Nếu chưa dùng máy ảnh kể cả dòng nghiệp dư bao giờ, bạn sẽ thấy e ngại trước cách sử dụng lẫn giá thành đắt đỏ của máy ảnh DSLR. Một khi đã được trải nghiệm từ hai chủng loại máy ảnh số này, bạn sẽ thấy thú vị và thỏa mãn với các bức ảnh tạo ra từ một chiếc DSLR, kể cả dòng sơ đẳng nhất (entry-level) so với đa số máy ảnh bỏ túi.
DSLR cho ảnh đẹp hơn bởi một số lý do. Nó được trang bị cảm biến ảnh lớn hơn giúp giảm nhiễu hạt. Những cảm biến này cũng có dải động lớn hơn khiến cho việc thể hiện các tông màu sáng và tối phong phú rõ nét hơn. Với loại máy này, bạn có thể tạo ra trường ảnh sâu nhờ điều chỉnh tiền cảnh cùng chủ thể trong tiêu cự và hậu cảnh ngoài tiêu cự làm nổi bật chủ thể.
Hơn nữa, máy ảnh DSLR cho bạn khả năng điều chỉnh hơn là các thao tác vận hành. Bởi vì hầu hết tính năng trên máy cho phép cài đặt thủ công tùy ý bằng tay, và đó là cách để bạn chụp được bức ảnh trông tốt nhất theo từng nguồn sáng và tình huống chuyển động. Mặt khác, bạn cũng có thể thay đổi ống kính để chụp được góc chụp rộng hơn hoặc tăng cường khả năng chụp xa (zoom).
Máy ảnh DSLR cũng có tốc độ chớp sáng (rút màn trập) nhanh hơn, điều này có nghĩa nó ít bỏ lỡ những cơ hội vàng và việc tạo ra một bức ảnh cũng mất ít thời gian hơn. Một máy ảnh ngắm chụp (point-and-shot) hay máy nghiệp dư loại nhanh cần 0,5 giây tạo một bức ảnh kể từ khi bạn nhấn nút chụp, nhưng một máy DSLR điển hình chỉ cần 0,1 giây. Các máy ảnh DSLR cũng có hệ thống tự động lấy nét autofocus (lấy tiêu cự) còn gọi là việc dò pha, nhưng nó làm việc nhanh hơn nhiều so với hệ thống đo tương phản của máy point-and-shot.
Sắm một máy ảnh D-SLR không khác gì nhiều so với việc mua một máy vi tính. Để lựa được một chiếc phù hợp, trước hết bạn phải xác định tầm ngân sách đầu tư và đưa ra những tính năng bạn cần. Các máy ảnh DSLR cho dân “newbie” tức là mới bước vào “nghề” thì có giá chừng 500 USD, nhưng có thể lên tới vài ngàn đô nếu bạn dùng ống kính đắt tiền. (Một số dòng có sẵn ống kính, nhưng một số model chỉ có thân máy và yêu cầu bạn mua riêng ống kính).
Một tin tốt lành là hiện nay các máy dưới 1.000 USD với nhiều tính năng hỗ trợ đến mức khó tin kèm theo ống kính xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Tất nhiên, tầm giá này cao hơn nhiều so với việc bạn đầu tư một chiếc máy ảnh bỏ túi. Các máy ảnh DSLR có chu kỳ lên đời chậm chạp hơn nên không dễ bị lu mờ nhanh như việc ra đời ồ ạt của máy du lịch. Và điều quan trọng là chất lượng hình ảnh của dòng máy hàng “pro” này thường đáng đồng tiền bát gạo.
Kể cả là một máy DSLR mức “entry” cũng vượt xa những máy ảnh ngắm chụp về chất lượng hình ảnh. Các model đắt tiền thường có cảm biến lớn hơn, cho dải động rộng hơn và nhiễu ảnh ít hơn, đặc biệt là khi chụp trong nhà không bật flash. Và các máy DSLR dùng cảm biến ảnh CMOS thường cho chất lượng ảnh tốt hơn nhiều so với các dòng máy DSLR cấp thấp dùng cảm biến CCD. Thêm nữa, hầu như tất cả các máy ảnh DSLR đều có cơ chế làm sạch cảm biến tự động cho phép “giũ bụi”, ngăn bụi bám vào cảm biến làm ảnh hưởng chất lượng bức hình.
Bạn cũng có thể tìm các dòng có màn hình có thể lật, gập và xoay và một tính năng xem ảnh sống, tức là cho phép lên khung, lấy nét sẵn bức hình trên một màn hình LCD nhỏ bên cạnh việc ngắm ảnh bằng kính ngắm quang học.
Một số mẫu DSLR dòng trung và cao cấp cho phép quay video, dù việc ghi hình không thuận tiện như dùng máy quay chuyên dụng vì hầu hết máy ảnh DSLR không cho phép lấy nét tự động (autofocus) trong chế độ quay video. Nhiều model còn bao gồm cổng HDMI để nối máy ảnh với một chiếc HDTV để bạn xem ảnh hoặc video trên các TV màn hình lớn có độ phân giải cao.
Máy tính có thể cài Mac, Windows hay Linux nên máy ảnh DSLR cũng có nhiều hãng sản xuất và thông thường thân máy phải đi với ống kính cùng hãng. Chẳng hạn, máy Nikon thì phải dùng ống kính Nikkor, máy ảnh Canon dùng ống kính Canon...
Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ, một số hãng cho phép dùng lẫn ống kính của nhau có thể lắp trực tiếp hoặc qua cơ cấu adapter, chẳng hạn ống kính Olympus cũng có thể lắp vào máy ảnh Panasonic. Nhưng điển hình nhất là ở cùng một thương hiệu, đa phần bạn có thể tận dụng chia sẻ ống kính của cùng một dòng máy ở các đời khác nhau từ thấp lên cao (từ cơ bản đến chuyên nghiệp), thậm chí là các máy ảnh SLR chụp phim trước đây.
Các hãng sản xuất cũng thường giới thiệu một bộ ống kính đi kèm với máy DSLR thường là do hạn chế của dải zoom quang mà một ống kính được cung cấp. (Để tính nhanh người ta thường chia tiêu cự lớn nhất cho tiêu cự tối thiểu, chẳng hạn ống kính 28-280mm tương đương zoom quang 10x).
Các nhà sản xuất thường đưa ra nhiều ống kính để có dải zoom xa hơn cũng như khả năng chụp toàn cảnh ở cự ly gần hơn. Hãng cũng trang bị những ống kính “phần thưởng” premium). Cùng một tiêu cự, ống kính này thường cho ảnh sắc nét và đồng đều hơn nhờ lớp mạ thủy tinh cho phép nâng cao tính dẫn sáng. Các ống kính dẫn sáng kém thường cho ảnh sáng hơn ở giữa so với mép ảnh. Các ống kính premium cũng cho phép bảo vệ tốt hơn trước thời tiết, tuy nhiên ống kính này cũng mắc hơn hàng trăm USD so với các ống kính tiêu chuẩn.
Chưa có hãng nào sản xuất được một máy ảnh nhỏ như máy compact mà cho ảnh như máy DSLR; nhưng một công nghệ mới từ Panasonic và Olympus đang nhắm tới mục đích đó. Các camera sử dụng công nghệ Micro Four Thirds có thể lấy nét tự động (autofocus) nhanh như máy DSLR và tạo ảnh chất lượng cao, cũng có thể hoán đổi ống kính nhưng thiếu kính ngắm quang học để thu nhỏ thân hình.
Hiện nay trên thị trường có hai loại máy dùng công nghệ Micro Four Thirds từ Panasonic là Lumix DMCG1 và GH1; nhưng chúng nhỏ đi không đáng kể so với các máy D-SLR thông thường khác. Gần đây, Olympus cũng tiết lộ kế hoạch trình làng chiếc E-P1 dùng công nghệ mới này trong tháng 7 tới.
Đầu năm nay, Samsung từng công bố serie NX nhằm cạnh tranh với các model Micro Four Thirds. Các máy ảnh này không dùng hộp gương kiểu cũ mà dùng kính ngắm điện tử (gồm một màn hình LCD phân giải cao cỡ nhỏ) để ngắm ảnh và trang bị cảm biến ảnh lớn tương đương dòng DSLR cảm biến full-size.
Tuy nhiên, trước khi định đến các siêu thị máy ảnh, bạn cẩn thận tìm hiểu kỹ sản phẩm thông qua các bài đánh giá để tìm ra một chiếc DSLR tốt nhất theo nhu cầu và vừa với hầu bao của mình.
Máy ảnh 15 “chấm” này chụp nhanh và cho ảnh sắc nét với mức nhiễu thấp cả ở các mức nhạy sáng (ISO) cao. Nếu bạn sở hữu các ống kính tương thích với nó thì không cần phải cân nhắc gì nhiều.
Máy ảnh này cũng có cảm biến 15 Megapixel với khả năng định nghĩa lại tính năng, tốc độ và chất lượng hình ảnh của các máy D-SLR cho người dùng không chuyên ở tầm giá dưới 1.000 USD.
D90 không chỉ là một máy ảnh 12,3 megapixel khá mạnh mẽ mà còn là máy ảnh D-SLR đầu tiên có thể quay video độ nét cao.
Nikon trang bị cho máy 12 “chấm” này khả năng chụp ảnh nổi bật và những tính năng giá trị trong một máy ảnh tầm giá dưới 800 USD.
Máy ảnh 12,3 triệu điểm ảnh này cho ảnh xuất sắc nhưng bị nhiễu ảnh đậm ở các mức ISO cao. Mặt khác nó cũng thiếu đi nhiều tính năng thường gặp ở các mẫu D-SLR cùng giá.
Panasonic tiên phong dùng công nghệ ống kính Micro Four Thirds và hứa hẹn chất lượng như máy ảnh SLR trong một thân máy và ống kính nhỏ gọn hơn. Nhưng trông DMC-G1 vẫn khá cồng kềnh và chất lượng hình ảnh chỉ ở mức tạm được.
Ở tầm giá này bạn có thể dễ dàng tìm thấy một máy ảnh D-SLR cho ảnh đẹp hơn trong bất kỳ điều kiện sáng nào, nhưng máy ảnh 12 chấm GH1 của Panasonic hơn người ở sự dễ sử dụng và tích hợp chức năng máy quay video độ nét cao đầy đủ tính năng.
Mặc dù có vài vấn đề khi chụp dưới điều kiện sáng yếu, máy ảnh 10 chấm của Pentax có tốc độ chụp đáng nể, ảnh khá sắc nét và giá cạnh tranh.
Máy ảnh 12,24 Megapixel này cho ảnh khá ấn tượng ở các điều kiện sáng yếu, nhưng nhìn chung ở tầm giá này vẫn còn nhiều lựa chọn thuyết phục hơn.
Ý kiến bạn đọc