VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Đo sáng trên máy ảnh hiệu quả

Đăng lúc: . Đã xem 8537 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Đo sáng
Đo sáng trên máy ảnh hiệu quả

Đo sáng trên máy ảnh hiệu quả

vuanhiepanh.com Nhiếp ảnh là trò chơi Ánh sáng , đo sáng quyết định ảnh đẹp
 

Chỉ định : đã biết trước định nghĩa các chế độ A,S,P,M, Auto

  • Đo sáng trên máy ảnh nó là gì : trước tìm hiểu về cách đo sáng chúng cũng nên liếc qua 1 chút cái máy ảnh để biết nó là cái gì, và ở đâu trên cái máy ảnh
    Đầu tiên là các chế độ đo sáng mà máy ảnh cung cấp cho bạn bao gồm:
  • Spot Metering - đo sáng điểm lấy nét: nếu bạn lấy nét vào đâu thì nó sẽ đo sáng tại đó
  • Matrix Metering (nikon) - đo sáng toàn bộ khuôn hình: nó sẽ cộng trung bình ánh sáng của cả khuôn hình vào rồi tính ra 1 cách trung bình nhất ánh sáng của khuôn hình nhưng vẫn có chút ưu tiên tại điểm lấy nét.
  • Center – Weighted - đo sáng giữa khuôn hình: khá giống như lấy nét vùng nhưng nó chỉ lấy nét quanh vùng trung tâm (cho các máy cấu hình thấp để tiết kiệm chi phí)
  • Partial đo sáng vùng quanh điểm lấy nét: khi bạn lấy nét ở điểm nào thì nó sẽ đo sáng ở những vùng xung quanh điểm lấy nét và cho ra kết quả.
  • Đo sáng toàn diện lúc chỉ cho kết quả chính xác và đẹp nếu khuôn ảnh của bạn có ánh sáng đêu đặn
  • Đo sáng vùng và đo sáng điểm sẽ cho kết quả chính xác hơn, tùy thuộc vào chủ thể của bạn to hay nhỏ thì bạn cân nhắc chế độ đo sáng phù hợp.
  • Tuy nhiên những điều trên chỉ là cơ bản nhất khi bạn sử dụng các chế độ auto (S,P,A, Auto) và nếu khi bạn đang muốn chuyển mình sang 1 bước mới, để có khuôn ảnh chính xác hơn về ánh sáng, thì hãy chụp Manual, và dùng các chế độ A,S để đo sáng.

Cách đo sáng và ý nghĩa của nó :

  • Thứ nhất chúng ta xác định là sẽ chụp ở chế độ manual để có dc những bức ảnh đồng nhất về ánh sáng (chú ý 1 : ánh sáng chủ đạo ko thay đối, nếu có thay đổi phải đo lại)
Các bước thực hiện :
  1. Chuyển sang chế độ đo sáng điểm trên máy.
  2. Chọn chế độ chụp A hoặc S để đo sáng
    < >Nếu là ánh sáng tự nhiên/hot light và mạnh thì chọn chế độ A sau đó qui định khẩu độ mà bạn muốn.Nếu dùng đèn strobe/Flash thì chọn chế độ S, và qui định tốc độ chụp là 1/200 và đoNếu ánh sáng yếu thì đặt chế độ A sau đó đo vào vùng tối nhất mà bạn vẫn muốn có chi tiết hoặc chủ thể, nó sẽ cho bạn tốc độ, sau đó tăng iso dần lên cho đến khi nào chỉ số tốc độ đạt xấp xỉ chỉ số tiêu cự đang sử dụng (ví dụ tiêu cự 50 thì tốc ít nhất phải 1/50 để ko bị nhòe do run tay), sau đó chuyển lại sang chế độ S, cài tốc độ là tốc độ mà bạn đo dc trong mode A vừa rùi, sau đó tiến hành đo những phần con lại.Cách đo là cứ đưa máy vào từng vùng sách chênh lệch khác nhau bạn sẽ có dc các chỉ số thay đổi Khẩu độ hoặc tốc độCách tính độ lệch sáng dựa trên các chỉ số vừa đo :
    • Sau khi đo xong các bạn sẽ có dc những chỉ số về tốc độ và khẩu độ.
    • Trước khi nói típ chúng ta cần tìm hiểu 1 vài khái niệm như sau :
    • Trong nhiếp ảnh người ta qui định khi ánh sáng tăng gấp đôi hay giảm đi 1 nửa thì ng ta gọi đó là tăng hoặc giảm 1 Stop , khi điều chỉnh ánh sáng trên ảnh ng ta cho phép điều chỉnh tối thiểu 1/3 Stop cho mỗi lần chỉnh (tức là tăng /giảm 0.33% lượng sáng)
    • Cái rất hay mà mọi người ít chú ý là : khi các bạn dùng bánh xe để tăng hoặc giảm Iso/Tốc độ/Khẩu độ 1 nấc tương ứng với việc các bạn tăng hay giảm sáng 1/3 Stop do đó khi bạn kéo 1 thông số này lên 1 nấc và kéo thông số kia lên 1 nấc thì có nghĩa là ánh sáng ko đổi.
    • Iso và Tốc độ thì khi chỉ số tăng/giảm gấp đôi/1 nửa thì ánh sáng cũng tăng/giảm gấp đôi/1 nửa tương ứng, nhưng với khẩu độ thì khác, tăng sáng gấp đôi hay giảm 1 nửa thì chỉ số khẩu độ chỉ thay đổi 1.4 lần xấp xỉ căn 2 mà thôi ví dụ :khẩu từ 1.4 - > 2 : ánh sáng giảm 1 nửa = 1 stop từ 5.6 -> 4 : ánh sáng tăng gấp đôi = 1 stop[và ứng với mỗi nấc bánh xe khi thay đổi khẩu độ ta đã thay đổi 1/3 stop.
    • Vậy là mọi ng đã biết sự tương quan các chỉ số, và bây giờ chúng ta hoàn toàn qui đổi các chỉ số lệch tốc độ và khẩu độ đó ra các Stop, để biết chỗ này chênh lệch với chỗ kia bao nhiu Stop.
    • Chú ý 2 : nếu điểm A và điểm B lệch nhau từ 3 Stop trở lên (8 lần), điểm A là điểm sang và điểm B là điểm tối thì khi đó nếu ta lấy đúng sáng điểm A thì điểm B bị đen, và lấy đúng sáng điểm B thì điểm A bị Trắng, nghĩa là nếu chủ thể của bạn có 2 điểm chính như thế và bạn có ý định ko dùng bất kì thứ gì hỗ trợ ánh sáng mà vẫn để ánh sáng tự nhiên thì lời khuyên là ko nên chụp vì như thế ảnh sẽ bị bệt hoặc cháy, hãy nghĩa cách xoay chuyển khuôn hình sao cho ko có điểm chính nào lệch nhau quá 3 stop.
Và tất nhiên khi đã có các số đo và cách tính độ lệch sáng, thì việc còn lại của bạn là, xoay chuyển góc ảnh để có ánh sáng phù hợp, hoặc sẽ dùng nó để chơi đèn Strobe bổ sung, hoặc dùng hắt sáng để có ánh sáng đẹp hơn


Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 2.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close