VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Một chia sẻ về bố cục nhiếp ảnh

Đăng lúc: . Đã xem 7411 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Bố cục nhiếp ảnh
Một chia sẻ về bố cục nhiếp ảnh

Một chia sẻ về bố cục nhiếp ảnh

vuanhiepanh.com Khi tôi đã bắt đầu với nhiếp ảnh, những trở ngại ban đầu tôi gặp toàn chỉ là các vấn đề kỹ thuật. Thế giới nhiếp ảnh của tôi đã bị ngập với độ dài tiêu cự, trị số f-stop, tốc độ màn trập, độ sâu trường ảnh và cả đống đặc tính kỹ thuật khác nhau. Nhưng khi những mớ bòng bong này đã được gỡ, và tôi đã có thể để cho ra một bức ảnh tương đối sắc nét và phơi sáng đúng, thì một vấn đề lớn hơn xuất hiện: Tôi nên chĩa máy ảnh vào đâu nhỉ? Nói cách khác, làm thế nào để tôi bố cục được một tấm ảnh đạt?
 
Tôi biết rằng lời khuyên phổ quát cho các tay máy mới chơi là sử dụng "quy tắc một phần ba", và những câu chuyện mang tính “cẩn thận vẫn hơn” xoay quanh vị trí đường chân trời – không nghiêng chân trời, không đặt nó vào giữa khung hình, vv. và vv. Và rồi tôi theo các quy tắc này một thời gian. Chẳng bao lâu, tôi nhận ra rằng việc áp dụng mù quáng các quy tắc này sẽ cho ra những loạt ảnh thường thường rất dễ dự đoán. Tôi biết thế nào cũng có nhiều cách tiếp cận nhiếp ảnh hơn so với những quy tắc này, nhưng tôi đã không có một định hướng rõ ràng về việc làm thế nào để tới được đó.
Bước đột phá đầu tiên đối với tôi là khi tôi đọc được cuốn sách của John Shaw "Tập trung vào thiên nhiên" (Focus on Nature). Cuốn sách này đã khuyến khích tôi nhìn vào một bối cảnh theo các kết cấu hình học (geometric forms), về màu sắc (color), và cấu trúc (texture). Vào thời điểm đó, chủ đề tôi quan tâm chính là phong cảnh thiên nhiên, những ý tưởng trong cuốn sách đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ về cách đặt các đối tượng trong khung nhìn để thấy một bố cục tổng thể. Hai phương pháp tiếp cận có lẽ là tương đương nhau, nhưng sự chuyển đổi trong quá trình suy nghĩ đã dẫn đến một thay đổi cơ bản trong các bức ảnh của tôi. Khi sự hứng thú của tôi chuyển từ phong cảnh sang chụp người, các ý tưởng nói trên vẫn còn hữu ích, nhưng với những đối tượng di chuyển liên tục, các khung hình chụp con người thay đổi thường xuyên … thì đòi hỏi tôi phải có một cách bố cục khác hơn.
Bước đột phá thứ hai, mang tính nền móng hơn, tôi đã lĩnh hội được về bố cục là khi tôi có dịp tiếp xúc với khái niệm về xếp lớp trong loạt tác phẩm của nhiếp ảnh gia Sam Abell của Hiệp hội Địa lý Quốc gia National Geographic. Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của ông là bức “Cowboys Branding Cattle, Montana” [1] ảnh này có tới 4 câu chuyện khác nhau xảy ra trong cùng một khung hình. Cho dù bức ảnh rất phức tạp nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phối cảnh (perspective), độ sâu ảnh trường và thời điểm, tất cả những câu chuyện này đều được thể hiện rất trong sáng mà không hề phá vỡ sự thống nhất chung của bố cục. Bức ảnh này có trong danh sách của 50 hình ảnh vĩ đại nhất trên trang web của National Geographic [2], dĩ nhiên còn rất nhiều ví dụ tuyệt vời về bố cục xếp lớp trong các tác phẩm của Sam Abell.
Khi nói về các chủ đề con người, kiến tạo một hình ảnh phức tạp, nhiều lớp còn khó khăn hơn bởi cảnh chụp liên tục thay đổi. Tôi cho rằng cách khởi đầu cho việc sáng tác những bức ảnh như vậy là kiếm tìm một câu chuyện thứ hai trong khung hình, ngoài chủ đề chính. Dưới đây là một vài nỗ lực của tôi.
Bức ảnh dưới đây được chụp tại một hội chơi diều ở Bangalore. (Fuji X100)



Ảnh: Mahesh Venkitachalam
Khi chụp ảnh con người, bất ngờ luôn xảy ra. Trong bức ảnh dưới đây, khi tôi đang thực hiện một bức chân dung cho một người bạn trong chiếc xe mới của cô ta, thì cậu bé kia bước lọt vào khung hình, đang ăn một cây kem. Tôi cho rằng câu chuyện thứ hai làm cho bức ảnh thêm thú vị. (Leica M9 + 50 Summilux).



Ảnh: Mahesh Venkitachalam
Tôi chụp bức ảnh dưới đây tại một quán ăn địa phương ở Bangalore. Có rất nhiều câu chuyện xảy ra trong khung hình. (Fuji X100)



Ảnh: Mahesh Venkitachalam
Có khá nhiều phương cách cho ảnh đa lớp. Một ý tưởng phổ biến là để tìm một nền ảnh tĩnh và thú vị rồi đợi một câu chuyện nảy sinh. Tôi cảm thấy rằng phương pháp này là hiệu quả nhất khi bạn có một ý tưởng rõ ràng về câu chuyện bạn muốn nói, hơn là bạn hy vọng cho một sự trùng hợp ngẫu nhiên sẽ xích lại gần nhau tất cả đối tượng cùng một lúc, trong một bố cục hoàn hảo. Với các đối tượng liên tục di chuyển, mà có thể thể hiện được nhiều câu chuyện trong một khung hình mà không phá vỡ bố cục tổng thể có vẻ như bất khả thi. Một nhiếp ảnh gia thành công trong việc khai triển ý tưởng này, đến mức đỉnh cao của sự phức tạp là Alex Webb [3] của Magnum.
Phân tầng / lớp cũng chỉ là một cách trong bố cục, và tương tự như việc áp dụng ý tưởng vào thực tế, nếu áp dụng quá mức sẽ rất dễ mất đi sức sống của ảnh. Tôi không hề có ý rằng tính thẩm mỹ trong bố cục nhiếp ảnh chỉ cần tối giản theo các quy luật là đủ, hoặc chụp ảnh luôn cần phân tích theo cách như vậy. Trong thực tế, phương pháp tiếp cận cá nhân của tôi dần dà sẽ là bỏ bớt lý thuyết ở nhà và gần gũi hơn nữa với đối tượng, hy vọng rằng những hiểu biết và suy nghĩ đã học được sẽ âm thầm thể hiện ở trong những bức ảnh.
Nếu bạn thấy bế tắc trong vấn đề bố cục, hãy thử, khám phá ý tưởng về xếp tầng lớp, biết đâu lại tạo ra sức sống mới trong các tác phẩm của bạn. Tuy nhiên, đừng có đặt nặng vấn đề lý thuyết, tôi xin tặng các bạn một câu nói của một nghệ sĩ bậc thầy:
“Now to consult the rules of composition before making a picture is a little like consulting the law of gravitation before going for a walk.
Such rules and laws are deduced from the accomplished fact; they are the products of reflection.”
"Giờ đây mà cứ tham khảo các quy tắc bố cục trước khi chụp ảnh thì cũng tựa như là tham khảo quy luật trọng trường truớc khi đi dạo vậy.
Những quy tắc và quy luật đó đã được rút ra từ thực tế người ta đã làm, chúng chỉ là tái hiện lại mà thôi".
– Edward Weston
Mahesh Venkitachalam
Tháng 7 2012, Bangalore
Chú thích
[1] The Photographic Life viết bởi Leah Bendavid-Val và Sam Abell (ISBN 0847824969)
[2] National Geographic 50 greatest photographs: 
http://ngm.nationalgeographic.com/ngm/50-best/
[3] The Suffering of Light viết bởi Geoff Dyer và Alex Webb (ISBN 1597111732)
http://www.luminous-landscape.com/essays/notes_on_composition.shtml
 
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 17 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.3/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close