1.Ống kính thường được phân biệt bằng tiêu cự
Tiêu cự ống kính (Focal legth) là khoảng cách từ tâm của ống kín đến mặt phẳng chứa cảm khi canh nét tại vô cực và được tính bằng mm (Máy DSLR thường đánh dầu bằng dấu hình tròn bị đường thẳng cắt ngang phía trên thân máy chính là nơi đánh dấu mặt phẳng chứa cảm biến đó) .
Các ống kính gồm 3 loại :
Canon EF 16-35mm f/2.8L II USM
1.1. Ống kính góc độ rộng:
còn gọi là ống kính ngắn có thể gọi các ống kính có tiêu cự bé hơn 50mm. Và thường gồm các ống kính có tiêu cự thông dụng như 35mm (góc độ rộng 63 độ) và ngắn hơn như 28mm(góc độ rộng 75 độ), 24mm(góc độ rộng 84 độ), 14mm(góc độ rộng 135 độ). Hay các ống zoom như Canon 16-35mm, Tokina 12-24mm, Nikon 14-24mm v.v...
Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED
Ống kính càng ngắn thì góc độ thu hình càng rộng . Dùng ống kính góc rộng khi muốn chụp cảnh rộng hoặc đông người , cũng như chụp trong nhà khi phạm vi di chuyển bị hạn chế . Thích hợp chụp phong cảnh trải dài, hội nghị, các lễ hội. Ống góc rộng thường cho vùng ảnh rõ sâu, tuy nhiên hình ảnh thường bị biến dạng và có chất lượng kém hơn ở rìa ảnh...
Tiêu cự càng bé thì góc nhìn của ống kính càng rộng, ngước lại tiêu cự càng lớn thì góc nhìn của ống kính càng hẹp và có tác dụng "kéo" các đối tượng ở xa lại gần hơn.
Nikon AF-S 14-24mm f/2.8G ED
Ống kính càng ngắn thì góc độ thu hình càng rộng . Dùng ống kính góc rộng khi muốn chụp cảnh rộng hoặc đông người , cũng như chụp trong nhà khi phạm vi di chuyển bị hạn chế . Thích hợp chụp phong cảnh trải dài, hội nghị, các lễ hội. Ống góc rộng thường cho vùng ảnh rõ sâu, tuy nhiên hình ảnh thường bị biến dạng và có chất lượng kém hơn ở rìa ảnh...
Tiêu cự càng bé thì góc nhìn của ống kính càng rộng, ngước lại tiêu cự càng lớn thì góc nhìn của ống kính càng hẹp và có tác dụng "kéo" các đối tượng ở xa lại gần hơn.
1.2. Ống kính tiêu chuẩn:
Để chỉ các ống kính có tiêu cự 50mm (góc độ rộng 46 độ) tương đương với góc nhìn của mắt con người. Ống kính này để chụp tổng quát cho các đề tài nó không quá rộng mà cũng không quá xa. Chủ đề thường được giữ đúng tỷ lệ và không bị biến dạng. Thường các ống 50mm f1.8 của các hạng khá rẻ (hơn 100USD) và chụp chân dung cho ảnh chất lượng.
Nikon AF 50mm f/1.8D
Canon EF 50mm f/1.4 USM
1.3. Ống kính tiêu cự dài hay ống kính tele:
Là những ống kính có tiêu cự từ 50mm trở lên . Có thể tạm phân biệt các loại Tele ngắn thường từ 50mm tới 105mm, tele tầm trung có tiêu cự tới khoảng 250mm, Còn trên 300mm có thể gọi là dài.
Nikon AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR
Các ống kính tele có đặc điểm là vùng ảnh rõ cạn nên thường thích hợp chụp chân dung, với khả năng “kéo” các vật ở xa trở thành gần nên thíc hợp chụp lén, chụp các cảnh sinh hoạt mà không ảnh hưởng đến các chủ thể khi không đứng gần. Cũng như chụp phong cảnh ở những địa hình khó khăn hiểm trở không dễ lại gần….
Những ống kính từ 300 trở lên thường thích hợp chụp động vật, thể thao… cho những tay săn ảnh để các đối tượng chụp không hề biết mình đang bị chụp. Và thường giá các ống kính này cũng rất đắt tiền.
Canon EF 200mm f/2L IS USM
Niềm vui chiến thắng - cầu thủ Trọng Hoàng sau khi ghi bàn nâng tỷ số lên 3-1 trong trận thắng của U23 Việt Nam trước U23 Trung Quốc. Ảnh chụp bởi ống tele tầm xa và đổ mở lớn (f2.8) 300 mm f2.8 giúp chủ thể nổi bật trong hậu cảnh mờ. Ảnh: Việt Hùng.
Nikon AF-S 70-200mm f/2.8G IF-ED VR
Các ống kính tele có đặc điểm là vùng ảnh rõ cạn nên thường thích hợp chụp chân dung, với khả năng “kéo” các vật ở xa trở thành gần nên thíc hợp chụp lén, chụp các cảnh sinh hoạt mà không ảnh hưởng đến các chủ thể khi không đứng gần. Cũng như chụp phong cảnh ở những địa hình khó khăn hiểm trở không dễ lại gần….
Những ống kính từ 300 trở lên thường thích hợp chụp động vật, thể thao… cho những tay săn ảnh để các đối tượng chụp không hề biết mình đang bị chụp. Và thường giá các ống kính này cũng rất đắt tiền.
Canon EF 200mm f/2L IS USM
Niềm vui chiến thắng - cầu thủ Trọng Hoàng sau khi ghi bàn nâng tỷ số lên 3-1 trong trận thắng của U23 Việt Nam trước U23 Trung Quốc. Ảnh chụp bởi ống tele tầm xa và đổ mở lớn (f2.8) 300 mm f2.8 giúp chủ thể nổi bật trong hậu cảnh mờ. Ảnh: Việt Hùng.
2.Phân loại theo đặc tính zoom của ống kính:
2.1.Ống kính có tiêu cự cố định (Fix):
Là loại ống kính chỉ có duy nhất một tiêu cự ví dụ như Nikon AF 20mm f/2.8D, EF 85mm f/1.8 USM, Nikon AF 105mm f/2D DC…
Canon EF 85mm f/1.8 USM
Nhờ cấu tạo của ống kính mà chúng thường có chất lượng cao hơn ống kính zoom có chung tiêu cự. Và thường mở được những khẩu lớn như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2… TRong khi độ mở tối đã của ống zoom thường khoảng f2.8. Điều này không chỉ lợi chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà còn có những hiệu ứng đẹp do vùng ảnh rõ thường cạn khi chụp ở độ mở lớn. Nhưng cũng hạn chế hơn zoom khi chúng ta thường phải zoom bằng… chân. có nghĩa là thường xuyên phải tiến lại gần hoặc di chuyển xa đối tượng chụp để có khuân hình ưng ý.
Canon EF 85mm f/1.8 USM
Nhờ cấu tạo của ống kính mà chúng thường có chất lượng cao hơn ống kính zoom có chung tiêu cự. Và thường mở được những khẩu lớn như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2… TRong khi độ mở tối đã của ống zoom thường khoảng f2.8. Điều này không chỉ lợi chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà còn có những hiệu ứng đẹp do vùng ảnh rõ thường cạn khi chụp ở độ mở lớn. Nhưng cũng hạn chế hơn zoom khi chúng ta thường phải zoom bằng… chân. có nghĩa là thường xuyên phải tiến lại gần hoặc di chuyển xa đối tượng chụp để có khuân hình ưng ý.
2.2. Ống kính đa tiêu cự (Zoom):
Là ống kính thay đổi được tiêu cự nên 1 zoom có thể thay thế cho nhiều ống kính tiêu cự cố định ...
Nikon AF-S 28-70mm f2.8D IF-ED
Thí dụ ống zoom 28-70 có thể dùng với các tiêu cự 28,35,50,70mm. Trên thị trường có nhiều loại zoom như: 12-24; 17-35, 24-85mm,70-300,v.v... Ống Zoom tiện dụng để chụp trong nhà, phóng sự , biểu diễn, du lịch, phong cảnh … rất tiện lợi. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm so với ống kính tiêu cự cố định như bị tối khi lấy nét vì không mở được khẩu độ tối đa như ống Fix , khó chụp hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng và thường là nặng...
Nikon AF-S 28-70mm f2.8D IF-ED
Thí dụ ống zoom 28-70 có thể dùng với các tiêu cự 28,35,50,70mm. Trên thị trường có nhiều loại zoom như: 12-24; 17-35, 24-85mm,70-300,v.v... Ống Zoom tiện dụng để chụp trong nhà, phóng sự , biểu diễn, du lịch, phong cảnh … rất tiện lợi. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm so với ống kính tiêu cự cố định như bị tối khi lấy nét vì không mở được khẩu độ tối đa như ống Fix , khó chụp hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng và thường là nặng...
3. Ngoài ra căn cứ vào khẩu độ (Khẩu độ được diễn tả bằng chữ f.)
Trên ống kíng thường ghi các trị số khẩu độ như sau: 1.4 - 2 2.8 - 4 - 5.6 - 8 - 11 - 16 - 22 v.v...
- Trị số khẩu độ càng nhỏ , ống kính mở càng lớn nên cho ánh sáng vào càng nhiều .
- Hai trị số khẩu độ kế nhau thí dụ f8 and f11 : khẩu độ f8 cho ánh sáng vào nhiều gấp đôi f11...)
3.1. Ống kính một khẩu độ:
Là ống kính khi chụp ở mọi tiêu cự đều có thể sử dụng ở độ mở lớn nhất.
Nikon AF-S 70-200mm 2.8ED VR (Ống kính 1 khẩu)
Ví dụ: Ống kính là loại chụp ở 70mm hay 200mm đều có thể mở được khẩu f2.8. Chính vì vậy mà nó thường đắt tiền hơn, chuyên nghiệp hơn ống 2 khẩu.
Nikon VR 200-400mm f/4G_ED (chụp ở 200mm hay 400mm đều mở khẩu f4 được)
Nikon AF-S 70-200mm 2.8ED VR (Ống kính 1 khẩu)
Ví dụ: Ống kính là loại chụp ở 70mm hay 200mm đều có thể mở được khẩu f2.8. Chính vì vậy mà nó thường đắt tiền hơn, chuyên nghiệp hơn ống 2 khẩu.
Nikon VR 200-400mm f/4G_ED (chụp ở 200mm hay 400mm đều mở khẩu f4 được)
3.2. Ống kính hai khẩu độ:
Khi chụp ở tiêu cự nhỏ thì có thể chụp ở khẩu độ lớn nhất nhưng khi chụp ở tiêu cự dài thì không thể chụp ở tiêu cự lớn nhất đó mà chỉ chụp được ở khẩu độ nhỏ hơn
Canon EF 70-300mm f/4-5.6 IS USM
Ví dụ ống trên khi chụp ở 70mm chúng ta có thể mở khẩu f4 nhưng chụp ở 300mm thì khẩu mở tối đa lại chỉ được f5.6
Canon EF 70-300mm f/4-5.6 IS USM
Ví dụ ống trên khi chụp ở 70mm chúng ta có thể mở khẩu f4 nhưng chụp ở 300mm thì khẩu mở tối đa lại chỉ được f5.6
4. Theo cách lấy nét :
Có thể chia làm hai loại ống kính
4.1. Lấy nét hoàn toàn bằng tay (Manual Focus: MF )
Trong những giai đoạn đầu trong lịch sử Nhiếp ảnh thì các ống kính chỉ có thể lấy nét bằng tay, chủ thể cần lấy rõ nét bằng cách xoay vặn trên ống kính… Hiện nay thì một số hãng vẫn sản xuất ống kính MF như ống kính chất lượng đỉnh cao nhất thế giới Leica… Hoặc 1 số ống kính đặc biệt của Canon hay Nikon mà khó có thể làm AF như
Ống kính đặc biệt thay đổi phối cảnh như TS-E 24mm f/3.5L II khó có thể làm AF
NIKKOR 50mm f/1.2
4.2. Lấy nét tự động (Autofocus)
5. Ống kính đặc biệt:
5.1. Ống mắt cá:
Fisheye (Ống kính Mắt cá) là ống mà đúng như tên gọi mắt con cá "nhìn đời" với góc rộng thường là 180 độ, mắt chúng ta nhìn xung quanh với góc khoảng 45 độ.
Nhìn xung quanh với 1 góc 180 độ
Nên khi lắp ống kính mắt cá vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180 độ hoặc rộng hơn, ít hơn một chút (tuỳ loại máy). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau... dù có thể rất ít sử dụng nhưng trong những trường hợp cần sử dụng thì mang lại hiệu quả rất rõ ràng.
Nikon AF Fisheye 10.5mm f/2.8G ED DX
Nước rút (thi điền kinh tại AIG III 2009). Ảnh chụp với ống mắt cá Nikon 10,5 mm, lấy được toàn cảnh khu thể thao trong nhà
Nhìn xung quanh với 1 góc 180 độ
Nên khi lắp ống kính mắt cá vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180 độ hoặc rộng hơn, ít hơn một chút (tuỳ loại máy). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau... dù có thể rất ít sử dụng nhưng trong những trường hợp cần sử dụng thì mang lại hiệu quả rất rõ ràng.
Nikon AF Fisheye 10.5mm f/2.8G ED DX
Nước rút (thi điền kinh tại AIG III 2009). Ảnh chụp với ống mắt cá Nikon 10,5 mm, lấy được toàn cảnh khu thể thao trong nhà
Bài viết được sửa bởi Lekima tháng 10 '10
5.2. Ống kính Macro:
Là những ống kính mà tỷ lệ phóng đại thường là 1:1 với vùng ảnh rõ rất cạn, thường cho nhưng người yêu thích thế giới vi mô chụp các vật thể nhỏ, côn trùng, hoa lá, chụp sản phẩm… hay kể cả trong chụp chân dung. Tuy nhiên chụp chân dung cũng cần lưu ý kiểm soát vùng ảnh rõ vì nhiều khi chỉ cần chụp mắt rõ nét nhưng mũi đã mờ nhòe do đặc tính của ống kính.
Canon EF 100mm f/2.8 Macro USM
Ôi! Nặng quá. Ảnh chụp bằng máy Nikon D90, ống AF Micro 60mm f/2.8D. Tác giả: TDQuy (Trương Đình Quỳ).
5.3. Ống kính thay đổi phối cảnh:
Hãng Nikon thì gọi là PC (Perspective Control ) còn Canon thì đặt tên là TS (Tilt-Shift) tuy nhiên chúng đều có tác dụng giống nhau khi đều có tác dụng điều chỉnh các đường thẳng trong ảnh không theo quy luật xa gần, do cấu trúc dịch chuyển thấu kính một cách đặc biệt.
Nikon PC-E 24mm f/3.5D ED
Ngoài ra còn có một số các ống kính đặc biệt khác như DC hay ống trong y học của Nikon hoặc ống với thấu kính DO của Canon… Tuy nhiên chủ yếu là những “trường hợp riêng” hoặc không còn phát triển nên tác giả không đề cập tại bài viết này
Ý kiến bạn đọc