VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Những điều cần biết về đèn flash máy ảnh

Đăng lúc: . Đã xem 25011 - Người đăng bài viết: Đỗ Thị Thu Huyền
Chuyên mục : Đèn flash
Những điều cần biết về đèn flash máy ảnh

Những điều cần biết về đèn flash máy ảnh

Đối với một số người dùng máy ảnh, đèn flash tích hợp sẵn trong máy đã đáp ứng được tiêu chuẩn về ảnh của họ. Tuy nhiên, đối với các nhà nhiếp ảnh có yêu cầu cao hơn về ánh sáng và màu sắc hình ảnh, việc trang bị cho mình thêm flash rời là vô cùng cần thiết. Công cụ này có nhiều loại khác nhau nên người tiêu dùng cần tìm hiểu kĩ về nó trước khi rinh một chiếc đèn flash rời về.
Đèn flash được coi là thiết bị hỗ trợ ánh sáng cho máy ảnh trong trường hợp người dùng chụp với điều kiện thiếu sáng. Việc sử dụng nó giúp người sử dụng thu được bức ảnh đẹp và đúng như ý muốn trong những điều kiện chụp khác nhau. Trường hợp đèn tích hợp trong máy ảnh không thể đáp ứng đủ nhu cầu của bạn thì bạn nên suy nghĩ đến việc trang bị cho mình thêm một chiếc đèn flash.
Đèn flash - dụng cụ đi kèm không thế thiếu của máy ảnh
Đèn flash – dụng cụ đi kèm không thế thiếu của máy ảnh
Một chiếc đèn flash rời không chỉ tăng cường khả năng chiếu sáng lên gấp 15 lần so với flash tích hợp trong máy ảnh mà còn tạo độ bao trùm ánh sáng rộng hơn. Thêm vào đó, nó có thể điều chỉnh nhiều góc độ chiếu sáng nhờ vào khớp gập và khớp xoay. Ngoài ra, phụ kiện rời này còn có thể kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác để tạo ra bức ảnh có hiệu quả cao hơn. Bạn có thể tìm kiếm một đèn flash có giá từ vài trăm nghìn tới vài chục triệu cho mình ở các cửa hàng về máy ảnh hoặc thông qua các trang đăng tin mua bán miễn phí. Tuy nhiên, để có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và thiết bị của mình, bạn nên tìm hiểu về phụ kiện này một cách rõ ràng hơn. Sau đây là một số điều bạn nên quan tâm khi lựa chọn mua flash cho máy ảnh của mình.

1. Khả năng tương thích

Với các nhà nhiếp ảnh, đèn flash là một phụ kiện không thể thiếu. Họ mua loại đồ điện tử này nhằm tạo thêm nguồn ánh sáng theo ý muốn của riêng mình, góp phần làm nên những bức ảnh độc đáo. Để làm được điều này, người sử dụng cần có sự “giao tiếp” linh hoạt giữa máy ảnh và flash rời.
Cấu tạo đèn flash. Nguồn: Nguồn: vuanhiepanh.com
Cấu tạo đèn flash. Nguồn: Nguồn: vuanhiepanh.com
Các nhà sản xuất máy ảnh khác nhau sẽ có hệ thống gắn kết với flash khác nhau. Hay nói cách khác, khi bạn đang có trên tay chiếc máy ảnh có nhãn hiệu nào thì nên mua đèn flash của nhãn hiệu đó hoặc mua đèn của một bên thứ ba chuyên sản xuất để sử dụng chung với máy ảnh của bạn. Nếu như bạn chọn một nhãn hiệu đèn khác có thể gây nên nhiều hạn chế trong quá trình điều khiển. Ví dụ, khi bạn dùng các máy của Sony/Minolta, nếu bạn sử dùng loại đèn cùng nhãn hiệu, đèn và máy sẽ có sự tương thích hoàn toàn. Như vậy, bạn có thể điều khiển đèn từ thân máy một cách dễ dáng nhờ tính năng TTL, đồng bộ giữa đèn và máy.

2. Tính năng của đèn

a. Chỉ số Guide Number (GN)
Đây là chỉ số biểu thị độ sáng cực đại mà đèn flash tạo ra dựa trên phạm vi tối đa của đèn (thường tính theo mét) với ống kính có khẩu độ cụ thể. Nó được mô tả theo công thức: GN = Khẩu độ x Khoảng cách. Giá trị này cho biết lượng ánh sáng cần để chủ thể đủ độ chiếu sáng. Đây là chỉ số được nhà sản xuất đèn cung cấp và được kiểm tra trong điều kiện tiêu chuẩn.
Chỉ số đèn GN và sử dụng đèn rời đánh sáng thủ công. Nguồn: vinacamera.com
Chỉ số đèn GN và sử dụng đèn rời đánh sáng thủ công. Nguồn: vinacamera.com
Khi đọc được chỉ số này, bạn có thể xác định được khoảng cách mà flash đạt hiệu quả khi khẩu độ đã được định trước và ngược lại. Ví dụ: một chiếc đèn có GN = 40 và muốn sử dụng với khẩu độ là f/8 thì khoảng cách tối đa mà flash có thể cung cấp đủ ánh sáng là 5m. Ngoài ra, người mua có thể so sánh độ mạnh của các đèn flash trên cùng một tiêu chí. Hầu hết các nhà sản xuất đều đo chỉ số GN tại điều kiện ISO 100, khoảng cách tính bằng mét (m). Chỉ trong một số trường hợp khoảng cách được đo bằng feet (ft) (1m = 3,3 ft) và ISO 25. Đối với flash hiện đại, nó sẽ tự động đưa ra khoảng cách hợp lý so với chủ thể thông qua khẩu độ đã xác định, ISO và cường độ ánh sáng thiết lập đèn… Ví dụ, đèn flash Canon Speedlite 430EX II thì thông số này hiển thị ngay ở góc phải màn hình đèn, kí kiệu ft.
b. Sự linh động của đầu flash
Kiểm tra sự linh động của đầu flash cho phép người dùng điều chỉnh nhiều góc độ đánh sáng khác nhau thông qua khớp gập và khớp xoay. Khớp gập giúp người dùng điều chỉnh từ góc vuông đến góc thẳng so với thân đèn. Khớp ngang cho phép quay quanh trục theo một vòng tròn cùng chiều kim đồng hồ. Với việc sử dụng linh hoạt đầu flash, người dùng có thể tùy chỉnh đánh sáng theo mong muốn của mình.
Sự linh hoạt của đầu flash. Nguồn genk.vn
Sự linh hoạt của đầu flash. Nguồn genk.vn
c. Zoom flash – Tầm bao phủ của đèn flash
Thông số này chỉ ra độ phủ ánh sáng rộng hay hẹp và chức năng này sẽ không tìm thấy ở đèn flash có giá vài trăm nghìn. Thông thường, zoom flash sẽ từ 24 – 105mm, và ở 24mm thì flash sẽ có độ phủ sáng cao nhất với góc nhìn có tiêu cự 24 mm. Cần phải lưu ý rằng, GN chỉ ở tối đa khi zoom flash ở 105 mm và chỉ số này sẽ thấp dần khi độ phủ sáng càng rộng. Ở các loại đèn flash ví dụ như Nikon SB600, SB800 và SB900 có thể đặt 2 chế độ đối với zoom là chế độ tự động và chế độ thủ công.
Nikon SB600. Nguồn: gianhanh.com
Nikon SB600. Nguồn: gianhanh.com
d. Through The Lens (TTL) – Xuyên qua ống kính
Đây là tính năng đo sáng của flash để xác định đúng cường độ sáng của chủ thể và cân bằng ánh sáng đèn flash với ánh sáng xung quanh. Khi bạn chuyển sang tính năng này, đèn sẽ tiến hành nháy 2 lần. Lần đầu flash tiến hành đo sáng, sau khi xác định lượng ánh sáng chủ thể cần để đủ sáng, đèn sẽ nháy flash. Đây là chức năng rất cần khi sử dụng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng hoặc ánh sáng thay đổi liên tục.
e. High Speed Sync (HSS) – Giới hạn tốc độ ăn đèn cao
Những đèn flash có chức năng này thường là loại đắt tiền. HSS cho biết khả năng của đèn flash giúpmáy ảnh cũ yêu quý của bạn vượt qua giới hạn tốc độ ăn đèn. Ví dụ như máy ảnh của bạn có giới hạn tốc độ ăn đèn là 1/250s thì đèn flash sẽ đánh đèn với tốc độ cao hơn nhằm giúp cho bức ảnh không bị tối màu.
f. Recyler Time – (Thời gian hao phí)
Recyler Time cho biết thời gian hao phí để sạc lại đèn giữa những lần bấm máy liên tục. Đèn flash không thể tiến hành bấm chụp nhiều lần liên tục trong một giây như máy ảnh thực hiện. Vì vậy, nếu muốn sử dụng để chụp ảnh trong thời gian ngắn, người chụp ảnh nên chọn đèn với thời gian hao phí ngắn hơn hoặc mua kèm phụ kiện để giúp đèn sạc nhanh hơn.
g. Gắn filter cho đèn
Đèn flash ở phần đầu có thể sử dụng 2 miếng nhỏ nhưng tác dụng khá lớn đó là flash diffuser (miếng tản sáng) và thẻ flash bounce. Đối với những cảnh mà bạn cần ống kính rộng hơn 24 mm thì bạn bật miếng diffuser xuống. Nó giúp ánh sáng tỏa ra nhiều hơn tùy vào hãng sản xuất, nhưng thường ở tiêu cự 18 mm.
Sự khác biệt giữa đánh sáng có diffuser (miếng tản sáng) và không có diffuser. Nguồn: zshop.vn
Sự khác biệt giữa đánh sáng có diffuser (miếng tản sáng) và không có diffuser. Nguồn: zshop.vn
Khi bạn muốn gom một phần ánh sáng không cần thiết thì đây là lúc thích hợp để bạn bật miếng flash bounce lên.
Thẻ flash bounce (miếng nhựa trắng) là một vũ khí quan trọng để đánh flash bounce . Nguồn: lavender.edu.vn
Thẻ flash bounce (miếng nhựa trắng) là một vũ khí quan trọng để đánh flash bounce . Nguồn: lavender.edu.vn
Bên cạnh đó, một số đèn flash khi mua chúng có kèm theo vài miếng gel có màu vàng và màu xanh dương. Tác dụng của nó là giúp kiểm soát cân bằng sáng, làm cho ánh sáng nhẹ nhàng hơn hay thay đổi nhiệt độ sáng của nguồn sáng.
Đèn flash có thể nói là công cụ đắc lực của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, giúp điều khiển ánh sáng theo yêu cầu của người chụp. Bạn có thể mua một chiếc đèn ở các tỉnh và thành phố trong cả nước nhưchợ tốt Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Tùy thuộc vào nhu cầu và túi tiền để bạn đưa ra sự lựa chọn chiếc đèn phù hợp cho mình. Chính vì vậy, người mua cần tìm hiểu rõ về sự tương thích cũng như tính năng của đèn flash để đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn, phù hợp với máy ảnh của mình.

Nguồn tin: kinhnghiemmuaban
Từ khóa:

đèn flash

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close