VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Bố cục ảnh tĩnh vật

Đăng lúc: . Đã xem 18508 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Bố cục nhiếp ảnh
Bố cục ảnh tĩnh vật

Bố cục ảnh tĩnh vật

vuanhiepanh.com Ảnh tĩnh vật có hai dạng, một là tĩnh vật ngoài trời và tĩnh vật sắp đặ
Trong nhiếp ảnh đề tài dễ chụp nhất và dễ đẹp nhất là ảnh tĩnh vật. Với một máy ảnh trên tay bạn có thể đi chụp cả ngày không chán. Và thành quả đạt được là những bức ảnh ưng ý để giải stress trong những ngày làm việc căng thẳng. Thường ảnh tĩnh vật có hai dạng, một là tĩnh vật ngoài trời và tĩnh vật sắp đặt. Nói theo chuyên môn là bố cục sắp đặt và bố cục khung hình. 


 
 Trong nhiếp ảnh đề tài dễ chụp nhất và dễ đẹp nhất là ảnh tĩnh vật. Hình minh họa.
Thiên nhiên cũng làm cho người nghệ sỹ xao xuyến rung động và những bức tĩnh vật dàn dựng đôi khi tạo cho người nhiếp ảnh một sức sáng tạo bao la. Hội họa vẽ bằng màu sắc, nhiếp ảnh vẽ bằng ánh sáng- màu sắc và ánh sáng liên kết tạo cho nhiếp ảnh một bức tranh nhiều cung bậc cảm xúc. Người nghệ sỹ đôi khi cũng có lúc thăng trầm và để tìm lại cảm xúc thật sự một thứ mà đi tìm đã khó, giữ còn khó hơn. Thiên nhiên cho ta rất nhiều điều thú vị, bất ngờ, từ bố cục, màu sắc, ánh sáng - một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo giúp cho ta hiện diện trên đời này… 

Nhưng, bạn mới bắt đầu chụp ảnh, đề tài bạn thích là ảnh tĩnh vật, làm sao để có những bức ảnh đẹp? Một vài kinh nghiệm nhỏ dưới đây sẽ gợi cho bạn những hướng sáng tác cho riêng mình.

 Hình do sinh viên Polygon chụp
Về bố cục: Bạn phải am hiểu về tỉ lệ vàng trong bố cục và khi chụp bạn có thể sáng tạo ra những bố cục lạ. Ánh sáng cũng quan trọng không kém. Bạn phải nắm vững các loại ánh sáng. Ánh sáng trong phòng có đèn dù và ánh sáng tự nhiên, đôi khi bạn có thể lợi dụng ánh sáng của cửa sổ hoặc ánh sáng phản quang của một góc phòng nào đó, chủ đề chính bạn đặt ngay nguồn sáng còn chỗ tối thì bố trí nền sao cho có không gian.

Đối với bố cục khung hình tương đối dễ nếu bạn biết cách chọn đối tượng vào điểm mạnh, đường mạnh sao cho hài hòa, bắt mắt. Lúc này bạn chỉ việc đóng khung và bấm máy. Việc chụp này tương đối dễ nhưng nếu bạn không có góc độ lạ thì bức ảnh sẽ gây nhàm chán.

 
 Hoa này mọc trong đầm lầy, nhưng nó vẫn vươn lên, mùi hương và ánh sáng huyền diệu của nó làm mê hoặc côn trùng.
Tĩnh vật ngoài thiên nhiên rất kỳ thú nếu ta biết khai thác và học hỏi được nhiều điều từ nó. Đó cũng là nguồn cảm hứng mà thiên nhiên ban tặng. Khi chụp ngoài trời bạn lưu ý phông nền phía sau (Brackground), lợi dụng sự tương phản của màu sắc để làm nổi bật chủ đề. Bức ảnh sẽ đẹp hơn, chủ đề sẽ nổi rõ hơn khi chụp bạn nên cho thiếu sáng một tí. Bố cục đơn giản bao nhiêu càng tốt, nhưng để có được nó bạn sẽ phải lao động miệt mài.

Một bố cục đẹp thì những hình khối màu sắc phải hài hòa, tạo ra nhịp điệu trong bức ảnh. Lúc này bạn cũng phải tính luôn những khoảng trống, chính nó cũng góp phần tạo ra bố cục lạ cho bức ảnh, đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh. Bố cục sắp đặt đòi hỏi bạn phải có nhiều kỹ năng, như: khả năng thẩm mỹ, quan sát, màu sắc, ánh sáng… kết hợp những yếu tố đó lại sẽ cho bạn bức ảnh đẹp như tranh vẽ. Bạn có thể tạo ra những bức ảnh có những gam màu và những kiểu ảnh khác nhau mà trong hội họa người ta gọi là những trường phái. Có thể tạo ra dạng ảnh cổ điển bằng cách chọn những màu đơn sắc (tông màu nâu nhẹ, vàng nhạt). Nếu muốn hiện đại có thể chọn tông màu sáng tạo cảm giác mọi thứ như mới… hoặc những gam màu mạnh (đỏ, đỏ đen…)

 Hình ảnh này gợi cho ta một điều gì đó chăng?
Màu sắc phải phân bổ cho hài hòa, ví dụ chụp bình hoa hồng, thì góc trái hoặc phải bạn có thể kéo màu xuống bằng cách ngắt 2, 3 cách hoa bỏ xuống dưới hoặc bạn cũng có thể để trái táo màu đỏ. Sự phân bố đó tạo cho bố cục cân đối, nhịp điệu, màu sắc thêm hài hòa.

Với một khung hình bố cục đẹp, ta có thể tạo ra những bức ảnh đẹp như tranh vẽ. Sắp xếp những điểm nhấn cũng quan trọng không kém. Trong bố cục điểm nhấn có thể tạo ra hiệu quả cao khi bạn biết nhấn chỗ nào, nhiều chỗ ta có thể buông để tạo cảm giác chiều sâu.
Điểm nhấn nổi bật có thể cho ra ngoài sáng hơn. Gam màu cũng ảnh huởng đến sự xa gần. Màu lạnh có xu hướng ở xa màu nóng thì được đẩy ra phía trước. Có những vật bạn cho khuất luôn trong tối để gợi cho người xem cảm giác tò mò. Làm cho người xem phải  coi đi coi lại nhiều lần lúc đó bạn đã thành công.

Công nghệ kỹ thuật số cho phép chúng ta tạo ra vô số bức ảnh đẹp nhưng để tạo ra cái gì đó cho riêng mình từ cái máy ảnh đôi khi làm người ta mất ăn mất ngủ, có như thế nó mới đánh thức tiềm năng sáng tạo trong con người bạn. Chúc bạn may mắn và sẽ có những bức ảnh đẹp.
 
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 32 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.6/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close