VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Khái niệm tam giác: Khẩu độ, tốc độ và ISO

Đăng lúc: . Đã xem 67589 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Khái niệm ánh sáng
Khái niệm tam giác: Khẩu độ, tốc độ và ISO

Khái niệm tam giác: Khẩu độ, tốc độ và ISO

vuanhiepanh.com: Khái niệm mô tả các mối quan hệ giữa thông số ISO, Aperture và Shutter Speed rất dễ hiểu.
Mỗi đỉnh của tam giác liên quan đến ánh sáng và cách mà nó (ánh sáng) vào trong và tương tác với camera

Ba yếu tố trên 3 đỉnh của tam giác là
1. ISO - đây là thông số đo độ nhạy của cảm biến máy ảnh với ánh sáng
2. Aperture - kích thước của thấu kính khi mở ra để cho ánh sáng đi vào và chụp ảnh
3. Shutter Speed - thời gian cửa trập mở ra cho ánh sáng đi vào

Sự giao nhau giữa 3 yếu tố trên tạo ra sự phơi sáng và sau đó cho chúng ta 1 một bức ảnh ky thuật số

Quan trọng là thay đổi một trong những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố còn lại. Điều này có nghĩa là bạn gần như không thể tách rời một trong những yếu tố mà phải luôn luôn để ý đến những yếu tố khác

[IMG]

Một sự so sánh để bạn có thể hình dung về sự phơi sáng một cách trực quan:



Nhiều người mô tả các mối quan hệ giữa thông số ISO, Aperture và Shutter Speed bằng cách sử dụng những sự so sánh khác nhau để dễ hiểu. Dưới đây là một trong số đó. Không có gì hoàn hảo, phép so sánh này chỉ để minh họa.

Cái cửa sổ 

Hãy tưởng tượng máy ảnh của bạn cũng giống như một cửa sổ với cửa trập với 2 chế độ đóng và mở cửa.
Aperture (khẩu độ) là kích cỡ của cửa sổ. Nếu nó lớn hơn ánh sáng vào các phòng nhiều, như vậy phòng sẽ sáng hơn.
Shutter Speed là lượng thời gian mà cửa sổ mở. Mở cửa càng lâu, ánh sáng vào càng nhiều
Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở trong phòng và đang đeo kính mát. Đôi mắt của bạn trở nên bớt nhạy cảm với ánh sáng (giống như ISO thấp).
Có một số cách để tăng số lượng ánh sáng trong phòng. Bạn có thể tăng thời gian mà cửa sổ được mở (Giảm tốc độ cửa trập), bạn có thể tăng kích thước của cửa sổ (tăng khẩu độ), hoặc bạn có thể bỏ kính mát ra (làm cho ISO lớn hơn).

Kết hợp ba yếu tố với nhau


Thành thạo "nghệ thuật phơi sáng" cần phải thực hành nhiều. Một cách nào đó, đây là một việc cần sự khéo léo và ngay cả những nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm vẩn phải thử nghiệm và chỉnh sửa các cài đặt của họ khi làm việc. Hãy ghi nhớ rằng thay đổi 1 yếu tố không chỉ tác động đến sự phơi sáng của bức ảnh mà còn ảnh hưởng tới những lãnh vực khác (ví dụ khi thay đổi aperture độ sâu của hình ảnh sẽ thay đổi, thay đổi ISO sẽ thay đổi "độ hạt", thay đổi Shutter speed sẽ tác động đến hình ảnh của sự chuyển động).
Điều tuyệt vời về máy ảnh kỹ thuật số là nó lý tưởng cho các thử nghiệm học tập về phơi sáng. Bạn có thể chụp bao nhiêu ảnh tùy thích mà không tốn tiền. Máy ảnh số không chỉ cho phép bạn chụp ở chế độ tự động (auto mode) hoặc chỉnh tay (manual) mà còn cho phép chụp với những chế độ bán tự động (semi-automatic modes) như "ưu tiên khẩu độ" (aperture priority mode), "ưu tiên cửa trập" (shutter priority mode). Những chế độ bán tự động này cho bạn quyền kiểm soát 1 hoặc 2 yếu tố (trong tam giác) và để cho máy ảnh tự điều khiển cái còn lại.

Giới thiệu về ISO


Trong nhiếp ảnh truyền thống (chụp bằng phim), ISO (hoặc ASA) chỉ độ nhạy của phim đối với ánh sáng. Nó đã được đo bằng số (có lẽ bạn đã nhìn thấy chúng trên phim - 100, 200, 400, 800, vv). ISO càng thấp, độ nhạy của phim càng thấp và ảnh thu được sẽ mịn hơn
Trong Nhiếp ảnh kỹ thuật số ISO đo độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh. Điều này cũng áp dụng nguyên tắc như trong chụp ảnh bằng phim - một con số thấp hơn, máy ảnh ít nhạy sáng và ảnh sẽ mịn hơn. ISO cao hơn thường có thể được sử dụng trong các tình huống mà môi trường xung quanh thiếu ánh sáng để có được shutter speed cao (ví dụ như một sự kiện thể thao trong nhà khi bạn muốn "bắt" hành động trong điều kiện ánh sáng thấp) - tuy nhiên bù lại, bức ảnh của bạn sẽ bi nhiễu. Tôi sẽ minh họa điều này. Dưới đây có hai bức ảnh được phóng đại – bên trái chụp với với ISO ở 100 và bên phải ở ISO 3200 (bấm vào để phóng to).
[IMG]

100 ISO nói chung là 'bình thường' và sẽ cho bạn những bức ảnh sắc nét (ít nhiễu / hạt).
Hầu hết mọi người có xu hướng giữ máy ảnh kỹ thuật số của họ trong "Chế độ tự động", máy ảnh lựa chọn cài đặt ISO thích hợp tuỳ thuộc vào điều kiện bạn đang chụp ảnh (nó sẽ cố gắng giữ ISO ở mức thấp nhất có thể), nhưng hầu hết các camera cũng cho phép bạn để lựa chọn ISO.
Khi chọn một chỉ số ISO cụ thể bạn sẽ nhận thấy rằng nó tác động đến Aperture và Shutter speed cần thiết để một bức ảnh được phơi sáng tốt. Ví dụ: - nếu bạn chỉnh ISO từ 100 lên 400 bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có thể chụp với Shutter speed cao hơn và/hoặc Apertures nhỏ hơn.

Khi chọn các thiết lập theo tiêu chuẩn ISO tôi thường tự hỏi bản thân bốn câu hỏi: 
1. Ánh sáng - Vật thể có được chiếu sáng tốt?

2. Hạt - Tôi muốn có một bức ảnh nhiều hạt hay một bức ảnh không bị nhiễu?

3. Tripod - Tôi đang có tripod hay không?

4. Vật thể chuyển động - Vật thể đang chuyển động hay đứng yên?

Nếu có nhiều ánh sáng, tôi muốn có ít hạt, tôi có tripod và vật thể tôi muốn chụp không chuyển đông tôi sẽ sử dụng ISO thấp.
Tuy nhiên nếu trời tối, tôi muốn một bức ảnh có hạt, tôi không có tripod và/hoặc vật thể tôi muốn chụp đang chuyển động, tôi có thể cân nhắc việc tăng ISO, như vậy tôi có thể chụp với tốc độ nhanh hơn và vẫn đủ sáng
Tất nhiên, đổi lại ISO sẽ làm cho ảnh bị nhiễu

MỘt số tình huống mà bạn có thể cần phải tăng ISO:
Thể thao trong nhà - nơi mà chủ thể của bạn di chuyển nhanh, ánh sáng lại có hạn

Một buổi hòa nhạc - điều kiện ánh sáng thấp và chắc chắn bạn không thể sử dụng flash trong trường hợp này

Phòng trưng bày nghệ thuật, Nhà Thờ vv-nhiều phòng triển lãm có quy định cấm đèn flash và dĩ nhiên là khi ở trong nhà thì điều kiện ánh sáng không tốt

Tiệc sinh nhật - thổi nến trong phòng tối có thể cho bạn một tấm ảnh đẹp, giàu cảm xúc. Dĩ nhiên chúng ta không nên phá hủy khoảnh khắc này với một cái nháy flash. Hãy tăng ISO

ISO là một khía cạnh quan trọng của nhiếp ảnh kỹ thuật số cần hiểu biết nếu bạn muốn đạt được sự kiểm soát hàn toàn trên chiếc máy ảnh của bạn. Hãy thử nghiệm với các cài đặt khác nhau và xem tác động của chúng lên các tác phẩm của bạn.

Shutter speed là gì?


[IMG]
Như tôi đã viết ở đâu đó, định nghĩa hầu như cơ bản nhất là - Tốc độ cửa trập là 'lượng thời gian mà là cửa trập mở'.
Trong chụp ảnh phim nó là thời gian phim đã được tiếp xúc với ánh sang từ cảnh mà bạn đang chụp và nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng tương tự, Shutter speed là độ dài của thời gian mà cảm biến máy ảnh ảnh của bạn 'thấy' những cảnh mà bạn đang cố gắng ‘bắt’.
Tôi sẽ chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ để chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt:

Tốc độ cửa trập được đo bằng giây - hoặc (trong hầu hết các trường hợp) là số thập phân của giây. Mẫu số lớn tức là tốc độ nhanh hơn (1 / 1000 nhanh hơn 1 / 30 nhiều).


Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ được sử dụng Shutter speed ở 1/60 giây hoặc nhanh hơn. Bởi vì với chậm hơn, rất khó chụp mà ảnh không mờ do camera bị rung (camera shaking). Camera shaking xày ra khi máy ảnh của bạn chuyển động trong khi cửa trập mở và kết quả là bức ảnh của bạn bị mờ.

[IMG]
Nếu bạn đang sử dụng shutter speed chậm (chậm hơn 1 / 60), bạn sẽ cần phải sử dụng tripod hoặc một số loại ổn định hình ảnh (ngày càng nhiều camera có sẵn chức năng này).


Shutter speed trên máy ảnh của bạn thường là cái sau sẽ gấp đôi cái trước (gần đúng). Kết quả là bạn sẽ có các tùy chọn cho shutter speed như sau - 1 / 500, 1 / 250, 1 / 125, 1 / 60, 1 / 30, 1 / 15, 1 / 8 vv sự ‘gấp đôi' này rất đáng để ghi nhớ vì khi tăng khẩu độ(aperture) một bậc cũng gấp đôi lượng ánh sáng vào cảm biến - như vậy, tăng shutter speed một bậc và giảm aperture một bậc sẽ cho bạn một mức độ phơi sáng tương tự nhau(nhưng chúng tôi sẽ nói thêm về điều này trong một bài đăng trong tương lai).


Một số máy ảnh cũng cung cấp cho bạn những lựa chọn về shutter speed rất chậm mà không phải là số thập phân của giây, mà là vài giây (ví dụ: 1 giây, 10 giây, 30 giây, vv). Các thiết lập này được sử dụng trong các tình huống ánh sáng rất yếu, khi bạn đang thử tạo các hiệu ứng đặc biệt hoặc khi bạn đang cố gắng chụp nhiều sự chuyển động trong một bức ảnh). Một số máy ảnh cũng cung cấp cho bạn những lựa chọn để chụp trong chế độ 'B' (hoặc 'Bulb' ). Chế độ Bulb cho phép bạn giữ cử trập mở và chỉ đóng khi bản nhả nút chụp


Khi đưa ra quyết định chọn một shutter speed nào đó, bạn nên xem xét kỹ xem có vật thể nào chuyển động không và bạn muốn chụp chuyển động đó như thế nào. Nếu có chuyển động trong khung hình của bạn, bạn có sự lựa chọn hoặc là ‘đóng băng sự chuyển động(như vậy nó sẽ trông như đứng yên), hoặc làm cho vật thể đang chuyển động mờ đi (làm cho nó cảm giác đang chuyển động).


Để ‘đóng băng’ một vật thể đang chuyển động (như trong hình trên) bạn sẽ chọn một shutter speed nhanh và để cho chuyển động mờ đi bạn sẽ chọn một shutter speed chậm. Tốc độ thực tế bạn nên chọn sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào tốc độ của các chủ thể của bạn và bạn muốn nó được mờ đi bao nhiêu

Chuyển động(bị mờ đi) không phải lúc nào cũng không tốt – Tôi đã nói chuyện với một anh bạn cuối tuần rồi, anh ấy đã nói với tôi rằng luôn luôn được sử dụng shutter speed nhanh và không thể hiểu được lý do tại sao mọi người muốn có chuyển động trong các hình ảnh. Có khi chuyển động là tốt. Ví dụ như khi bạn đang chụp một bức ảnh của một thác nước và muốn diễn tả nước chảy nhanh thế nào, hoặc khi bạn đang chụp một chiếc đua xe và muốn cho nó có cảm giác về tốc độ, hoặc khi bạn đang chụp ngôi sao và muốn cho mọi người biết ngôi sao di chuyển thế nào trong một khoảng thời gian dài vv Trong tất cả các trường hợp trên, chọn một shutter speed chậm sẽ được các pro lựa chọn. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp này bạn cần phải sử dụng tripod hoặc bức ảnh của bạn sẽ có nguy cơ bị phá hủy bởi máy ảnh bị rung khi chụp dẫn đến bức ảnh bị mờ(một loại mờ khác chứ không phải motion blur).

[IMG]

Focal Length(tiêu cự ống kính) và Shutter Speed - một điều cần xem xét khi lựa chọn Shutter speed là tiêu cự ống kính bạn đang sử dụng. Tiêu cự dài hơn sẽ làm camera bị rung nhiều hơn và vì thế bạn sẽ cần phải chọn một shutter speed (trừ khi bạn đã có một sự ổn định hình ảnh trong ống kính hoặc máy ảnh). 'Nguyên tắc' trong tình huống không có chế độ ổn định hình ảnh là chọn một shutter speed với mẫu số lớn hơn so với tiêu cự của ống kính. Ví dụ: nếu bạn có một ống kính là 50mm 1/60s có thể ok, nhưng nếu bạn có một ống kính 200mm có lẽ bạn sẽ phải chụp ở khoảng 1/250s.


Kết hợp các yếu tố

Nên nhớ rằng tách shutter speed từ hai yếu tố khác của tam giác phơi sáng (aperture và ISO) thực sự không phải là một ý tưởng tốt. Khi bạn thay đổi shutter speed bạn sẽ cần phải thay đổi một hoặc cả hai yếu tố còn lại để bù cho nó.

Ví dụ: nếu bạn shutter speed một bậc (ví dụ như từ 1/125 lên 1/250s) như vậy bạn chỉ còn một nửa ánh sáng đi vào cảm biến. Để bù cho điều này bạn sẽ cần phải tăng aperture một bậc (ví dụ như từ f16 lên f11). Một sự lựa chọn khác là chọn một ISO nhanh hơn (ví dụ ISO 100 lên ISO 400).

Trước khi bắt đầu với những giải thích cho tôi nói điều này. Nếu bạn có thể làm chủ aperture(khẩu độ) bạn sẽ kiểm soát hơn đối với máy ảnh của bạn. Trong quan điểm của tôi - aperture là nơi rất nhiều những kỳ diệu sẽ xảy ra trong nhiếp ảnh và như chúng ta sẽ thấy dưới đây, các thay đổi trong nó có thể là sự khác biệt giữa một chiều và đa chiều trong một bức ảnh.
[IMG]

Aperture là gì?


Nói một cách đơn giản nhất – Aperture(khẩu độ) là 'kích cỡ của việc mở ống kính trong khi một bức ảnh được chụp. "

Khi bạn nhấn nút chụp, một lỗ mở ra cho phép ánh sáng vào camera cho phép cảm biến hình ảnh ‘bắt’ những cảnh mà bạn đang muốn chụp. Các thiết lập aperture tác động lên kích cỡ của lỗ nói trên. Lỗ càng lớn sẽ cho ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại.

Aperture được đo bằng số F- ví dụ như f/2.8, f / 4, f/5.6, f / 8, f/22 vv Tăng hoặc giảm một bậc aperture sẽ gấp đôi hoặc giảm đi phân nửa kích thước của độ mở ống kính (và số lượng ánh sáng nhận được thông qua đó). Hãy ghi nhớ rằng tăng hay giảm shutter speed một bậc cũng sẽ nhân đôi hoặc giảm nửa lượng ánh sáng – điều này có nghĩa là nếu bạn tăng cái này và giảm cái kia cùng một lúc bạn sẽ cùng một lượng ánh sáng vào cảm biến – rất có ít để ghi nhớ).

Một điều làm hầu hết những người mới chụp ảnh nhầm lẫn là khẩu độ lớn (nhiều ánh sáng đi qua) thì số f nhỏ và khẩu độ nhỏ (ít ánh sáng đi qua) thì số f lớn. Vì vậy, f/2.8 thực tế lớn hơn nhiều so với f/22. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng dần bạn sẽ quen.

Chiều sâu (Depth of Field) và khẩu độ(Aperture)


[IMG]
Có một số kết quả của sự thay đổi aperture đối với bức ảnh mà bạn nên nhớ khi xem xét các thiết lập nhưng một trong những cái đáng quan tâm nhất là chiều sâu của bức ảnh.

Chiều sâu(DOF) là phần được lấy nét trong bức ảnh của bạn. DOF lớn có nghĩa là hầu hết các hình ảnh của bạn sẽ được lấy nét cho dù nó gần hay xa máy ảnh của bạn(như hình bên trái, phần nền và phần cận cảnh đều nét - f/22) .

Nhỏ (hoặc cạn) chiều sâu có nghĩa là chỉ một phần của hình ảnh được lấy nét và phần còn lại sẽ được làm mờ đi (như trong các hoa ở đầu bài này (bấm vào để phóng to).

Độ mở ống kính có một tác động sâu sắc lên DOF. Aperture lớn (số f nhỏ hơn) sẽ giảm DOF, trong khi aperture nhỏ (số f lớn) sẽ cho bạn DOF lớn.

Có thể là một chút bối rối lần đầu tiên nhưng cách tôi nhớ nó là con số nhỏ có nghĩa là DOF nhỏ và con số lớn có nghĩa là DOF lớn.

Tôi sẽ minh họa với 2 bông hoa sau

[IMG]

[IMG]

Hình ảnh đầu tiên dưới đây (bấm vào đó để phóng to) ở bên trái đã được chụp với aperture f/22 và hình thứ hai đã được chụp với aperture f/2.8. Sự khác biệt khá rõ ràng. Hình ảnh với f22 có cả hoa và búp rõ nét và bạn có thể thấy hình dạng của lá và hàng rào phía sau.

Hình với f2.8(cái thứ 2). Hoa bên trái rõ nét (hoặc các phần của nó), nhưng DOF rất cạn và phía sau không được lấy nét, búp hoa bên phải cũng ít rõ nét
Cách tốt nhất hiểu rõ aperture là lấy máy ảnh của bạn ra và làm một số thử nghiệm. Đi ra ngoài và tìm một nơi mà bạn có các vật thể gần và xa, chụp nhiều hình với những thiết lập aperture khác nhau . Bạn sẽ nhanh chóng xem được các tác động của và tính hữu ích của việc kiểm soát aperture.

Một số kiểu nhiếp ảnh cần DOF lớn (khẩu độ nhỏ - f lớn)



Ví dụ trong chụp phong cảnh bạn sẽ thấy các cài đặt aperture nhỏ (số f lớn) được lựa chọn bởi các nhiếp ảnh gia. Điều này đảm bảo rằng từ phần cận cảnh đến đường chân trời tương đối rõ nét.

Mặt khác chụp ảnh chân dung nó có thể rất tiện dụng của bạn để có chủ thể được lấy nét hoàn hảo và phong nền mờ để đảm bảo rằng chủ để của bạn chính là tâm điểm và các yếu tố khác không làm người xem phân tâm. Trong trường hợp này bạn phải chọn aperture lớn (số f nhỏ) để đảm bảo một DOF cạn.

Những người chụp ảnh phóng to(macro) có xu hướng chọn aperture lớn để đảm bảo rằng các yếu tố của các chủ thể mà họ đang chụp gây được sự chú ý của người xem trong khi phần còn lại của hình ảnh hoàn toàn mờ đi.

Nguồn tin: ohtiti
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 127 trong 27 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.7/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close