ảnh minh họa
Chụp cận cảnh và chụp macro
Nhiều người thường lầm tưởng rằng chụp macro có liên quan mật thiết với chụp cận cảnh nhưng thực ra chúng có sự khác biệt rất lớn. Chụp cận cảnh là chụp ở khoảng cách gần, khi đó vật thể sẽ được tách khỏi môi trường xung quanh,hay nói một cách đơn giản là phông nền sẽ tách biệt so với vật thể. Bất cứ chiếc máy ảnh và ống kính nào đều có thể chụp được cận cảnh. Trong khi đó, chụp macro là kỹ thuật chụp cận cảnh cực gần, giúp khắc họa vật thể bằng kích thước thật hoặc phóng to so với kích thước thực tế.
Chính vì vậy mà ảnh macro là sự kết hợp giữa cận cảnh và phóng đại. Nếu bạn muốn chụp chi tiết mắt côn trùng chẳng hạn, thì đó chính là chụp macro.
Ảnh macro nói chung được biểu thị ở tỉ lệ 1:1 dành cho kích thước thật. Để chụp ảnh macro chất lượng cao, bạn cần phải sử dụng loại ống kính macro đặc biệt chuyên cho lấy nét cận cảnh. Loại ống kính thông thường không thể lấy nét khi đặt quá gần vật thể và do vậy không thể chụp được ở tỉ lệ lớn hơn 1:1. Trong khi đó, ống macro lại lấy nét ở khoảng cách cực gần, cho phép chúng phóng đại vật thể chụp, cho độ sâu trường ảnh mỏng hơn, và ảnh do vậy sẽ chi tiết hơn.
Thiết bị
Ảnh chụp gần (trên) và ảnh chụp chế độ macro (dưới). |
Nếu muốn chụp ảnh macro chất lượng cao, bạn nên cân nhắc đầu tư loại ống kính macro chuyên biệt. Các dòng máy DSLR hiện nay thường có rất nhiều loại ống kính macro, từ chụp gần (30 – 60mm), trung bình (60-105mm) tới chụp tele (105-200mm). Tuy nhiên, để chụp ở khoảng cách gần thông thường, những ống kính có tiêu cự 55-200mm hoặc 70-300mm là thông dụng nhất. Thậm chí, ống tiêu cự cố định (ống fix) 50mm có độ mở ống kính f/1.8 cũng có thể cho ảnh chụp cận cảnh rất đẹp.
Chế độ maro
Một số dòng máy ảnh du lịch hoặc DSLR nhất định có thể cho phép bạn chuyển nhanh sang chế độ macro bằng cách di chuyển bánh xe điều khiển (biểu tượng hoa tulip). Chế độ này cho phép bạn có thể lấy nét vật thể ở khoảng cách cực gần. Tuy nhiên, chất lượng chụp macro này không thể so với các loại ống kính macro chuyên biệt.
Lấy nét và căn vị trí
Điểm lấy nét ảnh phải tốt hơn ảnh trái. |
Để chụp cận cảnh được đẹp, bạn cần tách vật thể khỏi phông nền bằng cách làm mỏng độ sâu trường ảnh (đặt độ mở ống kính ở mức thấp), hoặc lựa chọn phông nền không có nhiều chi tiết. Hãy cẩn trọng lấy nét và chọn một điểm lấy nét cụ thể sao cho vật thể trông sắc nét với phông nền mỏng và mềm mại. Nếu bạn sử dụng máy ảnh hoặc ống kính với chế độ lấy nét tự động, hãy chắc chắn rằng ống kính đang lấy nét đúng vật thể bạn cần. Nếu không có ống kính macro, bạn có thể gặp khó khăn khi lấy nét chính xác, nhưng có thể điều chỉnh được bằng cách di chuyển ống kính xa ra một chút. Nếu bạn sử dụng ống zoom thì hãy lùi lại và lấy nét vật thể.
Ánh sáng và chống rung
Một vấn đề thường gặp với ảnh cận cảnh là nếu nguồn sáng đằng sau máy ảnh thì sẽ có bóng ảnh phủ lên vật thể. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách sử dụng đèn flash tích hợp hoặc đèn flash ngoài.
Giữ cho ảnh sắc nét
Trong bức ảnh bên trái, ống kính (Nikon 50mm) đặt quá gần vật thể để lấy nét tự động, do vậy ảnh bị mờ. Trong bức ảnh bên phải, máy ảnh được di chuyển lùi lại vài inch và do vậy ảnh nét hơn. |
Ý kiến bạn đọc