VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Phơi sáng nhiếp ảnh Khẩu độ, ISO và Tốc độ

Đăng lúc: . Đã xem 14582 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Khái niệm ánh sáng
Phơi sáng nhiếp ảnh  Khẩu độ, ISO và Tốc độ

Phơi sáng nhiếp ảnh Khẩu độ, ISO và Tốc độ

Hiểu, làm chủ và sử dụng tam giác phơi sáng này một cách hữu hiệu chính là phần quan trọng nhất tạo để phát triển trực giác của một tay ảnh cứng.
Phơi sáng trong nhiếp ảnh xác định độ sáng hay tối của hình ảnh sẽ được máy ghi lại. Điều này được quyết định bởi 3 yếu tố: Aperture - Khẩu độ, ISO - Độ nhạy sáng, và Shutter speed - Tốc độ chụp. 3 yếu tố này kết hợp lại gọi là tam giác phơi sáng. Hiểu, làm chủ và sử dụng tam giác phơi sáng này một cách hữu hiệu chính là phần quan trọng nhất tạo để phát triển trực giác của một tay ảnh cứng.

Hiểu hơn về phơi sáng

Để đạt được độ phơi sáng chuẩn có thể so sánh nôm na như việc hứng những giọt mưa vào trong xô. Khi mà mật độ mưa không thể điều chỉnh được, chỉ có thể điều chỉnh 3 tham số: Bề mặt tiếp xúc rộng, thời gian hứng mưa và số lượng mưa cần thu được. Ta cần phải bảo đảm rằng chúng ta không thu được quá ít (underexposed), nhưng chúng ta cũng không lấy quá nhiều (overexposed). Và như thế sẽ có nhiều cách kết hợp bề mặt, thời gian và số lượng để thu được kết quả mong muốn. Ví dụ: cùng với mật độ mưa, chúng ta có thể giảm bớt thời gian bằng cách tăng diện tích bề mặt. Nếu cùng thời gian đó, diện tích bề mặt ít đi thì rõ ràng chúng ta sẽ thu được ít nước hơn.

Trong nhiếp ảnh, phơi sáng kết hợp bởi Khẩu độ, Tốc độ và ISO có ý nghĩa tương đương với diện tích bề mặt, thời gian và số lượng như đã ví von ở trên. Thêm nữa, mật độ mưa không thể điều chỉnh được cũng giống như ánh sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh vậy.


Tam giác phơi sáng: Khẩu độ, ISO và Tốc độ
CE01.png 
Mỗi tham số tác động đến tính phơi sáng một khác:

Khẩu độ: điều khiển diện tích cho phép ánh sáng đi vào trong máy ảnh.

ISO: Điều khiển độ nhạy của cảm biến máy ảnh đối với lượng ánh sáng được ghi nhận.

Tốc độ: Điều khiển thời gian thu nhận ánh sáng.

Do đó, có nhiều tổ hợp 3 tham số trên để mang lại cùng kết quả phơi sáng. Nhưng mỗi tham số lại ảnh hưởng đến những thuộc tính khác của ảnh. Ví dụ: Khẩu độ: ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, tốc độ: ảnh hưởng đến bóng/vết của đối tượng di chuyển, và ISO: ảnh hưởng đến nhiễu.

Các phần tiếp theo sẽ mô tả kỹ hơn từng tham số: là như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến kết quả phơi sáng.


Tốc độ

Tốc độ chụp được xác định khi cảm biến của máy ảnh được mở và đóng lại để nhận ánh sáng từ ống kính. Đó chính là khoảng thời gian ánh sáng được phép đi vào camera. Tốc độ chụp - Shutter Speed còn có một tên gọi khác là thời gian phơi sáng - Exposure Time.

Ảnh hưởng của tốc độ chụp lên kết quả phơi sáng có lẽ là đơn giản nhất. Nó có tính tương quan 1:1 với lượng ánh sáng đi vào trong camera. Ví dụ: khi thời gian phơi sáng gấp đôi, thì lượng ánh sáng đi vào camera cũng tăng gấp đôi. Và tốc độ cũng là tham số có khoảng rất rộng, được dùng trong từng trường hợp cụ thể:
phoi-sang
Kết quả: Tốc độ là tham số rất mạnh mẽ để bắt gọn hoặc phóng đại sự chuyển động.

phoi-sang 
Với thác nước hoặc những hình ảnh sáng tạo khác, đôi khi người chụp mong muốn làm mờ những chuyển động đó (tham khảo: cách làm mờ chuyển đông), nhưng trong hầu hết các trường hợp nên tránh làm mờ. Vì vậy mà mọi người thường quan tâm đến tốc độ để thu được kết quả là moojto hình ảnh sắc nét.

Làm thế nào để biết tốc độ nào là phù hợp để chụp bằng tay được bức ảnh sắc nét? Cách tốt nhất là chụp dựa trên bảng ví dụ ở trên, và điều chỉnh lại sau khi xem kết quả ở chế độ zoom chi tiết. Nếu hình ảnh bị mờ, nên tăng tốc độ chụp hơn nữa và cố gắng giữ chắc tay hoặc sử dụng tripod.

Chúng ta sẽ quay lại chủ đề sử dụng tốc độ chụp một cách sáng tạo sau. Trong nội dung này, chủ yếu để hiểu các tham số cơ bản đã.

Khẩu độ

Điều chỉnh khẩu độ chính là điều chỉnh diện tích mắt ống kính để cho phép ánh sáng đi vào trong. Nó được xác định bằng giá trị f-stop, có tính nghịch đảo với diện tích, khi f càng nhỏ thì diện tích mở càng lớn và ngược lại.

phoi-sang 
Mỗi khi f giảm đi một nửa, thì diện tích mở tăng gấp bốn lần. Nhưng hầu hết chúng ta thường nhớ đến những tham số f làm tăng gấp đôi diện tích mở.
phoi-sang
Kết hợp giữa khẩu độ và tốc độ trên đều mang lại một kết quả chung. Chú ý: tốc độ chụp không phải lúc nào cũng tăng chính xác gấp đôi hoặc giảm một nữa, nhưng chúng thường gần chính xác, sự khác biệt là không đáng kể.

Những giá trị f-stop trên là những tùy chọn tiêu chuẩn của bất kỳ máy ảnh nào, mặc dù có thể cho phép điều chỉnh tinh hơn như f/3.2 hoặc f/6.3. Và các khoảng này cũng phụ thuộc vào nhiều máy ảnh hoặc ống kính. Ví dụ: các dòng máy compact thì thường trong khoảng f/2.8 - f/8.0, trong khi các dòng máy DSLR thì có khoảng từ f/1.4 đến f/32 tùy từng ống kính. Một khoảng khẩu độ hẹp tường không phải là vấn đề lớn, nhưng với khoảng lớn hơn cho phép linh hoạt và sáng tạo hơn.

Chú ý: Với nhiều ống kính, khả năng thu nhận ánh sáng cũng bị ảnh hưởng bởi việc truyền tải, mặc dù điều này vẫn ít hơn nhiều so với độ mở của ống kính, và nằm ngoài tầm kiểm soát. Ảnh hưởng của việc truyền tải ánh sáng thường rõ rệt hơn trong khoảng zoom lớn. Ví dụ: với ống 24-105 f/4 thường sẽ thu nhận được ít hơn từ 10-40% tại f/4 so với ống 24-70 f/2.8 cũng tại f/4.

Kết quả: Ảnh hưởng của khẩu độ lên kết quả nhận được chính là độ sâu của trường ảnh (là khoảng cách mà các đối tượng nằm trong khoảng đó được nhìn thấy rõ nét). Giá trị f-stop nhỏ mang lại trường ảnh mỏng hơn:

phoi-sang 

ISO

ISO xác định độ nhạy sáng của máy ảnh với ánh sáng thu nhận được. Tương tự như tốc độ, nó có quan hệ 1:1 với kết quả phơi sáng khi tăng hoặc giảm. Nhưng khác với khẩu độ và tốc độ, cần phải giảm giá trị ISO do ISO càng cao thì càng tăng độ nhiễu của ảnh. Thường ISO sẽ được tăng khi khẩu độ và tốc độ không thể đạt được kết quả mong muốn.
phoi-sang 
Giá trị ISO thường dùng là 100, 200, 400, 800, mặc dù một số máy ảnh cho phép thấp hơn hoặc cao hơn nữa. Với máy compact ISO thường có giá trị từ 50-200, trong khi đó DSLR thường có giá trị từ 50-800 và cao hơn.

Chế độ chụp

Hầu hết các máy ảnh số đều có một số chế độ chuẩn: Auto, Program (P), Ưu tiên Khẩu độ - Aperture Priority (Av), Ưu tiên tốc độ - Shutter Priority (Tv), Tự điều chỉnh (M). Các chế độ Av, Tv, và M là các chế độ để chúng ta "sáng tác".

Mỗi chế độ đều sử dụng tam giác phơi sáng trên để mang lại kết quả. Có chế độ điều chỉnh cả 3 tham số cho chúng ta, các chế độ khác cho phép người chụp chọn một tham số để điều chỉnh, còn camera sẽ tự điều chỉnh các tham số còn lại. Bảng dưới đây sẽ mô tả chi tiết từng chế độ chụp:
phoi-sang
Thêm vào đó, máy ảnh còn có thêm một số chế độ mặc định: phong cảnh, chân dung, thể thao, ban đêm.
phoi-sang
Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng hầu hết các thiết lập trên đều dựa vào hệ thống đo sáng của máy ảnh. (Tham khảo: kỹ thuật đo sáng). Nhiều trường hợp hệ thống đo sáng bị lừa, và chúng ta cần làm là bù sáng để mang lại hình ảnh tốt hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đo sáng ở bài tiếp theo.

Cuối cùng, bên cạnh những chế độ trên, còn có những thiết lập khác ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh nhận được như: điểm tự động lấy nét (autofocus points), chế độ đo và chế độ tự động lấy nét...

Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!

Nguồn tin: haldheld.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close