Một chiếc máy ảnh DSLR fake hoàn toàn có thể hoạt động giống hệt hàng thật, chỉ kém về độ bền.
Bấy lâu nay hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng sản phẩm phức tạp như máy ảnh sẽ không thể có hàng nhái, ấy vậy mà ngay tại một đất nước phát triển như nước Mỹ, lại xuất hiện một chiếcNikon D7000 hàng nhái hoạt động y như hàng thật.
Một người dùng cá nhân mua chiếc Nikon D7000 theo dạng đập hộp vào năm 2014, tất nhiên là không phải ở các cửa hàng chính hãng của Nikon, sau khi sử dụng hơn 1 năm chiếc máy ảnh có vấn đề và anh ta mang đến trung tâm bảo hành của Nikon. Các nhân viên ở đây từ chối bảo hành vì sau khi kiểm tra số Serial của máy thì không trùng với bất cứ sản phẩm nào được xuất xưởng.
Và tất nhiên là khi cắm vào máy tính để kiểm tra thì số serial ở dưới đáy máy cũng không trùng với số hiển thị trên màn hình máy tính qua phần mềm kiểm tra. Màu tem cũng in sai so với quy chuẩn của Nikon (hàng fake là màu nâu, hàng chính hãng luôn in trên nền đen trùng màu thân máy)
Qua quá trình tháo dỡ từng linh kiện để kiểm tra thì thực ra chiếc D7000 này nguyên gốc là mẫu Nikon D3000 được chắp và và "phẫu thuật thẩm mỹ" thêm bớt linh kiện để biến thành D7000. Qua vụ việc này người mua hàng nên hết sức cẩn trọng trong việc mua máy ảnh, đặc biệt là hàng xách tay và hàng 2nd. Để tránh tình trạng vớ phải hàng nhái, hàng dỏm này, khi đi mua máy độc giả nên thực hiện các bước sau:
1. Kiểm tra màu tem dán ở đáy máy, tem luôn có màu đen trùng màu thân máy, chữ trắng.
2. Số serial của hộp phải trùng với máy và khi kiểm tra trên máy tính đều trùng khớp với nhau.
Với máy ảnh Canon, dùng phần mềm Canon Digital Photo Professional.
Giờ thì có lẽ nên lật đít chiếc máy ảnh của mình nên và kiểm tra thôi.
Nguồn:genk.vn
Ý kiến bạn đọc