VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Kỹ thuật chụp đêm và chụp ảnh lưu niệm (P29)

Đăng lúc: . Đã xem 13103 - Người đăng bài viết: Trần Ngọc Thu Trang
Chuyên mục : Lý thuyết chụp ảnh cơ bản
NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Kỹ thuật chụp đêm và chụp ảnh lưu niệm (P29)

NHIẾP ẢNH SỐ CĂN BẢN: Kỹ thuật chụp đêm và chụp ảnh lưu niệm (P29)

vuanhiepanh.com Chụp ảnh buổi tối lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn lý thuyết vì ở mỗi một diều kiện ảnh sáng phức hợp khác nhau ta cần có một cách chụp khác nhau. Ảnh lưu niệm không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cũng cần đảm bảo tính mỹ quan, mỹ thuật như sắp xếp thứ tự, bố trí mầu sắc, ánh sáng sao cho hài hoà.

1.Nguyên tắc căn bản của chụp ảnh ban đêm khá đơn giản

Đó chính là sự ổn định của máy ảnh dựa trên chân máy, khuôn hình và đo sáng. Thế nhưng chụp ảnh buổi tối lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn lý thuyết vì ở mỗi một diều kiện ảnh sáng phức hợp khác nhau ta cần có một cách chụp khác nhau. 

1. Chọn phim 


Có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên là ta sẽ sử dụng loại phim nào? Âm bản? Dương bản hay kỹ thuật số? Với các phim dương bản 50, 100 ISO thì chỉ có loại phim chụp với ánh sáng ban ngày "Daylight" (5500 độ K) và chúng sẽ làm "nóng" lên đáng kể nhiệt độ mầu của ánh sáng nhân tạo (3200-3800 độK). Có những loại phim dương bản "Tungsten" nhưng hạt phim rất lớn. Như thế việc sử dụng phim âm bản, thậm chí tới tận 400, 800 ISO, là hợp lý hơn vì chúng điều hoà tốt các loại ánh sáng. Với kỹ thuật số hiện tại thì chụp ảnh ban đêm không còn là khó khăn nữa vì khả năng cảm nhận mầu, phâ biệt mầu cũng như thể hiện tốt các chi tiết trong bóng tối.

2. Độ nhạy ISO 


Thế còn độ nhạy sáng của phim, ta sẽ chọn ISO bao nhiêu là thích hợp? 

Câu trả lời rất chính xác và đơn giản: chỉ số ISO được chọn tuỳ thuộc vào những điều kiện ánh sáng lúc bạn chụp ảnh. Với chân máy ảnh thì việc chụp ảnh ban đêm không có vấn đề gì hết với 50, 100 ISO khi thời gian chụp lâu và chân máy ảnh vững. Như thế ta có thể tái tạo lại những chi tiết rất rõ ràng. Bạn nên chụp bằng nhiều khuôn hình khác nhau với kỹ thuật "bracketing" để tránh lỗi đo sáng nhầm do các nguồn sáng đặc biệt xuất hiện trong bố cục ảnh. Nếu như bạn không có dây bấm mềm hay điều khiển từ xa thì cách tốt nhất là để máy ở chế độ chụp tự động nhằm tránh những rung động không cần thiết. 

3. Tốc độ chụp 


Chụp ảnh ban đêm đòi hỏi tốc độ chậm, màn chập mở lâu. Chính vì lý do đó mà độ ổn định của chân máy ảnh là vô cùng cần thiết. Bạn không nên mở hết chiều cao của chân máy vì như thế chân máy sẽ chắc hơn. Lưu ý khi chụp ảnh trong thành phố gần đường giao thông vì có nhiều rung động nền. Chân máy nhất thiết phải có đế cao su để triệt tiêu những rung động này. Tốc độ chậm còn có tác dụng xoá đi những chuyển động không cần thiết. Tuỳ theo tốc độ chuyển động của vật thể cũng như ánh sáng mà chúng có thể bị biến mất hoàn toàn hay một phần trong ảnh. Bạn nên bấm máy trước khi chủ thể đi vào giữa khuôn hình để cho hình ảnh của phông hiện rõ hơn. 

4. Đèn flash 


Còn chụp ảnh với đèn flash? Nếu như bạn muốn ghi lại một chuyển động của vật thể thì đây là giải pháp tốt. Chụp đèn flash với tốc độ chậm ở ví trí màn chập thứ 2. Ưu điểm của phương pháp này là ánh sáng đèn flash chỉ có tác dụng sau khi vật thể đã chuyển động và được ghi hình. Trong mọi tình huống thì bạn nên hiệu chỉnh ánh sáng -0,3Ev hoặc 0,5Ev để tránh hiện tượng bị thừa sáng. 

5. Đo sáng 


Chụp ảnh trong đêm thì đo sáng như thế nào? Để thừa sáng hay thiếu sáng? ta chỉ có thể trả lời cho câu hỏi này trong từng trường hợp cụ thể. Chế độ đo sáng phức hợp "Multizone" rất dễ cho ta một thông số sai. Thường là ảnh của bạn hay bị thừa sáng. Thế nhưng hiệu quả thừa sáng trong điều kiện ánh sáng không gian vẫn còn đôi khi lại là một ấn tượng bất ngờ. Bạn có thể chủ động tạo ra loại ánh sáng này bằng cách thêm +1Ev hay +2Ev. Trong một số điều kiện khác, như với các công trình kiến trức được chiếu sáng trong đêm thì việc dùng chế độ đo sáng điểm "spot" để chọn khẩu độ sáng vào vùng sáng nhất lại có một hiệu quả ngược lại với độ tương phản rất cao. Còn khẩu độ sáng khép sâu hay mở rộng lại tuỳ thuộc vào hiệu quả của hình ảnh mà bạn muốn thể hiện (tất nhiên trong điều kiện ánh sáng thực tế cho phép). Chẳng hạn như với f/11 hay f/16 thì thời gian chụp sẽ lâu hơn và ánh đèn của các phương tiện giao thông sẽ để lại các vệt sáng dài, các nguồn sáng nhỏ sẽ có tia sao đẹp tự nhiên hơn dùng kính lọc tia sao. 

6. Cấu trúc ảnh kỹ thuật số 


Chỉ có một câu trả lời duy nhất, đó là RAW. Lợi thế của RAW là sau khi chụp bạn có thể chỉnh lại cân bằng trắng cũng như tông màu...

7. Địa hình, thời gian chụp 


Vấn đề cuối cùng là phương pháp nghiên cứu địa hình và thời gian chụp thích hợp. Thường thì để có thể chụp tốt một địa điểm bạn nên đến đó nhiều lần trước vào những thời điểm khác nhau và ghi chép thật đầy đủ về ánh sáng. Để có được một tấm ảnh chụp đêm với bầu trời xanh thật đẹp thì khoảng thời gian lúc màn đêm vừa mới bắt đầu buông xuống là đẹp nhất. Bạn cần lưu ý đến lỗi thừa sáng, tốt nhất là chụp "bracketing" +1Ev và -1Ev. 

Những kỹ thuật phụ trợ hay những cảnh chụp đặc biệt. 

- Đài phun nước buổi tối: Với độ tương phản rất cao giữa bụi nước và các chi tiết kiến trúc thì việc +1Ev à cần thiết. Bạn có thể chụp nhièu kiểu khác nhau với hiệu chỉnh ánh sáng từ 0 đến +2Ev. 

- Chuyển động của các vì sao: Bạn có thể dễ dàng đạt được hiệu quả này trong những đêm không trăng thật tối. Máy ảnh đặt trên chân máy hướng về cực Bắc của trái đất (hướng sao Bắc cực) mở rộng khẩu độ ống kính f/2,8 hoặc là f/4 tuỳ theo ánh sáng trên nền trời, ISO 100, thời gian chụp với chế độ B trong khoảng từ 10 đến 30 phút. 

- Sau khi trời mưa: ánh sáng không gian sẽ được tái hiện lại một cách diệu kỳ chỉ bằng kỹ thuật đo sáng phức hợp Multizone. Với sự tương phản cao thì ảnh đen trằng có một hiệu quả thẩm mỹ rất tốt. 

- Chụp chồng hình: đây là kỹ thuật đơn giản nhất và dễ thực hiện. bạn có thể chụp cảnh phông trước vào lức trời còn sáng và sau đó chụp chồng hình chủ thể lên lúc trời tối. 

- Kính lọc: chụp ảnh ban đêm bạn có thể dùng thêm kính lọc tia sao "Star" để gây ấn tượng cho các nguồn sáng. Chỉ nên dùng các hình sao từ 4-6 cánh cho hình ảnh đỡ phức tạp. Một loại kính lọc rất có hiệu quả nữa là kính "Soft", nó cao tác dụng giảm bớt ánh sáng mạnh của nguồn sáng cũng như làm giảm độ tương phản. 

- Chụp ảnh pháo hoa: Điều căn bản đầu tiên là chọn được một bố cục đẹp với tiền cảnh. Ta có thể lấy 100 ISO và f/16 làm thước đo căn bản cho tính toán. Việc khép sâu khẩu độ ống kính giúp tránh được lỗi thừa sáng do nhiều tia pháo hoa di qua cùng một điểm. Nếu tiền cảnh quá yếu sáng thì ta có thể dùng thêm ánh sáng phụ trợ của đèn flash với kính lọc mầu.

2. Chụp ảnh lưu niệm

Thông thường các bạn mới chụp ảnh hay mắc một số lỗi và lúng túng khi sắp xếp các nhân vật được chụp. Ảnh lưu niệm không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cũng cần đảm bảo tính mỹ quan, mỹ thuật như sắp xếp thứ tự, bố trí mầu sắc, ánh sáng sao cho hài hoà.


+ Cái đầu tiên tôi muốn nói tới đó là không gian bức ảnh. Phần lớn người mới cầm máy hay có tính "tham" nghĩa là khi giơ máy lên thì cái gì cũng muốn lấy vào khung hình, nó làm cho nội dung, chủ đề định chụp bị phân tán, ảnh trở nên rối rắm, nhìn vào nó người xem không hiểu bạn định chụp gì. Do vậy hãy cố gắng hạn chế tới mức tối đa số lượng thông tin đưa vào ảnh. Chắc chắn trong khung hình phải có người mình định chụp và người này sẽ là trung tâm của bức ảnh rồi sau đó muốn tả người này đang đứng ở nơi nào thì hãy chọn thêm 1 hay 2 đặc trưng của cái nơi người đó đang đứng để đưa vào ảnh. Đối với thể loại ảnh lưu niệm này tuỳ thuộc việc bạn để phông đằng sau nét hay nhoè mà chọn độ mở của ống kính, thường hình lưu niệm thì cảnh đằng sau cũng sẽ nét.

+ Hướng chụp hình: Khi chụp hình người đang dứng thì nên chụp hất từ dưới lên, người chụp thì ngồi xuống còn người được chụp thì đứng. Chụp kiểu này, người được chụp dường như trông "cao" lên, do phần chân gần ống kính hơn nên trông như dài thêm ra còn phần trên thì ngắn lại. Lối chụp này rất phù hợp với người Việt chúng ta vì chiều cao trung bình của dân ta hiện giờ vẫn còn thấp. Nếu chụp chân dung cho những người có khuôn mặt vuông hay tròn thì phải lựa máy vì phần mặt phía dưới trông sẽ to ra khiến cho hai bên hàm càng bạnh thêm, nhất là lại chụp chân dung, khuôn mặt lại càng gần máy ảnh hơn, cằm càng to hơn nữa.

+ Chụp góc rộng bị méo hình: Khi chụp bằng ống góc rộng từ 28 trở xuống là hình dễ bị méo, ví dụ chụp một hàng người đứng dàn hàng ngang, nếu người chụp mà cũng đứng cùng tư thế với họ thì đầu của 2 người ở ngoài cùng sẽ bị méo kéo vểnh lên như muốn chọc ra khỏi bức ảnh. Do vậy trong tư thế này hãy hạ thấp máy ảnh xuống tầm ngang thắt lưng hoặc thấp hơn 1 chút.

+ Tránh vật đè đầu: Lưu ý khi chụp tránh để có vật gì đó đè lên đầu của người được chụp khiến cho người đó như đang mang 1 vật nặng trên đầu. Ví dụ chụp người với cảnh thì tránh các thứ như cột điện, thân cây.....đè thẳng vào đầu người, hoặc 1 đường ngang nào đó như mép phía trên nóc nhà chẳng hạn lại chạy cắt qua giữa đầu hay cắt ngang cổ người được chụp....

+ Bố trí mầu sắc: mầu sắc cần hài hoà, tránh bên "nặng", bên "nhẹ" như có 5 người trong bức ảnh, 2 người áo vàng, đỏ, 2 người mầu trắng và 1 người mầu hơi tối thì nên để người có mầu tối vào giữa ảnh, 2 người mầu trắng và 2 người áo mầu thì chia đều 2 bên tránh để 2 người áo trắng sang 1 bên và 2 người có mầu còn lại sang 1 bên, làm như vậy mầu sắc mất cân đối không hài hoà về mỹ thuật.

+ Thứ tự xếp người đứng trong hình: Khi có nhiều người chụp cùng trong 1 kiểu ảnh thì phải sắp xếp làm sao trông độ cao của mọi người trong ảnh là đều đều như nhau, to nhỏ cũng như nhau. để đạt được điều này thì ta cũng vẫn vận dụng tính chất "ai gần máy hơn trông sẽ cao to hơn", hãy xếp những người được chụp đó theo hình vòng cung, ai to lớn nhất thì đứng vào giữa, ai thấp nhỏ bé cho ra đứng phía ngoài cùng, vì xếp theo hình vòng cung nên những người ở giữa sẽ xa máy ảnh nhất, ngược lại những người ngoài cùng sẽ gần máy ảnh nhất Do vậy đứng từ phía máy ảnh trông vào thì độ cao và "độ rộng ngang" (béo hay gầy) của mọi người trong hình sẽ là tương đối ngang nhau. Trên thực tế khi chụp ảnh ta sẽ gặp những hoàn cảnh thật éo le, bảo người này đứng đây thì họ không đứng cứ muốn len vào giữa, vì ai cũng quan niệm đứng ở giũa sẽ là nhân vật trung tâm quan trọng nhất nên ai cũng muốn đứng vào giữa chứ không muốn đứng ra rìa, phần lớn những người này lại nhỏ bé nên khi có ảnh rồi họ cứ trách ta là không biết chụp, hình của họ bé tí, họ có biết đâu đó là lỗi của chính họ gây ra.

+ Xử lý bóng đen sau đầu người khi chụp bằng đèn điện tử (flash): Khi chụp ảnh bằng đèn flash gắn trên máy bao giờ cũng để lại những bóng đen sau đầu trông rất xấu. Khắc phục tình trạng này bằng cách dùng thêm 1 đèn flash nữa (đèn nhại) chiếu xiên ở 1 bên vào, hoặc nếu không dùng ngay đèn trên máy đánh vào tấm phản quang nào đó như trần nhà, mảng tường sáng bên cạnh chỗ đứng......khi chiếu đèn vào các tấm phản quang này thì nhớ mở thêm cửa sáng từ ½ đến 3/2 nữa.

+ Chụp trong phòng rộng như hội nghị: Nếu chụp trong các gian phòng lớn như hội trường....cần tận dụng hết tất cả các nguồn sáng đang có ở nơi đó như mở tất cả các cửa sổ, bật tất cả các đèn chiếu sáng đang có trong phòng đồng thời kết hợp với việc cân bằng ánh sáng giữa đèn flash và ánh sáng hiện có trong phòng...


Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close