đó được giữ qua đêm trong ngôi nhà ấm áp.
Đôi khi không thể tránh khỏi hiện tượng bị hơi nước bám và bạn phải chịu đựng tình trạng này, nhưng phải hết sức cố giữ ống kính trong những môi trường nhiệt độ không thay đổi đột ngột. Và hãy nhớ gỡ nắp ống kính trước khi bạn đến địa điểm chụp ảnh để hơi nước phân tán ra ngoài.
9. Mọi ống kính đều có một điểm sắc nét
Dù bạn có thể cho rằng ống kính máy ảnh DSLR của mình “sắc nét” đến cỡ nào, hãy nhớ rằng chúng không có cùng mức độ sắc nét trong suốt dải khẩu độ. Hãy tìm điểm sắc nét của ống kính để bạn có thể chụp các hình ảnh sắc nét hơn; điểm “huyền bí’ này thường nằm giữa mức khẩu độ tầm trung f/8 đến f/11.
|
Tìm điểm nét nhất trên ống kính bằng cách chụp một tờ báo. |
Bạn có thể tìm điểm sắc nét nhất trên ống kính bằng cách đặt camera trên giá 3 chân và chụp phần văn bản trên một tờ báo. Thử một loạt các khẩu độ, từ f/4 đến f/22, rồi kiểm tra độ sắc nét cẩn thận bằng cách zoom vào ảnh trên máy tính.
10. Quay video rất khác với chụp ảnh tĩnh
Hầu hết camera phân khúc tầm trung hiện giờ đều có tính năng quay video nhưng không chỉ đơn giản là bật tính năng này không thôi. Tùy theo đang quay cái gì, bạn sẽ cần một tốc độ khung là 25 hay 30 khung hình/giây và kết quả sẽ tốt nhất nếu bạn dùng chế độ phơi sáng và lấy nét thủ công.
|
Quay video khác với chụp ảnh tĩnh. |
Chế độ tự động lấy nét có thể khó đạt hiệu quả và những thước phim bị mờ hay bị rung sẽ cho thấy ngay bạn là “tân binh” mới vào nghề. Giống như chụp ảnh tĩnh, bạn có thể zoom vào một cảnh bằng tính năng Live View để kiểm tra có đang lấy nét đúng cách hay không. Để quay video bằng thiết bị cầm tay, bạn nên có một dây đeo vai để giúp camera ổn định thêm khi đang di chuyển. Không nên zoom gần quá mức, trừ phi bạn thích phong cách quay phim Kung-Fu của thập niên 1970.
Ý kiến bạn đọc