Độ sâu trường ảnh là một khái niệm mô tả khoảng cách nét tính từ phía trước chủ đề và sau chủ đề chính của bạn. Với chiều sâu ảnh trường mỏng sẽ làm phần nền mờ nhòe còn chủ đề chính rõ nét.
Độ sâu ảnh trường mỏng là rất tốt cho chụp chân dung, khi bạn muốn tập trung sự chú ý vào chủ đề của bạn. Tuy nhiên, trong thể loại ảnh phong cảnh, gần như toàn bộ khung cảnh sẽ là chủ đề của bạn, và bạn muốn nhiều chiều sâu càng tốt, để làm cho tất cả mọi thứ trong hình ảnh sắc nét, từ những bông hoa (tiền cảnh) đến ngôi nhà nhỏ (trung cảnh) và bầu trời (hậu cảnh).
Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh mà các bạn nên biết. Độ dài của tiêu cự ống kính ống kính tele sẽ có chiều sâu ảnh mỏng hơn các ống kinh wide nếu bạn có ống kinh zoom thì việc chọn chụp ở tiêu cự dài sẽ có chiều sâu mỏng hơn tiêu cự ngắn. Thiết lập tiêu cự ống kính có góc rộng (nhỏ hơn 50mm) sẽ cho chiều sâu ảnh trường sâu hơn, trong khi một thiết lập tele (lớn hơn 85mm) sẽ cho ít hơn. Khẩu độ ống kính là một yếu tố có tác động mạnh hơn tiêu cự. Dù bạn dùng tiêu cự ống kính là góc rộng nhưng sử dụng khẩu độ mở lớn (khoảng 1.2) thì chiều sâu trong ảnh cũng mỏng, sử dụng khẩu độ nhỏ (khoảng 22) cho chiều sâu tốt hơn.
Một yếu tố cực kì quan trọng tác động đến chiều sâu ảnh trường là khoảng cách đến chủ đề. Nếu chủ đề của bạn gần với máy ảnh, độ sâu của ảnh trường sẽ được khá cạn, nhưng nếu nó xa hơn, độ sâu của ảnh trường sẽ tăng lên. Như rất nhiều lý thuyết chụp ảnh, tất cả bắt đầu có ý nghĩa hơn khi bạn thực sự thử nó và bạn có thể xem kết quả trong hình ảnh của bạn.
Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều sâu trường ảnh sẽ giúp bạn hiểu cách tạo ra độ sâu trường ảnh phục vụ cho việc chụp ảnh phong cảnh. Và đó là một cách để làm cho độ sâu trường ảnh đơn giản hơn nhiều khi bạn đang chụp ảnh phong cảnh.
01 hiệu ứng zoom
Nếu chúng ta chụp cảnh này với ống kính kit tiêu chuẩn tại tiêu cự rộng nhất 17mm của nó, có vẻ vấn đề chiều sâu ảnh trường không xuất hiện ở đây - tất cả mọi thứ rất sắc nét.
Nhưng nếu chúng ta zoom in vào chủ đề với tiêu cự tối đa 55mm của ống kính, chúng ta có thể thấy rằng chỉ có chủ đề của chúng tôi là sắc nét, cả nền và tiền cảnh bị mờ.
02 Chuyển sang chế độ A (ưu tiên khẩu độ)
Chúng tôi thích chế độ này, và việc sử dụng tiêu cự ống kính dài thì chỉ có lựa chọn này là hay nhất. Chúng ta cần một chiều sâu ảnh trường tốt chúng ta cần ưu tiên khẩu độ mở nhỏ nên mode A là lựa chọn tốt. Nếu bạn đang chụp ở chế độ P, máy ảnh sẽ tự chọn độ mở ống kính và tốc độ màn trập một cách tự động mode P sẽ không hiểu là bạn cần một khẩu độ nhỏ để có chiều sâu ảnh.
03 Thay đổi độ mở ống kính (khẩu độ)
Bây giờ hãy hiệu chỉnh thiết lập lựa chọn khẩu độ. Chúng tôi thiết lập khẩu độ f/16 cho chiều sâu ảnh trường tốt và tốc độ của nó sẽ được máy ảnh tính toán cân bằng.
f/5.6
04 Thấy sự khác biệt
Trong cùng một tiêu cự tại f/5.6, cả nền và các ngôi nhà mất nét, nhưng ở f/16, khoảng cách nét nới rộng ra rất đáng kể
f/16
Nhưng chúng ta có thể mở rộng chiều sâu hơn nữa bằng cách điều chỉnh mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây...
Foreground
05 Tối đa hoá độ sâu trường ảnh
Bí quyết là không lấy nét vào một trong hai mặt trước và sau của cảnh. Nếu bạn lấy nét vào tiền cảnh, nền sẽ không nét, và nếu bạn lấy nét vào một chi tiết trong nền, tiền cảnh sẽ bị mờ.
Background
Để làm cho cả hai trở nên sắc nét, bạn cần phải lấy nét giữa chúng
06 Chọn điểm tập trung của bạn
Có hai cách để làm điều này. Một là thiết lập máy ảnh tự động lấy nét, nhưng bạn chọn đặt lại vị trí điểm lấy nét. Bạn có thể tìm thấy nó dễ dàng khi chuyển sang chế độ Live View và sử dụng lấy nét đa điểm để chọn đặt các điểm lấy nét nơi bạn muốn - nó phải là gần một phần ba của lên khung (tham khảo nguyên tắc 1/3 phía trước và 2/3 phía sau của DOF).
07 Tính toán và lấy nét bằng tay
Hoặc bạn có thể chuyển sang lấy nét bằng tay và sử dụng một ứng dụng như phần mềm tính chiều sâu ảnh trường để tính toán ra các "khoảng cách hyperfocal". Ở tiêu cự 55mm và khẩu độ f/16, ứng dụng của chúng tôi nói rằng chúng ta cần phải lấy nét tại 9.5m
Ý kiến bạn đọc