VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Hiểu thêm về các thông số của ảnh,RAW, JPEG (P17)

Đăng lúc: . Đã xem 6599 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Hiểu thêm về các thông số của ảnh,RAW, JPEG (P17)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Hiểu thêm về các thông số của ảnh,RAW, JPEG (P17)

vuanhiepanh.com

Phần 1: Mục lục

Phần 2: Overture 

Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 


3.1Chọn máy ảnh 
3.2 Có những gì trong một dCam? 
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn 
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography 
3.6 Kính lọc 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 

4.1 Kỹ thuật căn bản 
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh 
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh 
4.4 Tốc độ chụp ảnh 
4.5 Các chế độ đo sáng 
4.6 Các hiệu chỉnh khác 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 

5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 
5.13 Chụp close up và ảnh hoa 
5.14 Chụp ảnh báo chí 

Phần 6: Xử lý ảnh 

6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 
6.2 RAW vs JPEG 
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng 
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối 
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site 
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif 
6.7 Khắc phục Out nét 
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ 
6.9 In ảnh tại Labs 

Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp 

7.1 Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu 
7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc 
7.3 Hiệu ứng zoom 
7.4 Mẹo đo sáng thay thế 
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm 
7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính: 
7.7 Nghệ thuật xem ảnh 
7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) 
7.9 Bù trừ sáng (EV) 
7.10 Kinh nghiệm đo sáng 
7.11 Đặt tên cho ảnh 
7.12 Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối 
7.13 Tone màu? 
7.14 Chế độ chụp 
7.15 Lấy nét - chế độ màu 
7.16 AEB 
7.17 Chụp cảnh hoàng hôn 
7.18 Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm 
7.19 Chụp ảnh lưu niệm 
7.20 Chụp ảnh khi trời mưa 
7.21 Chụp ảnh khi trời gió 
7.22 Mưa đêm và những tia chớp 
7.23 Chụp ảnh trong sương mù 
7.24 Chụp ảnh khi tuyết rơi 
7.25 Chụp ảnh biển 
7.26 Chụp ảnh chân dung 
7.27 Chụp pháo hoa 
7.28 Bảy lời khuyên cho chụp ảnh nội thất 
7.29 Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn 
7.30 So sánh Canon và Nikon 
7.31 Noise - vỡ hạt ảnh 
7.32 Xử lý bụi bám trên sensor 
7.33 Khẩu độ sáng 
7.34 Nghệ thuật và sự dung tục 
7.35 Hệ số nhân tiêu cự 
7.36 Ảnh đen trắng trong thời đại số 
7.37 Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh? 

Phần cuối: Thông tin về sách

Phần 6: Xử lý ảnh 

6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 

Bạn sử dụng bất kỳ một chiếc máy ảnh kỹ thuật số nào thì mọi thông tin về chụp ảnh đều được ghi kèm cùng với ảnh: những thông số cơ bản đến những thông số chi tiết . Ta hãy khoan đi sâu hơn vào chi tiết vì việc đầu tiên là cần hiểu những thông số hiển thị trên màn hình LCD của máy ảnh nói gì đã. Ở đây Người Thăng Long muốn lưu ý các bạn một điều là trong thế hệ máy dCam cấp độ nghiệp dư đơn giản nhất thì trên màn hình LCD của máy bạn không có khả năng đọc một số thông tin chi tiết về hình ảnh. Thế nhưng bạn hoàn toàn có thể đọc được các thông số này bằng các phần mềm đi kèm theo máy tính. Chẳng hạn trong trường hợp con Canon G2 của bác Nguyễn Việt sẽ là "Canon FileViewer Utility", chỉ cần bạn chọn một tấm ảnh bất kỳ thì ở cột thông tin bên tay phải sẽ hiện đầy đủ các thông số. Hiện tại thì phần mềm ACDsee 6x là một trong những tiện ích khá hoàn hảo cho các bạn chụp ảnh bằng kỹ thuật số và có nhu cầu chỉnh sửa ảnh đơn giản để gửi qua internet. ACDsee 6x có thể đọc cả thông tin EXIF. Nếu bạn không muốn dùng phần mềm này thì đã có một phần mềm khác hoàn toàn "free" để đọc thông tin EXIF: 



Đó là một vài ví dụ để bạn tham khảo. Ở Việt Nam hiện tại thì chỉ mất 8 000 đồng là bạn đã có thể sở hữu phiên bản mới nhất của Photoshop rồi. Với những bạn không thật chuyên về đồ hoạ hay hình ảnh thì mình thấy dùng Photoshop Element đơn giản, dễ hiểu hơn mà kết quả vẫn đẹp như thường. Lợi thế của PS Element là nó rất nhẹ, không tốn nhiều bộ nhớ của máy tính. 

Bây giờ ta sẽ đi vào phân tích các thông số mà máy ảnh hiện thị trên màn hình LCD nhé. Xin được lấy lại hình ảnh minh hoạ của bạn Nguyễn Việt: 



Với mỗi loại máy ảnh khác nhau thì thông số hiển thị cũng có đôi phần khác nhau nhưng về căn bản là có thể hiểu và đoán được. Chẳng hạn như trong hiển thị ở trên ta đọc được các thông tin sau: 

Độ nhạy ISO: 200 
Chế độ chụp: tự động P (Program). Máy ảnh tự động hoàn toàn (hình chiếc máy ảnh và mũi tên) 
Tốc độ chụp: 1/50 
Khẩu độ ống kính: f/4 
Hiệu chỉnh ánh sáng (hình vuông với ký hiệu dấu + và -): 0 
Cân bằng trắng: chọn thời tiết có mây mù (hình đám mây) 
Chế độ đo sáng: phức hợp 
Chế độ chụp: Macro (với hình bông hoa) 
Chất lượng ảnh: SuperFin (chữ S) 
Kích thước ảnh: cỡ lớn nhất (chữ L) 
Trên cùng bên phải là tên của hồ sơ lưu ảnh trên thẻ nhớ và tên ảnh... 

Phần "rắc rối" nhất của hiển thị này có lẽ là độ thị phía bên tay phải. Thế nhưng nó lại hoàn toàn dễ hiểu. Trong "Histograms" là thông số hình hoạ về chất lượng của ảnh cũng như những vấn đề mà bạn cần quan tâm. Bạn hãy xem nguyên tắc sau đây: 

- Nếu bạn thấy đồ thị có những đỉnh cao dồn về phía bên tay phải thì có nghĩa là tấm ảnh của bạn thiếu tông mầu sáng. 

- Nếu bạn thấy những đỉnh cao này dồn về phía bên tay trái thì có nghĩa là tấm ảnh của bạn thiếu tông màu đậm. 

- Nếu đồ thị của bạn có hình răng lược thì điều này có nghĩa là hoặc hình ảnh đã bị sửa chữa hoặc thông tin kỹ thuật số bị thiếu, không đủ cho ảnh chất lượng. 

- Nếu bạn thấy đồ thì có hình một "quả đồi" nhỏ, tập trung vào giữa và có một khoảng cách nhỏ so với hai đầu của trục X thì Người Thăng Long xin được chúc mừng bạn: tấm ảnh của bạn được phơi sáng chính xác.

Trên đây chỉ là những thông tin căn bản, điều quan trọng nhất là bạn phải tự chụp thử nghiệm và tự phân tích lấy hình ảnh của mình rồi rút ra kết luận. 

Sau tất cả những gì mà chúng ta đã trao đổi thì có thể đi đến một kết luận rằng: 

- Bạn có thể quên đi tính năng hiệu chỉnh "ánh sáng/độ tương phản" của PS khi muốn làm "retouche" ảnh. Cách làm này sẽ chỉ cho một hình ảnh xấu mà thôi. 

- Để hiệu chỉnh ảnh về ánh sáng, độ tương phản hay nói chung là các "niveaux" hay "levels" của ảnh thì bạn nên dùng chức năng trong "Image/Réglage/Niveaux" (rất tiếc là mình chưa cài PS bản tiếng Anh) 

Tuy nhiên việc hiệu chỉnh "Levels" còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn: gửi ảnh lên web hay để làm ấn bản? Như bạn đã có thể thấy trong giao diện hiệu chỉnh "Levels" của PS có 5 hình tam giác nhỏ. Ma thuật của PS nằm cả trong đấy. Chỉ bằng việc xê dịch những giá trị này bạn sẽ làm thay đổi hoàn toàn hình ảnh của mình. Để có thể dễ hiểu hơn thì bạn hãy hình dung dải băng dưới cùng giống như là sự lựa chọn các loại giấy ảnh khác nhau trong kỹ thuật phim cổ điển. Không có bài giảng nào trên Web hay trong các sách dạy về nhiếp ảnh có thể nói chính xác về cách hiệu chỉnh này vì mỗi hình ảnh một khác. Chính bạn và chỉ có bạn là người duy nhất biết mình muốn gì? Bạn hãy thử nhé và kinh nghiệm thực hành cá nhân sẽ đem lại cho bạn những điều bất ngờ không nhỏ. 

6.2 RAW vs JPEG


 Không giống như với JPEG và TIFF là hai cấu trúc ảnh được tiêu chuẩn hoá bằng chuẩn ISO trên thế giới, ảnh RAW lại có cấu trúc tuỳ thuộc theo nhà sản xuất như Canon, Nikon, Olympus...(với Canon là Raw, với Nikon là Nef, Olympus lại Raw...) 

Vậy thế nào là RAW? Trong định nghĩa tiếng Anh đơn thuần của Encarta 2004 thì Raw nghĩa là "not changed or interpreted: in an original state and not yet subjected to correction or analysis" mà ta có thể hiểu theo tiếng Việt trong lĩnh vực nhiếp ảnh là loại cấu trúc ảnh nguyên gốc, chưa qua chỉnh sửa bất kỳ thông số nào. Vẫn có vẻ khó hiểu nhỉ? Bạn hãy hình dung như thế này nhé: 

Ánh sáng đi tới "sensor" của máy ảnh -> Mạch cảm quang điện tử này chuyển hoá ánh sáng thành các tín hiệu điện tử -> Sau đó có hai nhánh rẽ chính về cấu trúc ảnh: 

(1) -> Tín hiệu được ghi lại nguyên vẹn trong cấu trúc ảnh RAW. 

(2) -> Tín hiệu đi qua hệ thống xử lý hình ảnh của máy ảnh rồi được lưu trữ dưới dạng JPEG hoặc TIFF. Đây là loại cấu trúc ảnh đã qua xử lý. 

Với mỗi một loại cấu trúc ảnh ta có những thuận lợi và những bất tiện trong sử dụng khác nhau. Người Thăng Long sẽ cùng bạn tìm hiểu dưới đây nhé. 

Nếu bạn vẫn quen với khái niệm phim âm bản và phim dương bản thì trong kỹ thuật số ta có thể chuyển chúng sang tương đương với cấu trúc ảnh RAW vàJPEG. Khi thao tác chụp ảnh với máy dSLR mình thường đặt ở cấu trúc ảnh JPEG L và Fine (cấu trúc ảnh ít bị biến dạng nhất) Sự tiện lợi của Jpeg là nó cho phép ta khai thác ngay lập tức tấm ảnh sau khi chụp (in ấn, gửi qua internet, trình bày bằng máy chiếu...) Chính vì lợi thế nài của nó mà hầu hết các máy dSLR đều có chức năng chụp ảnh kép: cho ra cùng lúc ảnh RAW+JPEG. Điều này cho thấy hai cấu trúc ảnh này không hề phủ nhận nhau mà chúng cùng tồn tại song song với những mục đích và tiện dụng khác nhau.

Nói đơn thuần về kỹ thuật thì ảnh RAW được ghi lại với cấu trúc 12 bits cho từng mầu (thậm chí có thể lên tới 14 bits) điều này giúp cho bạn có thể ghi lại chính xác và chi tiết các vùng ánh sáng khác nhau cũng như trong bóng tối. Với RAW ta có thể hiệu chỉnh kết quả phơi sáng, độ tương phản, cân bằng mầu, tăng độ sắc nét của hình ảnh...mà không hề làm thay đổi chất lượng ảnh bạn đầu. Làm việc với ảnh RAW cũng giống như khi bạn thao tác in ảnh từ phim âm bản trong buồng tối, tất cả đều là có thể (hoặc gần như thế) trong giới hạn của chất lượng ảnh gốc ban đầu. 

Cấu trúc ảnh Jpeg thường chỉ có 8 bits/mầu. Tuy nhiên ta cũng có thể hiệu chỉnh ảnh Jpeg như đối với ảnh RAW, sự khác biệt nằm ở chỗ mỗi lần ta hiệu chỉnh một thông số thì chất lượng ảnh cũng bị suy giảm đi một chút, như thế ta sẽ nhanh chóng gặp phải giới hạn của những khả năng này. Điều đó giống như ta vẫn gặp phải với một tấm ảnh chụp bằng phim dương bản đo sáng sai. Như vậy để có thể đạt được chất lượng ảnh Jpeg cao nhất với khả năng của máy thì kết quả phơi sáng và mầu sắc phải được thực hiện hoàn hảo ngay từ đầu. Không hẳn là dễ thực hiện trong thực tế. Với ảnh Jpeg còn lại một giải pháp an toàn là chụp ảnh với kỹ thuật "Bracketing" nhưng việc hiệu chỉnh ảnh chụp vẫn có chung giới hạn.

Thế nhưng ảnh RAW không phải là không có những bất tiện của nó. Đầu tiên là sự chậm trễ đến...não lòng của các dCam hay BCam sử dụng cấu trúc ảnh này (các dSLR có tốc độ làm việc với RAW khá nhanh, tuy nhiên cũng cần có loại Card Ultra II nữa!) Tiếp theo đó là thời gian cho việc chuyển giao ảnh giữa máy ảnh (hay đầu đọc card) với máy tính, ngay cả khi bạn dùng giao diện USB 2.0. Người Thăng Long cảm thấy đáng tiếc khi kỹ thuật số chưa sử dụng phổ biến cổng giao diện "i-link" với tốc độ chuyển giao thông tin lớn hơn gấp nhiều lần. Chưa hết, nếu bạn không có một chiếc máy tính đủ mạnh (P IV 2,5 - 3 Ghz hoặc Centrino 1,7Ghz, Tối thiểu RAM 512 Mo hoặc lý tưởng là 1Mo, và một chiếc "video card" đủ nhanh...) thì việc chỉnh sửa các ảnh có cấu trúc RAW sẽ là một kỷ niệm...không bao giờ quên! 

Quay lại với chuyện card dùng trong nhiếp ảnh, theo kinh nghiệm của riêng cá nhân mình thì Người Thăng Long khuyên bạn nên sắm môt chiếc card kiểu Scandisk Ultra II hay Extreme, hoặc Lexar x40, x80. Với trọng lượng lớn hơn nhiều lần ảnh Jpeg thì ảnh RAW sẽ đòi hỏi thời gian ghi ảnh lên card cũng lâu hơn. Tất nhiên là các máy dSLR hiện hành đều dùng kỹ thuật bộ nhớ đệm để lưu ảnh khi chụp liên thanh nhưng số lượng ảnh RAW chụp liên thanh thường rất ít. 

Hy vọng là trong tương lại các ảnh RAW sẽ có trọng lượng nhẹ hơn hiện tại. 

Với ảnh RAW bạn bắt buộc phải qua các thao tác "phòng tối kỹ thuật số" để chuyển nó sang cấu trúc có thể khai thác được. Hiện tại thì hầu hết các nhà chế tạo đều đã cho ra các phần mềm chuyên dụng của mình để xử lý ảnh RAW. Canon dùng File Viewer, Nikon dùng Nikon Capture...Bên cạnh đó thì Photoshop CS đã có "plug-in" cho phép mở và chỉnh sửa ảnh RAW dù rằng các chức năng trong cửa sổ giao diện này còn khá nghèo nàn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy bạn sẽ sử dụng cả hai loại phần mềm này theo trật tự kiểu N.C + PS CS. Để xử lý ảnh Raw bằng phần mềm chuyên dụng bạn phải tính thời gian từ 3-5 phút cho mỗi ảnh tuỳ theo chất lượng ảnh gốc ban đầu. Bạn cũng không nên quên căn chỉnh màn hình lại cho mầu sắc chuẩn trước khi tiến hành hiệu chỉnh ảnh nhé.

Trong lĩnh vực hiệu chỉnh ảnh này thì các cấu trúc Tiff và Jpeg có lợi thế hơn hẳn vì ta có thể dùng "script" để xử lý ảnh theo lô. Thế nhưng lợi thế này lại không có được khả năng vi chỉnh đến từng chi tiết của cấu trúc RAW tuỳ theo các lỗi tự động của máy hay đo sáng chưa đúng. Với ảnh RAW thì các bước hiệu chỉnh được tiến hành đồng bộ một lần trước khi bạn chọn "save as..." còn với ảnh Jpeg và Tiff thì các bước này lại phải tuân theo trình tự: Levels, độ tương phản, mầu sắc và cuối cùng là độ sắc nét. Nhưng có một điểm chung cho cả hai cấu trúc này đó là bạn sẽ hiệu chỉnh chúng khi bạn thật sự có khả năng về kỹ thuật hay nghề nghiệp của bạn cần như vậy. Nếu không thì Người Thăng Long khuyên bạn nên đặt các chế độ ngay trên máy ảnh của mình để có được các tấm ảnh Jpeg "raw" chất lượng cao mà không cần hiệu chỉnh thêm. 

Cuối cùng là câu hỏi về lưu trữ ảnh đã chụp bằng kỹ thuật số. Bạn sẽ chỉ giữ ảnh RAW hay cả ảnh JPEG đã chỉnh sửa? Người Thăng Long xin trả lời là cả hai! Lý do rất đơn giản: với ảnh RAW thì hàng chục năm sau này bạn có thể phóng lại một tấm ảnh với những thông số kỹ thuật khác biệt mà chất lượng không hề thay đổi. Ảnh Jpeg có tiêu chuẩn quốc tế nên việc sử dụng nó chắc chắn sẽ dễ dàng hơn RAW (trừ khi Raw cũng sẽ có một ISO quốc tế) Với kích cớ ảnh lớn như thế thì việc lưu trữ ảnh lên DVD-R hay ổ cứng lưu động có dung lượng lớn là cần thiết. 

Sau tất cả những vấn đề kỹ thuật và thực hành dường như rắc rối ấy thì một lời khuyên bổ ích và thực tế sẽ là cần thiết. Bạn dùng RAW hay JPEG trong những tình huống nào? 

1. Cấu trúc ảnh RAW: 

- Chụp ảnh nghệ thuật 
- Ảnh kỹ thuật 
- Ảnh trong điều kiện thời tiết không thuận lợi hay những tính huống đặc biêt khác. 
- Ảnh có nhu cầu phóng to 

2. Cấu trúc ảnh JPEG: 

- Chụp ảnh lưu niệm, du lịch... 
- Ảnh phục vụ cho công việc hàng ngày 
- Ảnh dùng cho các mục đích trên internet. 

Tất nhiên là bạn có thể thêm vào hay thay đổi danh sách trên đây tuỳ theo nhu cầu thực tế và hoàn cảnh cụ thể của bạn. Tôi sẽ rất vui được trao đổi các kinh nghiệm thực tế với bạn để mở rộng hơn nữa khả năng hiểu biết và ứng dụng kỹ thuật số trong nhiếp ảnh của mình.


Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close