1. Kiểm tra tiêu cự (focus)
Có máy ảnh cho chụp Macro với khoảng cách 1cm
Ảnh chụp cận cảnh được xem là đẹp khi nó đáp ứng được độ sắc nét và đầy đủ chi tiết của từng yếu tố trong tấm ảnh. Vì thế, bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng của máy ảnh để căn lấy khoảng cách tiêu cự tối thiểu của ống kính ở chế độ Macro. Một số máy ảnh point-and-shoot sẽ phát sáng đèn trên màn hình LCD để báo cho người dùng biết máy không thể lấy được tiêu cự của đối tượng chụp vì quá gần.
Tuy nhiên, lúc chụp xong ảnh, khi xem lại ảnh ở chế độ Playback, bạn nên zoom vào để kiểm tra khu vực mà bạn muốn lấy nét có đầy đủ chi tiết, có sáng rõ không.
2. Nín thở
Gió thổi sẽ khiến cánh hoa rung rinh làm cho ảnh bị mờ
Chụp ảnh trong điều kiện môi trường có thể kiểm soát được, như studio hay trong phòng, thì bạn không phải lo nghĩ nhưng nếu chụp ở ngoài trời, với cây lá cành hay là ong bướm… thì chỉ cần một làn gió thổi cũng có thể phá hỏng cả bức ảnh chụp macro của bạn. Vì thế, để hạn chế tối đa sự “phá bĩnh” này, bạn nên nín thở để không làm lay động những vật thể bé xíu đang trong tầm ngắm của ống kính.
Tuy nhiên, bạn không thể nào “lấy tay che cả bầu trời”, thế nên, để tránh bị gió thổi thì bạn nên đặt chiếc túi hay nhờ bạn bè chắn hộ hướng gió để đảm bảo sự tĩnh lặng trong khi “tác nghiệp”.
3. Đèn flash
Đèn flash sẽ hỗ trợ máy ảnh khi thời tiết không như mong muốn
Đôi khi thời tiết không chiều lòng con người, lúc thì trời nắng chang chang, lúc thì mây đen kéo đến đúng lúc bạn giơ máy lên để chụp. Vì thế, lúc này bạn chỉ còn cách bật đèn flash tích hợp.
Sau khi đã chụp ảnh xong, bạn có thể khắc phục chất lượng ảnh bằng cách bù sáng để trông ảnh mượt mà hơn.
Còn nếu không, hãy chờ đến lúc trời trong xanh trở lại để “tác nghiệp” vì ánh nắng mặt trời luôn cho ảnh đẹp nhất.
4. Sắp xếp gọn gàng không gian xung quanh
Thu gọn không gian để máy ảnh không bị lệch tiêu cự
Bạn nên cố gắng dọn dẹp gọn hàng không gian khung quanh vì có thể chính chúng sẽ khiến máy ảnh không lấy được nét như mong muốn.
Mắt người thường bị cuốn hút bởi các màu sắc bắt mắt vì thế bạn nên thay đổi góp chụp hoặc di chuyển các vật thể xung quanh để ảnh chụp của bạn được gọn gàng hơn.
5. Để ISO thấp và dùng chân đế tripod
Chân đế giữ máy không bị rung
Ngoài việc giảm tối đa sự “can thiệp” của các vật thể khác thì bạn cũng nên giảm sự tác động của chính máy ảnh làm xấu tác phẩm của mình.
Bạn nên đặt chế độ nhạy sáng ISO thấp nhất và tốt hơn nữa là dùng chân đế tripod để giữ máy khi chụp. Và, để tránh rung tay thì chụp ảnh ở chế độ hẹn giờ.
Ý kiến bạn đọc