VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

10 mẹo chụp ảnh với bố cục nhịp điệu

Đăng lúc: . Đã xem 9434 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Bố cục nhiếp ảnh
10 mẹo chụp ảnh với bố cục nhịp điệu

10 mẹo chụp ảnh với bố cục nhịp điệu

vuanhiepanh.com Bố cục nhịp điệu là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tạo hình nhiếp ảnh. Bố cục nhịp điệu đem đến cho người xem ảnh cảm giác bức ảnh uyển chuyển, dịu dàng, không thô cứng và đầy quyến rũ.
Bố cục nhịp điệu kết cấu từ những đường thẳng, đường cong… sự trùng lặp mang lại cảm giác chủ thể không đứng yên mà luôn luôn vận động nhịp nhàng. Ưu điểm của bố cục nhịp điệu là không rối, ít chi tiết thừa. Bố cục nhịp điệu dễ dàng bắt gặp trong các công trình kiến trúc hay kết cấu tự nhiên của động thực vật…

Những chi tiết “lặp đi lặp lại”



Sự "lặp đi lặp lại" tạo nên bố cục nhịp điệu đẹp mắt
Với bố cục nhịp điệu, bất cứ chi tiết nào “lặp đi lặp lại” chính nó đều tạo thành kết cấu nhịp điệu. Bạn có thể tìm thấy bố cục này khi quan sát cấu trúc của những ngôi nhà chung cư hay những hàng cây trên đường, những ngọn núi nhấp nhô và chính cấu trúc chi tiết đồ vật trong căn phòng của bạn. Với những chi tiết lặp đi lặp lại nhiều lần còn tạo ra hiệu ứng “ảo giác". 

Chất liệu


Chất liệu tạp cảm xúc mạnh mẽ cho bức ảnh
Chụp chất liệu kết cấu của vật thể bạn sẽ khiến người xem cảm nhận được một khía cạnh nào đó của chủ đề và cảm giác như tiếp xúc gần hơn với vật thể đó.
Những kết cấu, mịn màng, mềm mại, gồ ghề hay thô cứng có thể tạo ra những hình ảnh thú vị khi quan sát kỹ lưỡng. Ví dụ, kết cấu trên lớp vỏ của thân cây, những bức tường rêu cũ hay những chi tiết kim loại hoen ố… Với những chi tiết này nên sử dụng ánh sáng chếch ngược để chiếu sáng cho chi tiết thêm phần “thô ráp”, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người xem. Ngược lại, những chi tiết cần tạo sự quyến rũ, sử dụng ánh sáng phân tán.

Đối xứng 



 Góc nhìn chính diện hoàn hảo cho bố cục nhịp điệu đối xứng

Những chi tiết đối xứng chính là bản chất của bố cục nhịp điệu. Đối xứng cung cấp tỉ lệ cân bằng và đồng bộ hoàn hảo cho các yếu tốt trong cảnh. Nó có thể tạo ra hay phá hủy các chi tiết ảnh.
 
Do đó, việc lựa chọn góc chụp trong tình huống này rất quan trọng. Và góc nhìn chính diện hiệu quả nhất trong tình huống này để ghi lại hình ảnh nhịp điệu hoàn hảo hơn.

Đường thẳng và đường cong 



Những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh

Sự sắp xếp của các đường thẳng và đường cong trên khung hình dẫn mắt người xem vào chi tiết bạn muốn người xem chú ý tới. Tuy chỉ là ảnh 2D nhưng những bức ảnh có thêm đường dẫn nhịp điệu này sẽ giúp hình ảnh có không gian hơn.
 
Trong khi đó, các đường thẳng đứng dẫn chiều sâu hay mở rộng tầm nhìn và những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh.

Lấy đầy khuôn hình vào chi tiết 



“Cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài

Khi bạn muốn chụp những chi tiết có sự lặp lại, hãy cố gắng lấp đầy toàn bộ khung hình để nhấn mạnh các chi tiết của hình ảnh, đồng thời sẽ loại bỏ phồng nền lộn xộn phía sau. Có thể zoom cận vào đường dây, đường cong hay chất liệu của vật, “cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài bằng cách sử dụng ống kính tele hoặc crop lại sau khi đã có hình ảnh.
 

Sắc thái của chi tiết 



Ánh sáng và màu sắc tạo nên sắc thái khác nhau cho bố cục nhịp điệu

Những chi tiết lặp đi lặp lại có thể quá đơn điệu, kém hấp dẫn nếu thiếu đi sắc thái hay ánh sáng trong ảnh. Do vậy, hãy cố găng đưa vào ảnh sự tương phản rõ rệt của ánh sáng hay màu sắc.
 
Bạn có thể lợi dụng ánh sáng mặt trời hay sử dụng đèn chiếu sáng để đưa ánh sáng vào ảnh, tạo sự tương phản giữa vùng sáng và vùng tối. Một số chi tiết sẽ nổi bật hơn khi có ánh sáng hay mang màu sắc mềm mại và tinh tế hơn, trong khi những chi tiết vùng tối và đậm màu mang lại cảm giác mạnh mẽ.

Khẩu độ

Hãy tập trung vào các chi tiết lặp lại mà bạn muốn nhấn mạnh để đặt khẩu độ thích hợp. Với những khung cảnh có phông nên lộn xộn, mở khẩu độ lớn f/5.6, f/4,f/ 3.2… để xóa phông, tập trung tầm nhìn của người xem vào chi tiết lặp lại. Còn những khung cảnh có không gian rộng, đủ để lấp đầy khuôn hình khì khép khẩu độ nhỏ f/8, f/11,f/16… để tạo độ sâu trường ảnh, lấy nét toàn bộ khung cảnh.

Nổi bật một phần trong bố cục nhịp điệu



Lấy nét vào một chi tiết trong bố cục nhịp điệu

Để phá vỡ sự đơn điệu của bố cục, bạn có thể sáng tạo với những hiệu ứng thú vị mà những kỹ thuật nhiếp ảnh đơn giản mang lại. Ví dụ, khi chụp trong mộ luống hoa hoặc những chai bia xếp đều trên bàn, hãy mở khẩu độ lớn đển lấy nét vào một bông hoa, một chai bia, làm cho những phần khác mờ đi, nổi bật một chi tiết duy nhất trong bố cục.
 
Bằng cách này bạn sẽ có một cái nhìn cận cảnh, một cách nhìn mới trong một khung cảnh thân quen.

"Zoom” vào các chi tiết

Để có được những hình ảnh nhịp điệu lạ mắt bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp macro. Nhìn cận cảnh vào từng chi tiết của vật thể bạn sẽ khám phá ra kết cấu và các chi tiết mới.

Tập quan sát và sáng tạo 


Những chi tiết “lặp đi lặp lại”
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
Sự "lặp đi lặp lại" tạo nên bố cục nhịp điệu đẹp mắt
Với bố cục nhịp điệu, bất cứ chi tiết nào “lặp đi lặp lại” chính nó đều tạo thành kết cấu nhịp điệu. Bạn có thể tìm thấy bố cục này khi quan sát cấu trúc của những ngôi nhà chung cư hay những hàng cây trên đường, những ngọn núi nhấp nhô và chính cấu trúc chi tiết đồ vật trong căn phòng của bạn. Với những chi tiết lặp đi lặp lại nhiều lần còn tạo ra hiệu ứng “ảo giác”.
Chất liệu
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
Chất liệu tạp cảm xúc mạnh mẽ cho bức ảnh
Chụp chất liệu kết cấu của vật thể bạn sẽ khiến người xem cảm nhận được một khía cạnh nào đó của chủ đề và cảm giác như tiếp xúc gần hơn với vật thể đó.
Những kết cấu, mịn màng, mềm mại, gồ ghề hay thô cứng có thể tạo ra những hình ảnh thú vị khi quan sát kỹ lưỡng. Ví dụ, kết cấu trên lớp vỏ của thân cây, những bức tường rêu cũ hay những chi tiết kim loại hoen ố… Với những chi tiết này nên sử dụng ánh sáng chếch ngược để chiếu sáng cho chi tiết thêm phần “thô ráp”, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người xem. Ngược lại, những chi tiết cần tạo sự quyến rũ, sử dụng ánh sáng phân tán.
Đối xứng
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
Góc nhìn chính diện hoàn hảo cho bố cục nhịp điệu đối xứng
Những chi tiết đối xứng chính là bản chất của bố cục nhịp điệu. Đối xứng cung cấp tỉ lệ cân bằng và đồng bộ hoàn hảo cho các yếu tốt trong cảnh. Nó có thể tạo ra hay phá hủy các chi tiết ảnh.
Do đó, việc lựa chọn góc chụp trong tình huống này rất quan trọng. Và góc nhìn chính diện hiệu quả nhất trong tình huống này để ghi lại hình ảnh nhịp điệu hoàn hảo hơn.
Đường thẳng và đường cong
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
Những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh
Sự sắp xếp của các đường thẳng và đường cong trên khung hình dẫn mắt người xem vào chi tiết bạn muốn người xem chú ý tới. Tuy chỉ là ảnh 2D nhưng những bức ảnh có thêm đường dẫn nhịp điệu này sẽ giúp hình ảnh có không gian hơn.
Trong khi đó, các đường thẳng đứng dẫn chiều sâu hay mở rộng tầm nhìn và những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh.
Lấy đầy khuôn hình vào chi tiết
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
“Cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài
Khi bạn muốn chụp những chi tiết có sự lặp lại, hãy cố gắng lấp đầy toàn bộ khung hình để nhấn mạnh các chi tiết của hình ảnh, đồng thời sẽ loại bỏ phồng nền lộn xộn phía sau. Có thể zoom cận vào đường dây, đường cong hay chất liệu của vật, “cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài bằng cách sử dụng ống kính tele hoặc crop lại sau khi đã có hình ảnh.
Sắc thái của chi tiết
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
Ánh sáng và màu sắc tạo nên sắc thái khác nhau cho bố cục nhịp điệu
Những chi tiết lặp đi lặp lại có thể quá đơn điệu, kém hấp dẫn nếu thiếu đi sắc thái hay ánh sáng trong ảnh. Do vậy, hãy cố găng đưa vào ảnh sự tương phản rõ rệt của ánh sáng hay màu sắc.
Bạn có thể lợi dụng ánh sáng mặt trời hay sử dụng đèn chiếu sáng để đưa ánh sáng vào ảnh, tạo sự tương phản giữa vùng sáng và vùng tối. Một số chi tiết sẽ nổi bật hơn khi có ánh sáng hay mang màu sắc mềm mại và tinh tế hơn, trong khi những chi tiết vùng tối và đậm màu mang lại cảm giác mạnh mẽ.
Khẩu độ
Hãy tập trung vào các chi tiết lặp lại mà bạn muốn nhấn mạnh để đặt khẩu độ thích hợp. Với những khung cảnh có phông nên lộn xộn, mở khẩu độ lớn f/5.6, f/4,f/ 3.2… để xóa phông, tập trung tầm nhìn của người xem vào chi tiết lặp lại. Còn những khung cảnh có không gian rộng, đủ để lấp đầy khuôn hình khì khép khẩu độ nhỏ f/8, f/11,f/16… để tạo độ sâu trường ảnh, lấy nét toàn bộ khung cảnh.
Nổi bật một phần trong bố cục nhịp điệu
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
Lấy nét vào một chi tiết trong bố cục nhịp điệu
Để phá vỡ sự đơn điệu của bố cục, bạn có thể sáng tạo với những hiệu ứng thú vị mà những kỹ thuật nhiếp ảnh đơn giản mang lại. Ví dụ, khi chụp trong mộ luống hoa hoặc những chai bia xếp đều trên bàn, hãy mở khẩu độ lớn đển lấy nét vào một bông hoa, một chai bia, làm cho những phần khác mờ đi, nổi bật một chi tiết duy nhất trong bố cục.
Bằng cách này bạn sẽ có một cái nhìn cận cảnh, một cách nhìn mới trong một khung cảnh thân quen.
"Zoom” vào các chi tiết
Để có được những hình ảnh nhịp điệu lạ mắt bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp macro. Nhìn cận cảnh vào từng chi tiết của vật thể bạn sẽ khám phá ra kết cấu và các chi tiết mới.
Tập quan sát và sáng tạo
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu 
Hãy tập quan sát và sáng tạo với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo
Bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệp và ảnh đẹp hơn khi quan sát thật cẩn thận và khám phá mọi thứ xung quanh mình. Chú ý chi tết các loài cây, rèm, cửa số của những tòa nhà lớn, các đám mây, mặt đất, gân lá cây… với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo.

Hãy tập quan sát và sáng tạo với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo

Bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệp và ảnh đẹp hơn khi quan sát thật cẩn thận và khám phá mọi thứ xung quanh mình. Chú ý chi tết các loài cây, rèm, cửa số của những tòa nhà lớn, các đám mây, mặt đất, gân lá cây… với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close