VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Kỹ thuật nháy đèn flash căn bản

Đăng lúc: . Đã xem 17768 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ánh sáng nhiếp ảnh
Kỹ thuật nháy đèn flash căn bản

Kỹ thuật nháy đèn flash căn bản

vuanhiepanh.com Ánh sáng mặt trời là nguồn sáng đẹp nhất trong tất cả các nguồn sáng nhưng không phải mọi lúc, mọi nơi nguồn sáng này luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhà nhiếp ảnh.
Khi đó, nhà nhiếp ảnh sẽ dùng thêm một nguồn sáng nhân tạo là đèn flash. Bạn luôn nhớ một điều rằng:“chất lượng của nguồn sáng quyết định chất lượng hình ảnh”. Nếu bạn cho rằng sử dụng đèn flash rất khó, thì có lẽ bạn chưa nắm bắt được những kỹ thuật trong đánh đèn flash. Dưới đây là một số vấn đề căn bản trong đánh đèn flash.

Đánh đèn flash với tản sáng (Diffuser)


Tản sáng là dụng cụ làm cho ánh sáng khuếch tán và mềm mại. Khi đánh bằng đèn flash mà không dùng tản sáng ánh sáng sẽ gắt, và tạo nhiều vùng bóng đổ đậm rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, trong thể loại ảnh chân dung chụp với flash, ánh sáng khuếch tán còn khiến da mặt trở nên láng mịn, xoá bỏ những khiếm khuyết trên khuôn mặt. Tản sáng có thể làm bằng vải, giấy hoặc nhựa trong suốt mà ánh sáng đèn có thể đi qua và tản ra.

Hình bên trái dùng tản sáng, vùng bóng đổ dưới cằm êm dịu. Hình bên phải đánh trực tiếp, bóng đổ dưới cằm gắt, đậm và mất chi tiết.

Đánh đèn flash với hắt sáng:


Hắt sáng (phản quang) là các dụng cụ phản chiếu ánh sáng được dùng như một nguồn sáng thứ cấp dùng để phủ sáng vào các vùng tối trên chủ thể phụ hoạ với nguồn sáng chính là đèn flash. Thông thường hắt sáng có hai màu là màu bạc và màu vàng. Hắt sáng màu bạc cho tone ánh sáng trắng lạnh và màu vàng cho tone vàng ấm. Nếu bạn không có hắt sáng bạn có thể dùng giấy bạc, tấm xốp, giấy tint foild, các loại mica phản quang…


Đặt đèn bên trái khuôn mặt. Hình bên trái dùng hắt sáng đặt hắt sáng bên phải, gò má phải đủ sáng. Hình bên phải không dùng hắt sáng, gò má phải bị tối gắt.

Đánh đèn gián tiếp:


Một trong những cách làm ánh sáng đèn flash dịu đi và lan toả là đánh flash không trực tiếp vào chủ thể mà đánh phản chiếu từ các bề mặt hắt được ánh sáng như trần, tường nhà hoặc tấm hắt sáng… Nghiên cứu kỹ bố cục và quyết định hướng tới của ánh sáng phản chiếu là vấn đề cốt lõi trong cách đánh đèn gián tiếp (lưu ý bóng đổ sẽ không hiện diện trước khi đèn flash nháy mà nó chỉ hiện diện trên kết quả, đòi hỏi người chụp phải lưu ý lựa chọn hướng nguồn sáng phù hợp để chủ thể không nằm trong vùng bóng đổ)

Hình bên trái, đánh flash gián tiếp từ trần ánh sáng mềm dịu tự nhiên. Hình bên phải, đánh trực tiếp, ánh sáng gắt và gương mặt không rõ khối.

Đồng bộ đèn tốc độ cao (Auto FP Hight-Speed Sync):


Tốc độ của màn trập là 1 trong 3 đại lượng quyết định lượng EV. Với tốc độ màn trập đóng nhanh bạn có thể ghi nhận được các vật chuyển động nhanh, nhưng do thời lượng phơi sáng ít do đó ảnh sẽ rất tối. Với việc đánh flash “đồng bộ tốc độ cao – auto hight-speed sync” bạn có thể gán tốc độ ăn đèn đồng bộ với tốc độ màn trập đóng nhanh, thời lượng cho phép lên đến 1/4000s (tuỳ theo DSLR và flash). Ngoài ra, đánh flash “đồng bộ tốc độ cao” cho phép bạn cân bằng được EV giữa hậu cảnh và chủ thể, hoặc nó cũng cho phép bạn mở khẩu lớn mà không lo đến việc bù trừ với tốc độ đóng màn trập nhanh bị giới hạn bởi khả năng đánh flash thông thường.

Chụp với tốc độ cao để ghi nhận những giọt nước. Hình bên trái dùng flash, chủ thể đủ sáng. Hình bên phải, không đánh flash chủ thể thiếu sáng.

Đồng bộ tốc độ thấp (Slow-Sync):


Độ phủ của flash không là vô tận, nó được giới hạn bởi GN (guide number – chỉ số công suất đèn). Với việc đánh flash thông thường, ảnh sẽ bị nông cạn và thiếu chiều sâu do độ phủ của đèn flash giảm dần vì thế vùng hậu cảnh có thể nằm ngoài vùng phủ sáng. Chế độ Slow-Sync cho phép đánh đèn trong lúc chụp với tốc độ chậm. Với chế độ này, bạn có hai hiệu quả ánh sáng cùng một lúc, đèn flash sẽ “tạm thời” bắt chủ thể đứng im để ảnh của chủ thể sắc nét, và tốc độ đóng màn trập chậm làm cho thời lượng ánh sáng qua ống kính đủ để ảnh của vùng hậu cảnh đúng sáng. Nên dùng tripod để chụp và sử dụng chế độ đo sáng ma trận trong chế độ Slow-Sync.

Hình bên trái, sử dụng Slow-Sync, cả chủ thể và background đúng sáng, ảnh có chiều sâu. Hình bên trái, dùng normal sync, ảnh chủ thể đúng sáng nhưng vùng background thiếu sáng, mất chiều sâu.

Dùng Gel màu để bù trừ màu:


Bạn có thể dùng gel màu là các miếng plastic màu trong suốt, để bù trừ những màu bị ám trong khung cảnh. Hoặc cũng có thể dùng các gel màu để tăng tính thẩm mỹ và sáng tạo cho bức ảnh.

Hình bên trái, dùng flash và gắn gel màu đỏ + ống kính gắn kính lọc màu xanh cho ảnh có tone màu ấn tượng. Hình bên phải, đánh flash và không dùng thêm gì cả, ảnh bình thường.

Chụp bằng nhiều đèn flash:


Bạn có thể dùng nhiều flash với nhiều công suất khác nhau để đánh sáng theo đúng chủ ý của bạn. Không có nguyên tắc giới hạn số lượng flash bạn cần dùng cho khung hình, đặc biệt là trong thể loại chụp ảnh với các vật phản quang như bề mặt kim loại, thuỷ tinh, đồ trang sức… Một nguồn sáng mạnh có thể làm toàn bộ khung ảnh sáng nhưng sẽ có những điểm phản quang bị sáng loé, trong lúc này nênbố trí nhiều nguồn sáng để cân bằng sáng cho toàn bộ khung ảnh và không có điểm nào sáng loé. Nếu đang sử dụng máy ảnh Nikon, bạn nên nhớ rằng có rất nhiều máy Nikon DSLR hỗ trợ CLS là đánh sáng nhiều đèn một lúc và không cần thêm các thiết bị hỗ trợ bên ngoài để truyền tín hiệu.


Hình bên trái, dùng một đèn chủ gắn trên máy và hai đèn đơn vị, ảnh thể hiện được rõ chất liệu. Hình bên phải, dùng một flash chất lượng ảnh nghèo nàn.
Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 28 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.7/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close