VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

kỹ thuật đo sáng

Đăng lúc: . Đã xem 9998 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ánh sáng nhiếp ảnh
kỹ thuật đo sáng

kỹ thuật đo sáng

vuanhiepanh.com Khi chụp ảnh, việc đầu tiên là máy phải đo mức độ ánh sáng để tính toán sự phơi sáng thích hợp
Đo sáng - 11:14:46 AM | 04/06/2012
 
. Thông thường, ánh sáng trong các trường hợp khác nhau có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phơi sáng của chủ thể. Ví dụ, môi trường ánh sáng mạnh có thể khiến máy phơi sáng yếu làm chủ thể bị tối và các vùng xung quanh tối hơn hoặc máy phơi sáng quá mức khiến chủ thể bị dư sáng trong khi các vùng xung quanh bị tối. Vì vậy, đôi khi nên đặc biệt sử dụng các kỹ thuật đo sáng thông dụng sau:
 

Đo sáng bên ngoài chủ thể

Nếu bạn sử dụng bất kỳ kỹ thuật đo sáng nào được trình bày ở đây để chụp các chủ thể quá tối hay quá nhạt màu nhưng lại chiếm phần lớn khung hình thì sẽ khiến máy cố phơi sáng chủ thể cho thích hợp nhưng lại giảm ánh sáng hay làm dư sáng quá mức phần hậu cảnh xung quanh. Để khắc phục điều này, bạn hãy đo sáng ở những điểm sáng trung tính. Ví dụ, những mái vòm trắng của nhà hát Sydney đang trắng xóa dưới ánh sáng mặt trời nên máy ảnh sẽ chỉnh độ phơi sáng thấp xuống nhằm điều hòa ánh sáng của mái vòm nếu chúng ta không áp dụng phương pháp này.
 
Đo sáng đa điểm – Multi Segment Metering
  

Còn được gọi bằng các thuật ngữ như multi-zone, matrix hay evaluative metering. Kỹ thuật này chia khung hình thành nhiều phần rồi đo ánh sáng trong từng phần. Sau đó, máy sẽ chọn độ phơi sáng thích hợp nhất để vừa điều hòa được các vùng tối lẫn các vùng sáng. Kỹ thuật đo sáng đa phần này là kỹ thuật tinh vi nhất trong mọi kỹ thuật đo sáng. Kỹ thuật đo sáng đa phần lấy thông số trong tất cả các vùng ánh sáng của lưới tổ ong. Kỹ thuật này thích hợp trong mọi trường hợp, nhất là khi chụp phong cảnh.

Đo sáng trung tâm - Center Weighted Metering


Kỹ thuật này đo ánh sáng từ toàn bộ khung hình nhưng chú trọng phần chính giữa. Kỹ thuật này hỗ trợ tốt nhất khi người chụp muốn tập trung vào chủ thể ở giữa khung hình hơn các phần xung quanh. Kỹ thuật này rất hữu dụng khi chụp chân dung hay các chủ thể có ánh sáng đều với những vùng xung quanh. 

Đo sáng điểm – Sport Metering

ky thuat do sangky thuat do sangky thuat do sang   

Kỹ thuật này chỉ đo sáng trong một vùng nhỏ chính giữa khung hình. Kỹ thuật này hữu dụng trong những cảnh có độ tương phản cao như khi chủ thể bị rọi sáng hay khi có ánh sáng nghịch mạnh. Nó đặc biệt hữu dụng để quyết định độ phơi sáng trong một vùng rất nhỏ và đặc biệt. Bạn phải rất tỉ mỉ để xác định vị trí vùng chọn nếu không sẽ đo sáng sai. 

Giá trị phơi sáng (EV) 

Người chụp ảnh thường bị bối rối với quá nhiều con số về trị số khẩu độ và tốc độ màn trập, thế nhưng giá trị phơi sáng được trình bày dễ dàng hơn với số nguyên. Mỗi giá trị phơi sáng tương ứng với một lượng phơi sáng cụ thể hay một lượng ánh sáng chạm đến bộ phận ghi nhận ảnh trong suốt thời gian phơi sáng. Giá trị này phụ thuộc vào tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy bắt sáng. Mỗi giá trị phơi sáng cũng tương ứng với các kết hợp giữa những tốc độ màn trập và khẩu độ khác nhau cho cùng một giá trị phơi sáng giống nhau.

Bảng giá trị phơi sáng (ở ISO 100)

 
Ở bảng trên, với ISO 100, tốc độ màn trập 1/8 và khẩu độ f/2,8 cho cùng giá trị phơi sáng là 6 so với cặp tốc độ màn trập 1giây và khẩu độ f/8. Tương tự, với ISO 100, giá trị phơi sáng 15 có thể là 1/250 với f/11, 1/125 với f/16, 1/60 với f/22, hoặc các cặp kết hợp cho cùng giá trị khác. Bạn cũng có thể thấy rằng nếu tăng giá trị phơi sáng thêm 1 thì sẽ giảm một nửa lượng ánh sáng đi qua trong khi giảm giá trị phơi sáng xuống 1 thì lượng ánh sáng chạm vào bộ phận ghi nhận hình ảnh sẽ tăng gấp đôi.

Sự bù trừ giá trị phơi sáng (EV Compensationn - EVC)

Máy ảnh hiện đại ngày nay có bộ phận đo sáng tiên tiến sẽ giúp bạn xác định giá trị phơi sáng chính xác.  Nhưng cho dù máy móc có thông minh đến mức nào thì cũng có những lúc chúng bị nhầm lẫn và không thể cho bạn giá trị phơi sáng như mong muốn. Trong trường hợp này, kỹ thuật bù trừ giá trị phơi sáng được trang bị trong các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Kỹ thuật bù trừ giá trị phơi sáng cho người chụp điều chỉnh giá trị phơi sáng đa được đo. Tùy máy ảnh mà chế độ bù trừ giá trị phơi sáng có thể từ - 2 EV đến + 2 EV hay - 5 đến +5 EV trong mức bù trừ 0,3 EV hoặc 0,5 EV. Có lẽ để cố trình bày một cách logic với người sử dụng mà chế độ bù trừ giá trị phơi sáng hiển thị trên máy ảnh lại khác so với những gì chúng ta biết ở trên. Như đa đề cập, khi tăng EV lên 1 nghĩa là giảm lượng ánh sáng đến bộ phận ghi nhận hình ảnh. Trên cơ sở đó, người chụp ảnh giỏi sẽ tăng EV lên 1 khi ông muốn chụp một bức ảnh tối hơn. Tuy nhiên, có một sự trái ngược hoàn toàn trên hiển thị của hệ thống đo sáng của máy ảnh. Khi tăng EV trong hệ thống đo sáng của máy nghĩa là tăng độ phơi sáng và khi giảm EV nghĩa là giảm độ phơi sáng.

Chế độ bù trừ độ phơi sáng

Chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng (bracketing) là kỹ thuật chụp một loạt nhiều tấm trên cùng một chủ thể với các thiết lập thông số khác nhau để bạn có thể lựa ra tấm ảnh ưng ý nhất. Chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng (bracketing) có thể chụp một loạt ảnh với các thông số khác nhau về tốc độ màn trập, khẩu độ, độ nhạy sáng ISO hay các thông số khác để có được kết quả như mong muốn. Nhưng thông thường, khi không đề cập đến các thông số trên thì chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng (bracketing) sẽ chụp một loạt ảnh với các mức độ phơi sáng khác nhau. Chế độ này vô cùng quan trọng trong các trường hợp ánh sáng khó chụp. Bạn có thể chụp bằng tay một cảnh ba lần như sau: lần thứ nhất độ phơi sáng được xác định bởi hệ thống đo sáng của máy, lần thứ 2 độ phơi sáng cao hơn một chút và lần thứ 3 độ phơi sáng thấp hơn lần thứ 1 một chút. Nhiều nhiếp ảnh gia chụp một loạt từ 5 đến 7 độ phơi sáng khác nhau để đảm bảo sẽ có được một bức ảnh ưng ý. Điều này đặc biệt thường thấy ở những nhiếp ảnh gia chụp film, họ cần bảo đảm sẽ có một độ phơi sáng hoàn hảo. Nhiều máy ảnh còn có chức năng tự động thay đổi độ bù trừ mức phơi sáng (theo thứ tự các bước và các khung hình bạn đa chọn) khi bạn nhấn nút thả màn trập. 


Nếu gặp phải một cảnh rất khó chụp như có ánh sáng nghịch quá chói (thường gây dư sáng) hay một cảnh mà chủ thể bị chìm trong màn tối (thường gây thiếu sáng), thì bạn hãy nhớ dùng mức tăng giảm EV nhỏ hơn hoặc chụp ở chế độ bù trừ độ phơi sáng (bracketing).

Bù trừ độ  phơi sáng bằng đèn Flash

Bù trừ độ phơi sáng bằng đèn flash (FEC) là một chức năng thường thấy trong máy ảnh có đèn flash liền và cả máy có đèn flash rời. Nó cho phép bạn tăng hoặc giảm cường độ các loạt ánh sáng flash phát ra. Một số máy ảnh còn có chức năng chụp bù trừ độ phơi sáng bằng đèn flash cho phép máy tự động chỉnh một loạt độ phơi sáng khác nhau bằng các cường độ ánh sáng flash khác nhau mà không cần thay đổi tốc độ màn trập và/hay khẩu độ. Bạn chỉ cần lưu ý rằng hãy nhớ trả mọi thiết lập bù trừ độ phơi sáng về mức trung bình (là 0) sau khi chụp. Khi cả EVC và FE C được sử dụng thì hiệu quả sẽ tăng chồng lên. Hãy kiểm tra xem bạn đa trả lại mọi giá trị thiết lập hay chưa trước khi cho rằng máy ảnh bị hỏng khi thấy những bức ảnh bị thiếu sáng hoặc dư sáng.

Biểu đồ sáng

Nhiều máy kỹ thuật số ngày nay biểu thị độ phơi sáng của một bức ảnh bằng biểu đồ trên màn hình. Nếu bạn học toán thống kê ở trường bạn sẽ thấy biểu đồ là các bản đồ thị cơ bản thể hiện các tần số được thống kê. Một bức ảnh được tạo thành từ các điểm ảnh có giá trị từ 0 đến 255 để điễn tả độ sáng. Thang giá trị từ 0 đến 255 được lấy làm trục hoành của biểu đồ và trục tung biểu thị số lần các điểm ảnh của mỗi giá trị ở trục hoành xuất hiện trên bức ảnh.

Các trục đo giá trị của biểu đồ

 


 
 Vì vậy, một biểu đồ nghiêng về bên trái cho thấy bức ảnh thiếu sáng và tối, trong khi một biểu đồ nghiêng về bên phải cho thấy bức ảnh dư sáng và bị chói sáng. Thông thường, các bức ảnh có biểu đồ thẳng hay hình khối là những bức ảnh có độ phơi sáng hợp lý.
Mặc dù biểu đồ hữu dụng trong việc đo độ phơi sáng nhưng không biểu đồ nào là “tốt” hay “tệ” cả. Một số bức ảnh như hai bức ở trên có biểu đồ nghiêng hẳn về một phía nhưng như bạn thấy đấy, chúng là những bức ảnh hoàn hảo ở mọi góc độ và chủ thể chính đa được thể hiện rất tốt

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close