01/ đánh đèn trực tiếp: cho ánh gắt nhất và vì vậy nên hình sẽ rực rỡ nhất , kèm theo đó là hình bị phẳng và tối hậu cảnh , dễ bị cháy sáng , yêu cầu đo sáng ( M hoặc TTL phải chính xác )
02/ Đánh đèn dội trần : cho ánh sáng dịu nhất , nổi khối nhiều nhất ( do có nhiều bóng đổ nhất ) , hình sẽ sáng đều từ gần đến xa , kèm theo là có nhiều bóng đổ như hốc mắt , mũi , cổ , nếp nhăn nhiều , hay gặp trường hợp 1/2 thân người phía dưới sẽ bị tối hơn 1/2 trên , yêu cầu đo sáng không khắt khe , dung sai được phép nhiều .
03/ đèn dội trần với miếng nhựa trắng vuông góc với mặt đèn : hình sẽ có được các ưu điểm của phương pháp 02 và các khuyết điểm sẽ giảm đi nhờ vào nguồn sáng hắt ra từ miếng nhựa .
04/ đèn dội trần 45 độ với omni bounce: Cân bằng các ưu khuyết điểm của các phương pháp trên ,hậu cảnh sẽ ko sáng = 02/ và 03/ bù lại hình sẽ rực rỡ mà không chát.
Khi sử dụng 02 đèn , thường người ta hay kết hợp giữa 02/ và 01/ hoặc 02/ và 04/
Nếu kết hợp giữa 02/ và 01/ hình sẽ sáng và rực rỡ nhất tuy nhiên việc kiểm soát đèn 01/ sẽ đòi hỏi việc điều chỉnh liên tục nếu sử dụng M và nhiều trường hợp cũng vẫn bị cháy sáng các đối tượng ở gần .
Nếu kết hợp giữa 02/ và 03/ thì sẽ tận dụng được nhiều ưu điểm hơn .
Việc thiết đặt cho các đèn: Đèn đánh dội trần có nhiệm vụ bao phủ ánh sáng đều khắp căn phòng trong khả năng của đèn , thường được thiết đặt M , hoặc TTL , với các căn phòng trong nhà ở VN , các thông số sau có thể dùng để tham khảo bước đầu : ISO = 400 , f = 5.6 flash Canon EX580, M =1/4 cho đến 1/2 , ETTL = +2/3 cho đền +1 3/4 , thông số cho M và TTL có thể cố định , hầu như không cần thay đổi .
Đèn còn lại có nhiệm vụ xoá bóng đổ , hốc mắt,mũi nếp nhăn , đánh trực tiếp hay với omni bounce , nếu để M thì mỗi khi khoảng cách chụp thay đổi thì phải nhớ điều chỉnh sức mạnh cho phù hợp , nếu để TTL thì khoẻ hơn , trong trường hợp ánh sáng bao phủ đều khắp , TTL hoạt động rất chính xác .
Mỗi người chụp hình có quan niệm khác nhau về cái đẹp , tuỳ theo việc thích hình rực rỡ hay dịu êm thì tăng giảm tương quan giữa 02 đèn .
Những yếu tố phụ liên quan :
01/ trần nhà màu đậm như xanh , đỏ của rạp che thì đèn đánh bao sẽ phản tác dụng .
02/ không có trần nhà , trần nhà cao quá hoặc tối thì đèn đánh bao không có tác dụng.
03/ khi xoay máy đứng phải nhớ xoay đèn theo cho phù hợp hoặc sử dụng giá đèn chuyên dung .
04/ việc đánh bao làm tiêu hao nhiều và nhanh lượng điện trong pin.
05/ thời gian hồi phục pin là 1 yếu tố quan trọng , nhất là khi pin không còn đầy.
06/ đồ nghề sẽ cồng kềnh , nặng nề hơn.
Ý kiến bạn đọc