VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Hội Rưng
507

Hội Rưng

Hội rưng được tổ chức từ ngày mùng 6 tháng 1 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch tại Làng Văn Trưng, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sự kiện nói chung, bởi Ban tổ chức lễ hội tại Làng Văn Trưng, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ đến
(tức bắt đầu vào ngày 6/1 âm lịch)

Làng Văn Trưng, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Không giới hạn khách
Đã xem 507
Tổng số điểm của sự kiện là: 5 trong 1 đánh giá
5  Click để đánh giá sự kiện
Hội rưng được tổ chức từ ngày mùng 6 tháng 1 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch tại Làng Văn Trưng, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông tin chi tiết

Hội Rưng được bắt đầu vào mồng Sáu tháng Giêng, trùng với ngày tổ chức phiên chợ Rưng đầu tiên của năm. Công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được chuẩn bị trước đó vài ngày ngay sau dịp tết Nguyên Đán. Sáng ngày mồng Sáu ở đình Rưng (làng Văn Trưng) diễn ra lễ cáo tế, xin phép thành hoàng làng cho dân 3 làng kẻ Rưng được tổ chức lễ hội theo định kỳ và khai mạc phiên chợ đầu năm.

Đình thờ hai vị thành hoàng làng là: Đông Kinh Phán quan Đại vương Thượng đẳng Phúc thần, húy là Nguyễn Văn Nhượng, vốn người kẻ Rưng sống vào thời Lý (thế kỷ XII) có công đánh dẹp giặc Ai Lao (một vương quốc nhỏ thuộc nước Lào) vào triều đại trị vì của vua Lý Cao Tông (1176 – 1210).

Vị thành hoàng làng thứ hai là công chúa nước Chiêm Thành (vùng Nam Trung Bộ ngày nay) nhưng không rõ danh tính. Trong một lần đi du ngoạn cảnh đẹp trên sông Kỳ Giang (đầm Rưng ngày nay) bất chợt gặp trời giông to sóng lớn, nên thuyền bị lật nhào, công chúa cùng đoàn tùy tùng vài chục người đều bị tử nạn trên đoạn sông ở đất kẻ Rưng, nhân dân sở tại vớt lấy thi thể công chúa an táng và lập miếu để thờ, thấy linh thiêng nên nhiều người đến cầu cúng.

Sau phần cáo lễ phiên chợ Rưng đầu xuân và lễ hội chính thức được bắt đầu, phiên chợ đầu năm là một phần không thể thiếu của hội Rưng, bởi vì người ta quan niệm phiên chợ đầu năm này sẽ mở ra cho cả một năm buôn bán được may mắn, phát tài.

Một trò chơi khá phổ biến ở chợ Rưng là trò “tổ tôm điếm”, trò chơi xuất phát từ thú chơi tao nhã của người đàn ông xưa. Tổ tôm là thú chơi trí tuệ, có sự phân biệt cao thấp giống như người chơi cờ.

Đặc biệt, lễ hội Rưng được biết đến nhiều với trò chơi “bắt chạch trong chum”, là một trò chơi dân gian rất đặc sắc của cư dân nông nghiệp vùng Bắc bộ. Trò chơi xuất phát từ quan niệm về sự sinh sôi nảy nở của sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, chính nó đã duy trì sự sống của mọi sinh vật trên trái đất mà người ta vẫn gọi nó là tín ngưỡng phồn thực.

Hội Rưng
 
Có một chi tiết rất thú vị phần nào cũng liên quan đến tín ngưỡng phồn thực ở hội Rưng là tại đền Đức Ông có thờ một di vật đá hình trụ cao khoảng 40cm giống hình “sinh thực khí- Linga”. Đây là vật thờ quan trọng trong văn hóa Chăm – Pa (vùng Nam Trung bộ) chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo.

Lễ hội Rưng được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong các lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc của tỉnh Vĩnh Phúc bởi sự đa dạng trong các hoạt động, sắc thái văn hóa, cũng như về chủ thể, đối tượng tham gia lễ hội. Lễ hội Rưng không chỉ đơn thuần là những giây phút thư giãn, vui chơi trước một năm lao động vất vả, cực nhọc của người nông dân mà thông qua đó họ còn gửi gắm những niềm tin, khát vọng về sự sung túc, sinh sôi nảy nở, hạnh phúc và bình an cho cộng đồng mình. Bên cạnh đó hội Rưng còn có sự đan xen các yếu tố của văn hóa chợ quê vốn đầy sôi động và hấp dẫn.
 
Close