1.Hãy sắm cho mình dây đeo máy ảnh. Dây đeo sẽ giúp bạn không phải cầm máy ảnh nhiều khi đi du lịch và giúp tay bạn đỡ mỏi hơn trước khi chụp ảnh.
2.Khuỷnh tay cần phải dựa vào một vật cố định – ít nhất là phải dựa vào cơ thể của bạn để có điểm tựa chắc chắn hơn là việc mở rộng khuỷnh tay một cách tự nhiên.
3.Một tay cầm vào thân (body) máy ảnh, một tay giữ ống kính sẽ tốt hơn là bạn cầm cả hai tay vào thân máy ảnh.
4.Đừng bao giờ cầm máy ảnh bằng một tay bởi vì dù tay bạn chắc tới đâu, lúc bạn ấn nút chụp sẽ là lúc bức ảnh bị rung thậm tệ. Hãy sử dụng tay còn lại làm giá đỡ (đây là tư thế ưa thích của người viết khi phải chụp các bức ảnh thiếu sáng).
5.Chân trụ luôn phải vững cho dù bạn chụp đứng hay chụp ngồi. Do vậy đừng khép chân mà hãy để chân rộng (ít nhất) bằng vai, so le nhau để tạo ra thế đứng vững chắc nhất cho bản thân mình.
Cuối cùng, một kinh nghiệm của bản thân người viết là hãy nín thở khi bấm cò! Cho dù khung cảnh có đẹp, có xúc động, có nghẹt thở tới đâu mà chỉ cần tim bạn đập quá mạnh là cũng có thể làm bức ảnh bị rung rồi.
Ai chụp hình cũng muốn có những hình “rõ” nhưng thế nào là “rõ” thì cần xác định.
Nhưng người chụp ảnh nghiêm chỉnh thì hiểu “rõ” là “không mờ”, và “mờ” ở đây cũng lại cần xác định.
- ”Mờ” có thể là là không sắc cạnh, sắc nét; tiếng Anh là “blur” do hình bị chuyển động trong khi ghi vào máy ảnh.
- “Mờ” cũng có thể người chụp không điều khiển ống kính chính xác hay máy ảnh không làm việc này tốt, khiến cho ảnh hiện ra trước hoặc sau mặt phẳng tiêu cự (focal plane); tiếng Anh gọi là “out of focus”
Trong cả hai trường hợp, nó đều liên quan đến một điều rất sơ đẳng, mà người chụp ảnh hay coi thường : cách nâng giữ máy ảnh trong tay, và tư thế khi chụp.
Mời các bạn xem những hình dưới đây, tôi sưu tầm từ sách, chụp lại để đăng lên, với lời dẫn giải cuả tôi:
Các phó nhòm chuyên nghiệp bao giờ cũng dạy đệ tử cách cầm giữ chiếc máy ảnh thế nào cho nó ổn định nhất, và ít bị lay lắc nhất.
Ai cũng biết cơ thể con người ta ở thế đứng thì không ổn định chút nào, cho nên hai chân phải hơi dạng ra, hai khuỷu tay khép lại; hai bàn tay cùng nắm máy ảnh, tư thế thoải mái.
Tư thế nằm chụp thì rất thích hợp cho chụp phong cảnh và chụp cận cảnh (macro) như chụp bông hoa, chùm lá cây, con sâu…
Cũng nên nhớ, hình chụp ở tư thế này rất ít bị lay lắc (shake). Phải tận dụng điểm tưạ ở hai khuỷu tay (cùi chỏ), chứ đã nằm mà thân thể còn … hổng trên không thì uổng quá.
Tiếc thay, phái nữ thì lại sợ dơ quần áo, nên bất lợi hơn phái nam, nhất là khi cần chụp ở một góc độ thấp (low angle).
Về tư thế ngồi, mình là người Việt thì cũng nên … tự kiểm điểm về kiểu … ngồi xổm!
(Tôi còn nhớ, khi đang hành nghề phóng viên cho Hãng Thông Tấn Associated Press (AP) cuả Mỹ, anh George Esper (Trưởng Chi Nhánh AP ở Sài gòn trong thời gian chiến tranh Việt Nam), đã thường xuyên căn dặn đừng chụp người Việt ngồi xổm, vì người phương Tây rất ghét và “coi thường” kiểu ngồi này! Tiếng Anh là "Squatting")
Vậy khi cần chụp ảnh ở thế ngồi, hãy chống một đầu gối xuống đất, “bàn toạ” ngồi lên gót chân, rồi chống cùi chỏ lên đầu gối thứ hai.
Kỵ nhất là ngồi xổm, vì nó vưà bất ổn, vưà trông … tục tĩu!
Cảm ơn các bạn đã xem.
Thân ái,
Ý kiến bạn đọc