1. DIỄN ĐẠT CẢM XÚC
Mọi người thường quên rằng một bức ảnh chân dung nếu thiếu cảm xúc chân thật thì nó sẽ không kết nối được đến nguời xem. Người ta sẽ thích một cảm xúc chân thật trên gương mặt hơn là một nụ cười gượng gạo. Điều này quan trọng hơn cả địa điểm chụp, ánh sáng và một một máy ảnh đắt tiền. Để kết nói chủ thể với camera, cách duy nhất để làm điều này là làm cho đối tượng thoải mái. Có nhiều cách để làm cho đối tượng thoải mái mà tôi sẽ đề một bài viết khác, vì nó cũng khá là dài. Trong bài viết này mình chủ yếu tóm tắt những thứ cần lưu ý thôi.2. BỐ CỤC:
Mục đích của bố cục bức ảnh là thu hút ánh mắt của người xem đến những chi tiết quan trọng – khuôn mặt của đối tượng và đặc biệt là đôi mắt. Có 2 quy tắc quan trọng là quy tắc 1/3 và chiều sâu.
Quy tắc 1/3: Khoa học đã chứng minh là ánh mắt dễ bị thu hút nhất ở 4 điểm khác nhau trong một bức ảnh, đó là 4 điểm nối của những những đường kẻ chia bức ảnh làm 9 phần. Đặt đối tượng vào 4 điểm này trong khung hình sẽ tự nhiên làm thu hút ánh mắt của người xem một cách dễ chịu nhất.
Chiều sâu: Khi nói tới một bức ảnh, tất nhiên nó là một không gian 2 chiều. Nhưng ta phải biết các để tạo ra không gian 3 chiều cho ảnh, nó sẽ làm cho đối tượng bật ra khung ảnh. Để làm điều đó phải có chiều sâu giữa các thành phần trong bức ảnh. Một bức ảnh có tiền, trung, hậu cảnh thì rất cần thiết trong việc tạo chiều sâu cho ảnh. Ở một bài viết khác tôi sẽ nói kĩ hơn khái niệm chiều sâu này.
3. ÁNH SÁNG
Chủ đề ánh sáng xứng đáng có một bài viết riêng của nó. Ở trong bài viết tóm tắt này thực sự khó trình bày hết. Bất kì ánh sáng nào ta cũng cần phải quan tâm tới 3 điều: chất lượng ánh sáng, số lượng ánh sáng và hướng ánh sáng.
Đối với ánh sáng strobist ta có thể điều chỉnh đèn hay tản sáng softbox để thay đổi 3 yếu tố này. Ánh sáng tự nhiên thì ta không thể làm điều chỉnh được. Do đó ta phải biết cách chiều theo ý của ánh sáng. Để có một bức ảnh có ánh sáng đẹp.
Khi chụp ảnh ngoại cảnh, để đạt được ánh sáng tốt nhất cho khuôn hình, khuôn mặt chủ thể nên quay về hướng của nguồn sáng. Ví dụ, sử dụng ánh sáng từ hai đầu con phố ở con hẻm nhỏ hoặc ánh sáng đến từ cửa lớn trong một cửa hàng hay gara. Bức ảnh bên dưới chụp vào buổi trưa ở cửa ra vào của một quán bar. Trong trường hợp này, ánh sáng đến từ trên đầu. Cách xử lý là ngửa mặt đối tượng một chút về hướng ánh sáng cộng thêm chút feeling sẽ làm bức ảnh có hồn hơn.
Thời gian chụp trong ngày cũng rất quan trọng: đó là giờ vàng. Nó là miễn phí và có thể có chất lượng ánh sáng tốt nhất mà bất kì nhiếp ảnh gia nào cũng đều mong muốn. Giờ vàng là thời điểm một giờ trước hoặc sau khi mặt trời lặn hoặc nhú lên, toàn bộ bầu trời là một một softbox khổng lồ. Hash light là kết quả từ ánh sáng mặt trời trưc tiếp thường là vào buổi trưa và nó rất là khó điều khiển. Nên tránh loại ánh sáng này.
4. CÀI ĐẶT MÁY ẢNH:
Nói đến cài đặt máy ảnh thì nói 3 thông số cơ bản : khẩu, tốc, iso.Thông thường, khi đi chụp ta chỉ cần đem theo 1 hoặc 2 lens gắn trên một body . Đem ít thiết bị, thì ta dễ dàng để tập trung hơn vào khía cạnh khác. Mọi người thì ko chú ý tới bức ảnh chân dung có kỹ thuật chụp hoàn hảo. Mà họ muốn thấy một bức ảnh chân dung sáng tạo.Hơn nữa, mỗi chiếc DSLR thì có chế độ ưu tiên khẩu độ. Thiết lập cho phép người chụp chọn khẩu độ và iso, trong khi camera sẽ chọn ra tốc độ màn trập phù hợp để cho bức ảnh đúng sáng. Tại sao không cho máy ảnh làm bài tập thêm trong khi chúng ta tập trung vào các chi tiết quan trọng hơn. Thỉnh thoảng máy ảnh sẽ không làm tốt công việc chọn tốt độ màn trập, bạn có thể dễ dàng control lại exposure bằng cách thiết lập bù trừ sáng và khóa sáng. Nó thì dễ dàng mà mất ít thời gian hơn phải thiết lập lại tất cả cài đặt mỗi lần với mỗi location thay đổi.
5. LENS
Chọn lens có tiêu cự phù hợp rất quan trọng. Có nhiều vấn đề khi nói về tiêu cự nhưng trong ảnh chân dung thì cái quan tâm đầu tiên là độ méo cuả chủ thể. Lens có tiêu cự dài hơn, còn quyết định tới độ nông sâu của DOF. Cá nhân, tôi thấy lens 85 trên FF camera hay 50mm trên crop camera là một lựa chọn hợp lý cho chụp ảnh chân dung. Cả hai đều wide vừa đủ để để lấy khung cảnh và giữ một khoảng cách tới chủ thể để thấy thoải mái, và cũng đủ hẹp để bố cục bức ảnh chân dung chặt chẽ hơn. Lens fix 50mm và 85mm là những lens có độ mở lớn có thể chúng ta chụp ảnh với thông số camera đa dạng hơn và nó thì quan trọng khi ban muốn làm xóa bỏ background làm mất tập trung chủ thể.
6. SỬ DỤNG MÀU SẮC TƯƠNG PHẢN
Khi chọn quần áo, background và thậm chí làm color toning trong photoshop bạn cũng nên quan tâm tới màu sắc tương phản, nó làm cho ảnh có khác biệt lớn.Chú ý những màu sắc tương phản trong vòng tròn màu sắc. Chọn quần áo hay background có màu tương phản với da . Nó thì làm cho đối tượng nổi bật.
7. TẠO DÁNG
Tôi không định nói dối. Cá nhân, tôi đã có một thời gian khó khăn với việc tạo dáng. Nó có thể tôn lên hoặc phá hủy một bức ảnh. Và tôi thường lưu nhũng tấm hình có tạo dáng đẹp, phù hợp với tôi vào điện thoại. Khi chụp tôi lấy ra điện thoại và xem lại những bức ảnh để có ý tưởng. Hãy cùng chủ thể tập trung vào cách tạo dáng trước khi giơ súng lên và bắn.7 bước trên là những cách bạn cần quan tâm khi chụp ảnh chân dung. Tuy nhiên luật lệ được đặt ra là để phá vỡ. Làm theo những lời khuyên trên và bạn sẽ tiến xa trong những bức ảnh chân dung. Nhưng ban cũng nên cho phép ý tưởng và tầm nhìn của bạn tỏa sáng
Ý kiến bạn đọc