VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Nguyên tắc "vàng" khi chọn máy ảnh du lịch

Đăng lúc: . Đã xem 29386 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Máy ảnh compact
Nguyên tắc "vàng" khi chọn máy ảnh du lịch

Nguyên tắc "vàng" khi chọn máy ảnh du lịch

vuanhiepanh.com Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản nhất khi chọn máy dựa theo tính năng và thông số.

Cảm biến ảnh


Ảnh

Nói chung cảm biến của máy ảnh độ phân giải càng cao thì càng tốt và nó quyết định độ lớn của bức ảnh khi in ra. Nếu bạn chỉ cần ảnh khổ 4R (10x15cm) thì các máy ảnh 4 - 6 Megapixel đều đã đáp ứng được.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây, thành tựu mà các hãng đạt được với máy ảnh nghiệp dư đã lên tới 12 Megapixel. Nhưng do có cảm biến nhỏ hơn, chất lượng ảnh của máy nghiệp dư chưa thể sánh bằng máy ảnh chuyên nghiệp (D-SLR). Vì thế, một máy ảnh D-SLR 6 “chấm” có thể cho ảnh chất lượng tốt và ít nhiễu hơn một máy ảnh thời trang 8 “chấm”.
Tóm lại, nếu bạn không biết chọn cảm biến thế nào thì cứ lựa loại 6 Megapixel là đủ.

Ống kính


Ảnh

Ống kính quang học là bộ phận chủ yếu quyết định độ nét của bức ảnh. Nếu có thêm dải tiêu cự dài thì độ linh hoạt trong sáng tác ảnh sẽ cao hơn. Độ dài dải tiêu cự tương đương với chỉ số zoom quang. Với nhu cầu ngắm chụp bình thường, chỉ số zoom quang tối thiểu 3x là đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, với các máy siêu zoom, bạn cần lưu ý các tính năng hỗ trợ như ổn định ảnh và chống rung. Nếu ống kính có độ mở lớn, tính năng ổn định ảnh sẽ cho phép máy chụp ảnh ở tốc độ chớp sáng cao giúp giảm nguy cơ ảnh nhòa do run tay, do chủ thể ở xa hoặc chủ thể di chuyển nhanh.
Như vậy, với ống kính nên tìm loại có zoom quang tối thiểu 3x và tốt nhất có thêm chức năng ổn định ảnh quang học.

Zoom số/zoom kết hợp


Ảnh

Ý nghĩa của zoom số và zoom quang đều là giúp bạn tiếp cận gần hơn với chủ thể bức ảnh. Với zoom quang, chất lượng phần ảnh phụ thuộc vào ống kính và kỹ năng.
Zoom số là cách thu hẹp góc nhìn mà không qua bước thay đổi vật lý nào với ống kính, nên chất lượng ảnh phụ thuộc vào các thuật toán nội suy nhằm khôi phục lại những dữ liệu đã mất khi tái thiết phần ảnh zoom. Phải thừa nhận là ở các khổ ảnh nhỏ, máy ảnh nhiều “chấm” cho ảnh nét hơn trong một dải zoom số cho phép.
Nói chung, người ta vẫn quan tâm đến chỉ số zoom quang hơn là zoom số.

Hotshoe


Ảnh

Nếu bạn muốn tận dụng đèn flash ngoài của máy ảnh phim hay muốn rọi sáng tốt hơn khi chụp ảnh tối thì nên tìm máy ảnh có cơ cấu hotshoe. Dẫu máy ảnh nào ngày nay cũng có đèn flash tích hợp, các đèn flash ngoài chuyên nghiệp vẫn là những công cụ phơi sáng hoàn hảo nhất.

Grip


Ảnh

Nếu bạn định sắm các máy ảnh siêu zoom hoặc là người hay run tay, thì hãy chú ý đặc biệt đến gờ nổi để cầm máy chắc hơn. Một trong những nguyên nhân ảnh mờ là người chụp không cầm chắc máy. Mỗi người có bàn tay lớn nhỏ khác nhau nên tốt nhất bạn tìm loại máy cầm lên thấy vừa tay nhất.

Màn hình LCD

Lợi thế lớn nhất của máy ảnh kỹ thuật số là có thể chụp ảnh mà không cần tới kính ngắm quang học. Đó chính là nhờ sự trợ giúp của màn hình LCD. Màn hình này càng lớn thì càng tốt cho mắt cũng như việc thưởng thức ảnh về sau. Tuy nhiên, màn hình lớn thường tốn pin hơn.

Ảnh

Nhiều màn LCD thường nhạt nhòa dưới nắng mặt trời và các màn hình lớn nhiều khi không nét bằng màn hình nhỏ nếu có số pixel hạn chế. Nếu muốn linh hoạt trong việc ngắm - chụp tốt nhất bạn nên chọn loại màn hình cho phép xoay, vặn nghiêng và thậm chí là lật ngược 180 độ.

Pin


Ảnh

Các máy được hỗ trợ nhiều loại pin khác nhau thì tốt hơn là chỉ có một loại. Nếu bạn là người ham du lịch nên chọn loại dùng pin khô AA để khỏi lo chuyện nạp pin và khác biệt điện áp giữa các quốc gia trên thế giới.
Lưu ý đối với những máy dùng pin nạp lại Lithium-ion, hầu như mỗi hãng có một kiểu pin cùng bộ nạp riêng và chỉ có rất ít model dùng chung với nhau.
Một máy ảnh tốt nhất là loại cho phép sử dụng luân phiên hai phương án dùng pin nạp lại và pin khô dùng một lần.

Kính ngắm ảnh


Ảnh

Mặc dù nhiều máy ảnh được trang bị kính ngắm quang học nhưng nhiều người lại thích loại kính ngắm điện tử giống như trên các máy quay video. Hãy để ý cả độ phân giải của các loại kính ngắm đó, đặc biệt là những người thích chụp cận cảnh.
Kinh nghiệm cho thấy độ phân giải chừng 235k pixel là đủ nhưng hầu như vì kính ngắm thường nhỏ nên khó xác định việc lấy nét chính xác hay chưa.
Do đó, trong thực hành, kính ngắm ít được sử dụng vì nó thường có kích thước nhỏ và độ phân giải thấp

Thẻ nhớ


Ảnh

Trước khi mua máy ảnh người ta còn quan tâm đến loại thẻ nhớ được hỗ trợ. Thông thường các thẻ nhớ tiêu chuẩn mở như CF và SD được ưu tiên lựa chọn vì giá rẻ và có nhiều máy tương thích hơn là những định dạng độc quyền như xD-Picture hay Memory-Stick.
Như vậy, bạn nên chọn loại thẻ nhớ cùng định dạng với laptop và những thiết bị số khác trong nhà như TV, đầu video... để đảm bảo tính tương thích.

Kết nối

Tùy thuộc vào cách thức chia sẻ ảnh mà bạn cần quan tâm đến loại hình kết nối nào được hỗ trợ. Chẳng hạn một số máy có cổng AV-out và cho phép tạo slideshow để xem ảnh trực tiếp trên màn hình TV. Hầu hết máy ảnh có cổng và cáp USB để tải ảnh vào PC. Nếu muốn tải nhanh hơn bạn cần tìm máy có kết nối FireWire. Sau cùng, để in trực tiếp, người dùng cần chọn các model có cổng USB hỗ trợ chuẩn PictBridge.

Ảnh

Nhiều sản phẩm còn được hỗ trợ Wi-Fi để tải ảnh không dây. Dù nghe có vẻ hấp dẫn, công nghệ này hiện vẫn bó hẹp trong phạm vi gia đình hoặc giữa các máy với nhau còn việc upload ảnh online trực tiếp ngay tại các hotspot vẫn mà tính năng được kỳ vọng đến trong thời gian tới.
Như vậy, các kết nối đáng lưu tâm nhất vẫn là cổng USB và cổng AV-out. Nó giúp bạn khỏi mang thêm một chiếc đế kiêm trung tâm kết nối mở rộng cho máy ảnh.
Những lưu ý khác là nếu bạn làm việc trong môi trường khắc nghiệt hãy tìm một máy ảnh nồi đồng cối đá chịu va đập. Nếu bạn thích du lịch vùng sông nước thì những máy chịu nước là ưu tiên số một. Nếu không, bạn sẽ cần phải đầu tư những túi đệm chống va chạm, ngăn bụi hoặc chống nước chuyên dụng để thay thế.

Nguồn tin: TTO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.2/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close