1. Phàn nàn về thiết bị
Nhiều người cầm máy cho rằng thiết bị càng hiện đại thì ảnh thu được càng đẹp. Ảnh: PMA. |
Khi công nghệ kỹ thuật số nhanh chóng thịnh hành, những thế hệ máy ảnh và ống kính mới ra đời có thể cho chất lượng hình cao hơn bằng cách cải thiện độ nét, dải nhạy màu hay tăng cường khả năng khử nhiễu trong môi trường ánh sáng yếu... Một chiếc DSLR "xịn" tất nhiên chụp nhanh và xóa phông tốt hơn hẳn "đàn em" compact sử dụng cảm biến nhỏ. Không phủ nhận vai trò của thiết bị trong quá trình tạo nên một bức ảnh đẹp, tuy nhiên, việc hình thành cái "hồn" hay nói đúng hơn là nội dung bên trong của mỗi bức ảnh phải do người cầm máy quyết định. Một bức ảnh chưa đạt có thể do những giới hạn của thiết bị gây ra. Tuy nhiên, người sử dụng sẽ tránh được những lỗi này nếu biết cách chụp trong môi trường ánh sáng tốt hay chọn thời điểm bấm máy hợp lý.
2. Không tìm hiểu
Tìm hiểu trước khi bắt tay vào chụp sẽ cho những bức ảnh giàu ý nghĩa. |
Bức ảnh trên chụp một cậu bé đang cầu kinh Vedhas trong một trường học truyền thống tại Thrissur, Ấn Độ. Ngôi trường này không có nhiều điểm đặc biệt để những vị khách du lịch hiếu kỳ để mắt đến. Tuy nhiên, chính bức ảnh giản đơn này lại gần như tái hiện được hết những giá trị văn hóa, tập quán cũng như tôn giáo nơi đây thay cho việc ghi lại những con phố đông đúc hay những đền thờ cổ kính tại Thrissur. Để thực hiện tác phẩm trên, nhiếp ảnh gia người Anh chỉ mất vài phút tạt qua công ty du lịch và hỏi những nhân viên ở đó về các địa điểm đáng chú ý trong thị trấn.
3. Chỉ chú tâm vào địa điểm chính
Ảnh chụp những người cưỡi ngựa đi trong sương mù tại công viên quốc gia Bromo, Indonexia. |
4. Không quan tâm tới ánh sáng
Ảnh chụp lúc bình minh tại vùng ngoại ô Transylvanian, Romania. Ảnh: Digital Photography School. |
5. Tránh ánh sáng nhân tạo
Dân du mục tại chợ lạc đà ở Rajasthan, Ấn Độ. Ảnh: Digital Photography School. |
Ý kiến bạn đọc