Chuyển động của dòng nước mờ nhạt
Sự mờ nhạt của dòng nước có thể đem đến hiệu ứng cho bức ảnh đẹp, nhưng dường như đã trở thành 1 lối mòn trong chụp ảnh phong cảnh ngày nay. Kỹ thuật này trở nên phổ biến với những bức ảnh kỹ thuật số bởi bạn có thể đánh giá xem mình có được kết quả như ý ngay khi chụp thay vì phải chờ đến khi phim được rửa ra.Kỹ thuật chụp ảnh khắc phục lối mòn này là đặt tốc độ màn sập (Shutter speed) nhanh để làm “đông cứng” chuyển động của nước, sẽ đem lại bức ảnh nhìn tự nhiên hơn, nhưng bạn cần căn thời gian cẩn thận và thử nghiệm với độ phơi sáng khác nhau để có được bức ảnh ưng ý nhất.
Tiền cảnh đá, hậu cảnh lâu đài
Đây gần như là 1 công thức bố cục được áp dụng cho bất kỳ bức ảnh phong cảnh nào. Vậy thì tại sao bạn không tìm 1 hướng đi khác, có thể là thử nghiệm với DOF nông hoặc hướng chú ý vào 1 phần tiền cảnh khác nhỉ?
Công thức phong cảnh
Phần lớn các máy ảnh DSLR và hệ thống compact đều có thiết bị cảm biến tỉ lệ 3:2 – đồng nghĩa với hầu hết các bức ảnh đều được chụp theo tỉ lệ này.
Kỹ thuật chụp ảnh: Để có được những bức ảnh ấn tượng, bạn thử crop đến tỉ lệ 16:9, format toàn cảnh đặc biệt hơn như là 1:3 hoặc 1:1. Nhiều máy ảnh compact cho phép bạn định ra tỉ lệ theo ý muốn, và có thể xem trước khi bạn bấm máy chụp.
HDR rõ nét
Những bức ảnh HDR bao gồm chụp 1 serie ảnh với độ phơi sáng khác nhau và sau đó được kết hợp thành 1 ảnh đơn có nhiều chi tiết trong bóng và sáng hơn bình thường. Ảnh này cũng được tạo ra bằng cách thao tác trên 1 bức ảnh đơn (thường là file raw) 2 hoặc 3 lần để tạo ra 1 serie ảnh với ánh sáng khác nhau có thể kết hợp được. Khi đẩy đến ảnh HDR cực lớn, có thể đem lại những chi tiết ảnh thường không nhìn thấy được với mắt thường và đem lại kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, thường thì những bức ảnh này được thêm hiệu ứng cường điệu vào cảnh mờ nhạt, nên bức ảnh thường trông không tự nhiên, phô diễn kỹ thuật sử dụng hơn là tạo ra 1 cảnh đẹp mắt
Kỹ thuật chụp ảnh: khi được dùng với HDR tinh tế có thể thêm 1 chút chi tiết tạo bóng sâu trong khi vẫn giữ được chi tiết về ánh sáng, kỹ thuật này sẽ rất phù hợp khi chụp cảnh hoàng hôn hoặc ban ngày với cường độ sáng tương phản mạnh
Bóng hoàng hôn
Khi bạn đang chụp cảnh hoàng hôn hoặc bình minh, bạn thường muốn lưu giữ những sắc màu trên bầu trời, nhưng những bức ảnh đẹp nhất nên có nhiều hơn thế: bóng cây hoặc các tòa nhà chẳng hạn. Cân bằng độ phơi sáng của bầu trời và mặt đất sẽ là 1 trong những thử thách lớn nhất trong tình huống này. Nếu bạn tập trung vào phần hậu cảnh bầu trời sẽ bị mất màu còn nếu ngược lại, bạn sẽ rơi vào tình trạng nhiều bóng.
Những nhiếp ảnh gia truyền thống sử dụng kỹ thuật lọc neutral density với phần tối của bộ lọc đặt trên bầu trời, tuy nhiên, nhiếp ảnh kỹ thuật số cho phép người chụp sử dụng những phương pháp khác hiệu quả hơn. Bạn có thể chụp 2 hoặc nhiều ảnh với độ phơi sáng khác nhau để kết hợp thành 1 bức ảnh tốt hơn toàn khung hình. Hoặc có thể lựa chọn điều chỉnh 1 ảnh để làm tối bầu trời sáng và làm sáng phần tiền cảnh. Hãy quan tâm đến mức độ bạn làm sáng phần tiền cảnh tối, bởi có thể bạn sẽ bị hiện tượng nhiễu màu ngay cả khi chụp với sensitivity thấp.
Thời tiết hoàn hảo và ánh sáng vàng
Nhiều nhiếp ảnh gia đợi đến điều kiện thời tiết hoàn hảo và ánh sáng vàng trước khi mặt trời lặn hoặc ngay khi bình minh để chụp ảnh phong cảnh, nhưng thực ra cảnh vật trước bão có thể đem lại những bức ảnh thú vị hơn.
Kỹ thuật chụp ảnh: Những đám mây sẽ trông thật ấn tượng trong những bức ảnh đơn sắc, nên hãy thử chuyển sang chế độ chụp đen trắng và dùng các phần mềm chỉnh ảnh để chỉnh contrast ưng ý.
Ý kiến bạn đọc