VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Lưu ý khi chụp ảnh chân dung

Đăng lúc: . Đã xem 9618 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Chụp ảnh người
Lưu ý khi chụp ảnh chân dung

Lưu ý khi chụp ảnh chân dung

Một bức ảnh chân dung thành công là một bức ảnh thể hiện được tính cách của chủ thể và đôi khi điều này còn được nhấn mạnh quan trọng hơn các yếu tố về mặt kỹ thuật.
ẢNH CHÂN DUNG

Ảnh chân dung người là một thể loại ảnh thông dụng nhất. Tùy vào nhu cầu của bạn hay của người được chụp mà ảnh chân dung có thể được chụp dàn dựng nghiêm túc, chụp cho vui hay chụp tình cờ. Dù bạn chụp trong phòng chụp hay ngoài phố, chụp bán thân hay toàn thân, một điều quan trọng bạn phải ghi nhớ là bạn đang chụp người. Một bức ảnh chân dung thành công là một bức ảnh thể hiện được tính cách của chủ thể và đôi khi điều này còn được nhấn mạnh quan trọng hơn các yếu tố về mặt kỹ thuật.

[​IMG]
(ảnh chụp bởi Hoàng Thế Nhiệm - HoangNhiem)

Những lời khuyên

Nếu chụp một nhóm người, điều quan trọng là kiểm soát DOF để mọi thành viên trong nhóm đều được lấy rõ nét.

[​IMG]
(ảnh chụp bởi Hoàng Thế Nhiệm - HoangNhiem)

1. Hãy hiểu rõ chủ thể của mình.

Hãy hiểu về chủ thể của mình trước khi chụp để cả hai có thể thoải mái trong lúc chụp. Hãy tán gẫu về những chương trình truyền hình mới phát, hãy đề nghị họ nói về những sở thích của họ hay thậm chí có thể nói đùa với nhau. Mấu chốt chính là tạo nên một không khí thoải mái. Đó cũng là lúc để biết thêm về những quan tâm và kỳ vọng của chủ thể. Một số người có thể cảm thấy không thoải mái với một số đặc điểm của mình và không muốn bị phô bày trên ảnh. Đây chính là lúc tốt nhất cho bạn để quan sát và quyết định loại trạng thái hay tính cách bạn muốn thể hiện trong quá
trình chụp sau đó.

2. Phát triển một “câu chuyện” cho chủ thể của bạn

Trong quá trình tương tác với chủ thể, bạn nên chọn ra những khía cạnh tính cách nào đó và mường tượng ra các đặc điểm có thể được phóng to như thế nào khi bạn chụp vào máy. Ví dụ, nếu chủ thể của bạn là một người vui vẻ mang đến tiếng cười cho những người xung quanh thì bạn hãy chú ý đến những biểu lộ cảm xúc trên nét mặt và ngôn ngữ cơ thể sẽ thể hiện rõ tính cách hân hoan mà bạn muốn ghi lại. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn chọn lựa máy ảnh, ống kính, vị trí và thậm chí là cả ánh sáng.

3. Lấy nét ở mắt

Vùng mà mọi người hay bị thu hút vào khi nhìn ảnh chân dung chính là mắt của chủ thể. Thường thì đôi mắt là yếu tố truyền đạt cảm xúc của chủ thể và tạo nên trạng thái cho toàn bức ảnh. Vì vậy cũng không quá khi nói rằng đôi mắt tạo nên sự thành công cho bức ảnh chân dung. Bất kể bạn đang chụp loại chân dung nào, hãy nhớ lấy rõ nét ở đôi mắt.

[​IMG]
(Trâm - Jessy)

4. Lựa chọn phông nền là một mấu chốt

Nếu bạn đang chụp ảnh chân dung dàn dựng trong phòng chụp thì hãy đảm bảo phông nền càng gọn gàng càng tốt. Cuối cùng, người chụp nên tập
trung vào khuôn mặt của chủ thể, tránh để bất kỳ điều gì làm phân tán tư tưởng. Hãy nhớ phối hợp hài hòa màu sắc của phông nền với trạng thái đang muốn chụp. Ví dụ, sử dụng phông nền màu vàng vui nhộn khi bạn đang chụp một bức chân dung nghiêm túc thì quả là không thích hợp. Nếu bức ảnh của bạn muốn khắc họa vị
trí của chủ thể thì sẽ rất sáng suốt khi bạn xác định vị trí thích hợp trước khi chụp.

chup chan dung
(Ảnh chụp bởi Anh Thái - Tuilaai)

5. Kiểm soát DOF thích hợp với nhu cầu của bạn

Một bức ảnh chân dung điển hình có DOF rất mỏng, khuôn mặt của chủ thể được lấy rõ nét trong khi các phần xung quanh bị mờ đi đến mức không thể phân biệt được nhằm làm nổi bật chủ thể. Tuy nhiên, có những tình huống khác mà bạn muốn có DOF cao để các yếu tố hậu cảnh liên quan đến chủ thể được nhìn thấy rõ. Ví dụ, khi bạn chụp một người giáo viên đứng trước lớp với phần hậu cảnh là bàn ghế và bảng đen, hay khi bạn chụp một bác sĩ trong phòng khám với đầy các thiết bị y tế hay chụp một đứa bé với sân chơi nó yêu thích phía sau. Những phần hậu cảnh như thế tạo nên khung cảnh cho chủ thể và giúp “kể câu chuyện về chủ thể” trong những bức ảnh chân dung có “môi trường”.

[​IMG]
(ảnh chụp bởi Hoàng Thế Nhiệm - HoangNhiem)

6.Tạo dáng cho chủ thể

Tạo dáng cho chủ thể không khó khi chụp bán thân nhưng có thể là cả một vấn đề khi chụp toàn thân. Trừ khi chủ thể của bạn đa có kinh nghiệm làm mẫu còn ngoài ra họ cần được bạn hướng dẫn cách tạo dáng. Nếu bạn là người mới chụp ảnh thì bạn nên tham khảo các tạp chí và lưu ý cách người mẫu chuyên nghiệp tạo dáng. Để có dáng thật tự nhiên, bạn có thể trò chuyện với chủ thể trong suốt quá trình chụp và đơn giản bắt lấy những tư thế tự nhiên nhất của họ. Tránh những tư thế không tự nhiên hay những tư thế đoi hỏi chủ thể phải đứng yên quá lâu. Khi chủ thể cảm thấy không thoải mái thì tất nhiên bức ảnh sẽ không đẹp. Tạo dáng tay của chủ thể thành góc (hay tạo thành hình tam giác) sẽ giúp bức ảnh trông tự nhiên hơn khi hai tay khoanh lại hoặc thả tự do. 

7. Tránh chiếu đèn flash trực tiếp ngang đầu để tránh “các điểm nóng”

Ánh sáng nhẹ và chiếu ngang (tốt nhất là ánh sáng ngoài máy ảnh) sẽ lý tưởng khi chụp chân dung. Nhưng nguồn sáng lý tưởng đó không phải lúc nào cũng tốt trong mọi trường hợp. Đặc biệt khi sử dụng đèn flash, bạn sẽ nhiều lần thấy xuất hiện các điểm nóng (hay các vùng chói sáng) trên mặt của chủ thể. Điều này còn tệ hơn khi bạn không kiểm soát được các nguồn sáng khác như ánh mặt trời lúc bạn chụp ngoại cảnh. Tuy nhiên vẫn có cách để giải quyết vấn đề này. Nếu địa thế cho phép, bạn hãy di chuyển để tìm chụp các điểm khác nhau hay chụp ở một góc độ khác. Dùng sự phản chiếu cũng mang lại hiệu quả tốt. Nếu nhất thiết phải chụp tại một thời điểm và
một vị trí nhất định thì sử dụng 

8. Tránh dùng ống kính góc rộng

Với ảnh chân dung chụp khuôn mặt, chụp bán thân, vùng gần nhất với bạn trên khuôn mặt của chủ thể chính là mũi. Nếu không phải bạn đang chụp một chú hề thì đừng dùng ống kính góc rộng khi chụp chân dung. Ống kính góc rộng có độ cong làm méo ảnh nên sẽ khiến các nét mặt của chủ thể không phẳng bình thường. Các ống kính thường được dùng để chụp chân dung là ống kính chụp Tele có độ dài tiêu cự ngắn từ 80 đến 135mm (khổ 35mm). Các ống kính này không bóp méo chủ thể. Hơn nữa, những ống kính này cho phép bạn đứng cách xa chủ thể để họ đỡ cảm thấy e ngại. Hãy nhớ rằng: nhiệm vụ của bạn là giúp chủ thể trông thật tốt, vì vậy hãy chọn ống kính chụp chân dung một cách khôn ngoan. 

Các loại ống kính được khuyên sử dụng

Ảnh chân dung điển hình thường trông nổi bật hơn khi DOF mỏng làm mờ phông nền, hướng sự chú ý vào chủ thể. Vì vậy, các ống kính có thể đạt được điều này bằng cách có tiêu cự dài hay chỉ số cài đặt khẩu độ nhỏ (nghĩa là khẩu độ lớn có liên quan với chiều dài tiêu cự) có thể được dùng làm ống kính chụp chân dung. Các ống kính như thế bao gồm ống Tele (telephoto) và ống chụp “nhanh” có trị số khẩu độ thấp như f/1,8 hay f/1,4. Một số nhiếp ảnh gia còn dùng ống kính chụp cận cảnh (macro) để chụp chân dung bởi chúng có độ tiêu cự dài và khẩu độ tối đa rộng tương ứng. Tuy nhiên, ảnh chân dung có “môi trường” cần các yếu tố hậu cảnh được rõ nét thì bạn có thể sử dụng ống kính chuẩn (normal lens). Nhưng đừng dùng ống kính có góc thấp hơn mức “tiêu chuẩn” 45 độ nếu không các đặc điểm của chủ thể có nguy cơ bị bóp méo – đặc biệt khi bạn chụp gần. Vì vậy, hãy tránh sử dụng ống kính góc rộng khi chụp chân dung.

Cảm ơn các Bạn dưới đây đã giúp Em thực hiện bài viết này:
- Anh Nhiệm - HoangNhiem (hình ảnh)
- Anh Thái - Tuilaai (hình ảnh)
- Trâm Jessy và Bạn Anh Tulaai (hình ảnh)
- Các AE trong hội Sony (chỉnh sữa nội dung)
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close