VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Những sai lầm và cách khắc phục khi chụp ảnh phong cảnh

Đăng lúc: . Đã xem 6614 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh phong cảnh
Những sai lầm và cách khắc phục khi chụp ảnh phong cảnh

Những sai lầm và cách khắc phục khi chụp ảnh phong cảnh

Nếu bạn cảm thấy ảnh của mình chưa đẹp như mong muốn, có thể bạn đã mắc phải một trong 9 sai lầm dưới đây.

Đường chân trời bị lệch

sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Chắc chắn khi chụp phong cảnh, bạn sẽ không muốn bức ảnh của mình trông như sắp bị “đổ”. Bạn sẽ cần chụp làm sao cho đường chân trời của mình song song với cạnh bức ảnh. Tất nhiên, chúng ta có thể crop lại ảnh nhưng làm như vậy có thể khiến một số chi tiết mà bạn cẩn thận đưa vào bị cắt đi.
Vì vậy khi chụp ảnh phong cảnh, bạn có thể sử dụng chân máy và ngắm ảnh qua màn hình liveview sẽ giúp bức ảnh dễ dàng cân đối hơn. Hoặc trong một số máy ảnh hiện nay, bạn cũng có thể nhìn thấy các đường chia tỉ lệ ngay trong viewfinder, sử dụng các đường chia này giúp bạn dễ dàng chụp bức ảnh cân đối hơn.
 

Tiền cảnh và hậu cảnh không nét


Tất nhiên vẫn có những ngoại lệ giúp bức ảnh đẹp hơn. Tuy nhiên thông thường chúng ta thường để ảnh phong cảnh nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Để có bức ảnh nét nhất, bạn cần khép khẩu nhỏ xuống khoảng F9 hay F11 rồi cẩn thận lựa chọn điểm lấy nét chính xác. Đối với những người có kinh nghiệm, họ sẽ biết đâu là điểm lấy nét tối ưu (hyperfocal), đây là điểm lấy nét mà bạn có thể lấy được độ nét tối đa cho tiêu cự và khẩu độ mà mình lựa chọn.
Dưới đây là bảng các điểm lấy nét tối ưu, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng tính toán độ sâu trường ảnh ngay trên smartphone của mình dễ dàng. Hoặc khi mà tiền cảnh ở quá gần hậu cảnh mà bạn vẫn muốn lấy nét, cách dễ dàng hơn là lấy nét 2 lần rồi ghép ảnh bằng các phần mềm chỉnh sửa.
sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Bảng các điểm lấy nét tối ưu

Ảnh bị rung

sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Khi bạn sử dụng khẩu độ nhỏ cũng đồng nghĩa với việc tốc độ màn chập thấp. Điều này khiến ảnh của bạn có thể dễ dàng bị nhòe, mờ nếu giữ máy không đủ chắc chắn. Lúc này bạn sẽ cần đến một chân máy tốt và chắc chắn. Để hạn chế tối đa sự rung, lắc khi chụp với chân máy, bạn nên dùng một dây bấm mềm cho máy ảnh và lựa chọn chế độ “mirror lock-up” (gương được lật lên) để ảnh được nét nhất.

Không có tiền cảnh

sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Bức ảnh sẽ đẹp hơn khi đủ tiền cảnh và hậu cảnh
Một bức ảnh phong cảnh sẽ thật nhàm chán nếu không có đủ tiền cảnh và hậu cảnh. Để bức ảnh đẹp và cân đối hơn, bạn có thể đưa một góc vườn hoa, một góc bãi cát,… để làm tiền cảnh cho bức ảnh của mình. Lúc này bức ảnh của chúng ta sẽ đầy đủ từ gần, đến giữa rồi đến xa.

Sai thời điểm

sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
The Lake District for Beautiful Britain
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ cần phải đợi cả ngày, cả tuần, cả tháng hay thậm chí từng mùa để có được ánh sáng hoàn hảo nhất cho bức ảnh của mình. Chất lượng ánh sáng ảnh hưởng rất lớn tới màu sắc của bức ảnh. Nếu chọn sai thời điểm vào những ngày mù trời, màu sắc trông sẽ thật tệ và khi đó ngay cả những phần mềm chỉnh sửa ảnh cũng không giúp bức ảnh của bạn khá hơn chút nào.
Tuy nhiên thì không phải lúc nào bạn cũng có thể đợi những ngày đẹp trời để chụp được. Lúc này giải pháp hợp lý nhất là bạn sẽ đưa ảnh về trắng đen, hoặc ghép bầu trời từ bức ảnh khác của mình bằng cách phần mềm chỉnh sửa ảnh. Bạn có thể chụp dưới file RAW để dễ dàng ghép lại với các bức ảnh khác.

Vùng shadow quá tối

sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Không chỉ khi mù trời mà khi ánh sáng quá mạnh, ảnh của bạn sẽ có độ tương phản rất gắt và không sáng đều trong bức ảnh. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chụp ảnh vào chiều muộn, bình minh,… khi mà mặt trời tạo một góc nhỏ hơn xuống dưới mặt đất.

Vùng trời quá sáng

sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Một trong những vấn đề khi chụp ảnh phong cảnh là vùng trời quá sáng so với vùng đất. Và rất nhiều máy ảnh không có được dải dynamic range đủ để có bức ảnh sáng đều cả 2 vùng trong một bức ảnh.
Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn sẽ cần sử dụng đến một filter ND, filter này sẽ giúp vùng trời tối hơn để bạn có thể thu lại đầy đủ chi tiết giữa vùng đất và trời chỉ trong một bức ảnh. Hoặc trong trường hợp không có filter ND, bạn sẽ cần sử dụng đến kỹ thuật HDR bằng cách đo sáng lần lượt vào các vùng khác nhau rồi ghép lại với ứng dụng chỉnh sửa ảnh.

Nhược điểm của Filter ND

sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Một nhược điểm của Fiilter ND là bạn chỉ có thể sử dụng ở những nơi mà vùng giao giữa phần trên và dưới của filter không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít tới bức ảnh. Tuy nhiên thì khi chụp những chủ thể có cả trong vùng trời như cây, tòa nhà, ngọn núi, sử dụng filter ND sẽ khiến ảnh mất đi tính tự nhiên.
Lúc này xem ra giải pháp hiệu quả hơn cả là chụp 2 tấm khác nhau rồi ghép lại bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh.
Bố cục rời rạc
sai-lam-khi-chup-anh-phong-canh
Landscape technique feature with Ed Godden at Bamburgh Castle and Hadrians Wall
Bố cục là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng của ảnh phong cảnh. Khi chụp phong cảnh, điều đầu tiên cần làm là chọn góc chụp phù hợp nhất. Nhắc đến bố cục, bạn có thể lựa chọn cho mình quy tắc 1/3, đây là quy tắc đơn giản và dễ sử dụng nhất giúp ảnh của bạn được cân đối. Rất nhiều máy ảnh số hiện nay có có thể hiển thị các đường tỉ lệ của quy tắc 1/3 trên màn hình Liveview hoặc thậm chí cả viewfinder, bạn hãy dựa vào đó để bố cục cho bức ảnh của mình.

Nguồn tin: giangnamcamera.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 3.8/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close