VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Chụp ảnh giọt nước rơi

Đăng lúc: . Đã xem 10107 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Kỹ xảo nhiếp ảnh
Chụp ảnh giọt nước rơi

Chụp ảnh giọt nước rơi

vuanhiepanh.com Chúng ta hãy tìm hiểu xem ảnh nước rơi được chụp như thế nào?

Nếu bạn thích tìm cảm hứng từ những bức ảnh có hành động với biên độ nhỏ thì hãy bắt đầu bằng việc chụp ảnh nước rơi. Điều này cũng rất dễ dàng, chỉ cần có một máy DSLR,một ống kính Macro, một cái Flashgun là có thể chụp được.

Bước 1: Thiết lập phòng chụp tại nhà:


Như đã biết, nước và máy ảnh không hợp với nhau cho lắm cho nên hãy đảm bảo bạn có một nơi làm việc rộng rãi để thiết lập các thiết bị an toàn và một căn phòng hơi tối sẽ cho ánh sáng lý tưởng nhất.



Flashgun: Bất cứ flashgun nào có chế độ Manual cũng làm tốt việc này. Đặt flashgun ở hotshoe sẽ làm cho ánh sáng rất gay gắt, nên có một dây cáp được nối giữa flashgun với máy ảnh. Đặt nó thấp xuống với chủ thể và chụp một túi nhựa để nó có thể khuếch tán ánh sáng.



Tripod: Rất cần thiết để bạn có được một độ cao cho máy ảnh một cách hoàn hảo. Một tripod vững chắc sẽ rất quan trọng, trong thể loại ảnh này nếu máy ảnh rung dù chỉ một chút, thì điểm lấy nét của bạn sẽ bị quăng đi.



Ống kính Macro: Nếu bạn đã có một ống kính Macro, sử dụng nó lấy nét gần nhất (super-close) để làm tăng hiệu ứng. Nếu bạn không có ống Macro, một ống Extension cũng cho hiệu quả tương tự.



Điều khiển từ xa: Sử dụng điều khiển chụp ảnh qua dây cáp có thể không quan trọng, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi chọn thời điểm chụp và tránh những rung lắc không mong muốn của máy ảnh khi tay bạn bấm vào nút chụp.



Một cái ly bằng thủy tinh và một cái khay đựng nước: Đổ nước đầy vào một cái ly thủy tinh và một khay không màu để phía dưới cái ly để tránh nước tràn ra ngoài.



Một chai nhựa: Để làm cho nước chảy từng giọt nhỏ, hãy đổ nước vào một chai nhựa, sau đó lấy kim đâm một lỗ vào đáy chai. Không đậy nắp chai để cho có không khí đi vào chai sẽ làm cho nước chảy đồng đều hơn. Sau đó hãy tìm cách cố định cái lọ ở phía trên cái ly, cách nhau một khoảng 25-30cm.



Tấm giấy cứng có màu: Phông nền rất là quan trọng trong thể loại ảnh này, hãy dùng tấm giấy cứng có màu tối để làm phông nền. 









Bước 2: Thiết lập DSLR


Đây là những thiết lập cho máy ảnh mà bạn có thể làm theo:

-         Flash – Chuyển sang chế độ Manual  và thiết lập ánh sáng 1/16th để bắt đầu.

-         Lấy nét – lấy nét bằng tay để có hình ảnh rõ nét nhất.

-         Độ phơi sáng  - sử dụng chế độ Manual để kiểm soát được sự phơi sáng.

-         Khẩu độ - Thiết lập khẩu độ khoảng f/22 để cho tối đa độ sâu trường ảnh và tránh việc lấy nét bị lỗi.

-         Chế độ Drive: sử dụng nó để chụp nhiều hình trong một giây, tránh việc đoán chừng thời gian và dùng Single-shot.

-         Chất lượng: nên chụp ảnh RAW để cho chất lượng tốt nhất và dễ chính sửa sau này.


Bước 3: Cách chụp ảnh nước rơi


Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ, chúng ta có thể bắt đầu với thể loại ảnh này. Trước hết hãy để máy ảnh ngang tầm với mép ly nước, đừng để máy ảnh quá cao hoặc quá thấp. Để máy ảnh theo chiều dọc để bạn có thể dễ dàng chụp hơn.

Hãy nhớ cái bạn cần là đóng băng hành động khi hạt nước vỡ ra với ánh sáng chiếu vào. Nghĩa là đồng hồ đo sáng trong máy ảnh là không cần thiết, vì vậy nên tránh những căn phòng có nhiều ánh sáng.

Đặt Flashgun dưới máy ảnh để cho hiệu ứng ánh sáng đẹp nhất. Sau khi đặt tấm giấy cứng làm phông nền phía sau cái ly, hãy chụp thử vài cái để kiểm tra độ phơi sáng và histogram.






Quá sớm: Chỉ mới có một phần nhỏ của giọt nước chạm vào bề mặt





Bắt đầu chụp ở đây: Giọt nước đã chạm hết vào ly, và trồi lên như một cái cột.
 chụp liên tục từ đây sẽ có những bức ảnh ưng ý nhất.





Thành công: khi sức căng của mặt nước tương tác với trọng lực, nó sẽ cho ra những hình ảnh cân xứng thú vị.





Quá trễ: Khi một phần của giọt nước đã bị chìm xuống sau một phần nhỏ của 1 giây. Mặc dù vậy nếu biết cách, đây vẫn là một khoảnh khắc đẹp.



Một số bức hình thuộc thể loại ảnh này:




















 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.8/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close