Giữ máy khô ráo
Ngay cả khi máy ảnh của bạn, bạn cũng nên giữ máy khô ráo sau khi sử dụng ở môi trường ẩm ướt. Chắc chắn bạn nên tránh mưa và tuyết nhưng ngoài ra mưa phùn, sương mù cũng là những yếu tố gây ảnh hư hại tới máy ảnh của bạn.
Khi chụp ảnh ở môi trường ẩm ướt, bạn nên lau ống zoom của bạn nếu ống zoom đó hoạt động kiểu “thò ra, thụt vào” để tránh nước đi vào bên trong ống zoom. Ngoài ra bạn cũng nên giữ các cổng kết nối kín để tránh bị nước hay hơi ẩm xâm nhập.
Luôn nhớ đóng nắp lens và body
Bạn nên nhớ luôn đóng nắp lens và body mọi lúc mọi nơi để tránh bụi bẩn bay vào cảm biến của máy ảnh. Vì vậy khi bạn thay ống kính, hãy thay nhanh nhất có thể để tránh bụi bẩn bay vào bên trong và tuyệt đối không thay ở những nơi có gió to, vùng biển để tránh bụi bay vào bên trong máy.
Luôn đóng nắp lens và body sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa lượng bụi bẩn bay vào bên trong máy.
Kích hoạt tính năng tự động lau cảm biến
Các máy ảnh DSLR hay máy ảnh compact có tính năng năng cảm biến, khi tính năng này kích hoạt cảm biến sẽ rung lên và giúp loại bỏ bụi bẩn bám vào cảm biến. Bạn nên đặt tính năng này lúc tắt máy, lúc mở máy hay cả hai. Một số nhiếp ảnh gia thường đặt tính năng này tự động khi tắt máy để tránh máy ảnh hoạt động trễ khi cần sử dụng ngay lập tức.
Kiểm tra và lau cảm biến
Sau một thời gian sử dụng, bạn nên kiểm tra và lau cảm biến máy ảnh của mình. Bạn có thể ra các cửa hàng hoặc tự mua các dụng cụ để lau cảm biến. Tuyệt đối không sử dụng các phụ kiện không dành cho máy ảnh để tránh cảm biến bị xước, hỏng.
Để lau cảm biến, bạn cần nạp đầy pin cho máy để chức năng gương lật hoạt động được. Điều này nhằm tránh việc bạn đang lau cảm biến thì hết pin khiến gương lật đóng xuống và khiến các công cụ tác động mạnh vào cảm biến của bạn rất nguy hiểm.
Để chắc chắn rằng cảm biến đã hoàn toàn sạch, bạn chụp góc rộng vào tường màu và khép khẩu sâu để chắc chắn rằng không có vết bụi trên hình.
Sử dụng một balo máy ảnh tốt
Một trong những cách tốt nhất để bảo vệ máy ảnh của bạn là sử dụng các balo đúng tiêu chuẩn để tránh tối đa hiện tượng rơi, vỡ cho máy ảnh. Bạn cũng nên sắp xếp máy ảnh và ống kính gọn gang ở các ngăn khác nhau để tránh va đập khi di chuyển.
Ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh balo máy ảnh của mình sau một thời gian sử dụng để loại bỏ bụi bẩn bên trong. Hãy giữ balo luôn khô ráo kể cả balo đó có tính năng chống nước.
Đóng các nắp kết nối
Máy ảnh của bạn có rất nhiều cổng kết nối như micro, thẻ nhớ phụ, cổng HDMI,… Hãy nhớ đóng các nắp này lại để tránh bụi, nước lọt vào bên trong khiến hư hại máy. Các nắp này cũng rất quan trọng với các máy ảnh có chức năng chống nước.
Tháo bỏ các phụ kiện sau khi sử dụng
Một điều bạn cần luôn nhớ là cần tháo bỏ các phụ kiện sau khi sử dụng xong như thẻ nhớ, remote, cáp USB, pin… Điều này sẽ giảm các tác hại không đáng có tới máy ảnh.
Format thẻ nhớ
Để chắc chắn rằng máy ảnh của bạn sẽ hoạt động ổn định, hãy copy lại tất cả các ảnh bạn cần và format thẻ nhớ. Việc format sẽ giúp tối ưu hiệu suất làm việc của thẻ nhớ giúp máy ảnh luôn chụp với số khung hình cao nhất có thể.
Ý kiến bạn đọc