#1 Nhà thờ gỗ Kon Tum
#2 Hồ Tà Pạ
#3 Tĩnh lặng
1. F-stop (khẩu độ) cố định: thường khẩu từ 8 -> 11 (đảm bảo rõ chủ thể).
2. Khóa lấy nét (lock focus): lấy nét xong -> chuyển qua MF.
3. Khóa cả white balance.
4. Tắt hết các chế độ tự động trên máy ảnh như: auto-contrast, auto-saturation, kể cả độ nét (sharpen).
5. Chụp nhanh vì người di chuyển, xe di chuyển, mây bay nhanh, và ánh sáng cũng có thể thay đổi nhanh.
6. ISO càng thấp càng tốt, tốt nhất là cho ISO thấp nhất nếu có thể, vì khi ghép HDR nhiều tấm lại với nhau thì đã có noise xuất hiện rồi.
7. Chụp với file RAW để cân bằng màu sắc tốt hơn
8. Phải có Tripod để các ảnh không bị lệch nhau khi ghép (tripod càng xịn càng tốt)
9. Chụp nhiều tấm với độ sáng khác nhau, tùy thuộc vào cảnh chụp mà mức độ sáng tối điều chỉnh cho phù hợp, chỉ thay đổi tốc độ để có ảnh sáng tối thôi (ví dụ như tấm "tĩnh lặng" của tôi ở trên, mình chụp 9 tấm với độ sáng tối khác nhau, thông thường chỉ cần 3 tấm, hoặc 5->7 tấm là đẹp rồi để đảm bảo chủ thể không bị thay đổi).
Cái cuối cùng là xử lý ảnh, theo tìm hiểu của mình thì software Photomatix pro 3.1 là software hàng đầu để xử lý HDR và từ ngày chụp HDR tôi cũng chỉ dùng mỗi software này.
Và điều tối quan trọng nữa là bạn phải biết chọn cảnh phù hợp để chụp HDR, cảnh nào mà có độ tương phản cao í, và việc chỉnh ảnh cũng phụ thuộc rất nhiều vào con mắt của tác giả nữa ạ.
Cách xử lý HDR
Trước tiên bạn mở software Photomatix và chọn những tấm ảnh muốn xử lý HDR, ví dụ như hình dưới tôi chọn 5 tấm với độ sáng khác nhau cho tấm ảnh "Cuống phong".
Sau đó bạn chọn vào các chức năng có sẵn mà phần mềm hỗ trợ như hình dưới (giảm thiểu độ nhiễu, giảm những màu sai do setup White balance, hay loại bỏ những đối tượng di chuyển trong ảnh...) -> click Ok và chờ máy xử lý -> sau đó click Tone mapping khi đã xử lý xong.
Bước kế tiếp là bạn tuỳ chỉnh tone màu, độ sáng tối, nổi khối, độ tương phản, độ trong suốt... tuỳ ý theo sở thích của bạn, với tấm "cuồng phong" thì tôi xử lý như hình dưới.
Sau đó click Process chờ xử lý xong -> chọn file save as thành file .jpg.
Xem như tấm ảnh HDR của bạn đã hoàn thành 80%, nhưng vì tấm này tôi cảm thấy màu sắc chưa ưng ý và độ nổi khối chưa phê, nên quyết định dùng thêm plus-in của Photoshop để xử lý.
Ảnh sau khi Tone mapping
Có một số cọc trên ảnh không được đẹp lắm nên tôi dùng tool Clone Stamp Tool (S) để bỏ nó đi, sau đó xử dụng plus-in Nik Color Efec Pro 3.0trong Photoshop để xử lý màu sắc và nổi khối cho mây.
Tôi xử dụng tab Total contrast 2 lần để giúp mây nổi khối, ảnh nét hơn và mặt nước có tí gợn xóng.
Và kết quả là đây
Ý kiến bạn đọc