VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Tìm hiểu ống kinh NIKON

Đăng lúc: . Đã xem 36939 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Ống kính (LENS)
Tìm hiểu ống kinh NIKON

Tìm hiểu ống kinh NIKON

vuanhiepanh.com I. Lịch sử các loại ống kính Nikon II. Kỹ thuật và các thuật ngữ III. Những loại ống kính thông dụng

I. Lịch sử các loại ống kính Nikon

 

Đặc điểm của ống kính Nikon

Ngay từ thời kỳ đầu tiên thì thiết kế dạng ngàm đã được áp dụng trên tất cả các ống kính Nikon sử dụng cho máy ảnh dạng gương phản chiếu ống kính đơn (SLR - Single Lens Reflex), từ dòng đầu tiên Nikon F giới thiệu năm 1959 và không thay đổi cho đến tận hôm nay. Và điều này đã giúp cho rất nhiều người sở hữu ống kính Nikon rất xa xưa có thể gắn trên những thân máy kỹ thuật số đời mới nhất hay ngược lại. 
• Thiết kế ngàm 3 chấu giúp gắn chặt vào thân máy nhưng cũng giúp cho việc tháo lắp dễ dàng khi thay đổi ống kính. 
• Đường kính của đuôi ống kính khá lớn cho phép thiết kế các lọai ống kính có độ mở lớn. 
•Hướng gắn ống kính vào thân máy tại vị trí 3 giờ đồng hồ và xoay ngược kim đồng hồ đến khi nghe tiếng click, lúc ấy lens đã gắn chặt trên thân máy.
• Vòng khẩu độ có một lẫy ở vị trí 9 giờ đồng hồ giữ cho việc đóng mở các lá khẩu độ tự động. Lẫy này tiếp xúc với thân máy thông qua một thiết bị cơ khí giúp cho khẩu độ mở tối đa hỗ trợ việc ngắm đối tượng chụp ảnh qua ống kính với mức độ ánh sáng đi vào lớn nhất cho phép, tuy nhiên khi chụp ảnh thì lẫy sẽ tự động dừng đúng vị trí khẩu độ mà người chụp đã thiết lập trước. 
• Độ mở khẩu độ được đánh số từ tối đa đến tối thiểu theo chiều kim đồng hồ. 
• Vòng tiêu cự được thiết kế xoay ngược chiều kim đồng hồ từ vô cực đến cự li gần nhất (trừ loại 45mm/2.8 GN). 
• Ống kính luôn luôn được tiện răng phía trước để hỗ trợ gắn filter và các thiết bị đấu nối khác. 

Ống kính loại A - A Type 

Đây là lọai đầu tiên nhất được giới thiệu từ năm 1959 cho dòng máy Nikon F. Loại A đại diện cho ống kính không có multicoated và tồn tại trong khỏang 10 năm. Có rất nhiều phiên bản của loại này do được cải tiến trong những năm đầu. Trong số đó thì lọai đầu tiên nhất Tick Mark lens  rất có giá trị sưu tầm. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng lọai A này:



• Vòng chỉnh tiêu cự bằng kim lọai sơn màu đen với các gờ xoay lớn (heavy rib). Riêng lọai zoom thì vòng chỉnh zoom/tiêu cự bằng cao su có gờ nổi hình kim cương. 
• Vòng chỉnh khẩu độ bằng kim lọai màu đen. 
• Thân ống kính bằng kim lọai chrome. 
• Ngạnh tai thỏ được gắn trên lens để hỗ trợ việc đo sáng trên thân máy tương ứng với khẩu độ được thiết lâp.
• Ống kính được khắc chữ "NIKKOR" và 1 ký hiệu chỉ số lượng thấu kính trong ống kính. Ký hiệu đó bao gồm U, B, T, Q, P, H, S, O, N
Thuật ngữ "Auto" trên ống kính thông báo hỗ trợ đóng mở các lá khẩu độ tự động, tiếp theo là khẩu độ mở tối đa, kế đến là tiêu cự và số serial: 
NIKKOR-S Auto 1:1.4 f=50mm Nippon Kogaku Japan No.392393 

• Single coating áp dụng cho thấu kính nên bạn có thể thấy màu sắc phản chiếu khi nhìn vào lăng kính có màu xanh nhạt hoặc hồng tía. 
• Đường kính tiêu chuẩn 52mm cho filter.

Ống kính loại C - C Type 

Kể từ năm 1971 thì Nikon đã bắt đầu đưa ra các dòng ống kính mới được nâng cấp với multi-coated (C) thấu kính. Multicoating giảm thiểu sự phản xạ ánh sáng giữa các bề mặt của thấu kính, điều này lọai bỏ đến mức thấp nhất bóng ma và tình trạng lóe sáng, tăng sự hấp thụ ánh sáng, độ tương phản và tái tạo màu sắc trung thực. Multicoating đặc biệt hữu hiệu cho các lọai ống kính có nhiều thấu kính như zoom hoặc góc rộng. Hầu hết ống kính loại C được phát triển từ A với multicoating mà không có sự thay đổi lớn về cấu trúc thiết kế. 
• Thấu kính được multicoated, thường có màu xanh sẫm hoặc màu tía. 
• Được phân biệt bởi ký tự "C" sau mã ký tự chỉ số lượng thấu kính: 
NIKKOR-H.C Auto 1:2 f=50mm 2294926 Nikon 
• Ống kính multicoated đầu tiên là 35/1.4 sau đó là 28/2. 
• Thân ống kính và vòng gắn filter màu đen cho tất cả chủng lọai ống kính. 
• Những đặc điểm khác tương tự lọai A.

Reply With QuoteỐng kính loại K - K type ('New' Nikkors)

Năm 1974 Nikon giới thiệu một lọat các cách tân về thiết kế và hình dáng cho dòng ống kính của hãng. Rất nhiều ống kính được thiết kế lại từ thấu kính, hệ cơ khí cho đến chất liệu, kết quả là ống kính nhỏ hơn, nhẹ hơn so với các dòng trước đây. Năm này Nikon cũng lần đầu tiên đưa ra thấu kính Extra-low Dispersion (ED) và giới thiệu kỹ thuật lấy nét bên trong Internal Focusing (IF). 
• Vòng chỉnh tiêu cự bằng cao su màu đen với các gờ nổi hình chữ nhật mang lại sự thuận tiện và chắc chắn khi lấy nét. Riêng ống kính zoom thì các gờ nổi hình vuông. 
• Vòng chỉnh khẩu độ với gờ nổi hình vuông. 
• Thông số xuất hiện trên ống kính: 
NIKKOR 50mm 1:2 3167736 Nikon 
• Thông số về khoảng cách tính bằng feet được khắc là 'ft' thay vì 'feet'. 

• Đuôi của ống kính sử dụng 5 ốc vít kiểu philips (lọai ốc có 1 rãnh chạy dọc). 
• Hầu hết ống kính có 7 lá khẩu độ, chỉ có vài ống kính là có 6 lá (ví dụ 50/2 and 55/3.5 micro). 
• Ống kính có thấu kính ED sẽ có 1 dải màu vàng chạy vòng quanh miệng ống kính và được khắc chữ 'NIKKOR*ED'.

Ống kính loại AI - AI type 

Giới thiệu năm 1977, đây là năm mà Nikon có những cải tiến đáng kể đến thế hệ ống kính đời F kể từ năm 1959. Ống kính đời AI có một ngạnh tiếp xúc với hệ thống đo sáng trên thân máy và tự động đánh chỉ số khẩu độ Aperture Indexing (AI). Trước đây khi ống kính được gắn vào thân máy thì người sử dụng phải điều chỉnh ngạnh tai thỏ ở vị trí f/5.6 để tiếp xúc với kim đo sáng ở trên thân máy. Với thiết kế mới này thì người sử dụng không cần phải quan tâm về những điều trên khi gắn ống kính nữa, vì vậy thao tác nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Rất nhiều ống kính AI được nâng cấp trực tiếp từ dòng K trong thời gian đầu sau đó thì mới có các thay đổi về mặt thiết kế hàng lọat trong những năm sau. 



• Hệ thống tự động đánh chỉ số khẩu độ Aperture Indexing (AI) thông qua 1 ngạnh lắp đặt trên vòng khẩu độ. 
• Có thêm 1 hàng chỉ số khẩu độ trên ống kính (song song nhưng nhỏ hơn chỉ số khẩu độ chính) để hỗ trợ việc thông báo khẩu độ khi nhìn qua khung ngắm. 
• Ngạnh tai thỏ vẫn tồn tại để hỗ trợ việc tương thích với các thân máy đời cũ. 
• Vòng chỉnh tiêu cự bằng cao su không tinh xảo bằng đời K. Cao su màu xám thay vì màu đen do đó sẽ mau bạc màu. 
• Thay đổi của đời AI so với đời K được phân biệt như sau: 
o Dòng chữ LENS MADE IN JAPAN được chuyển thành MADE IN JAPAN. 
o Số lượng ốc vít bắt trên đuôi ống kính giảm từ 5 xuống 3 ngọai trừ dòng lens tele tầm xa.

Ống kính loại AI-s - AI-s type

Ống kính AI-s ra đời vào năm 1983 và vẫn được sản xuất cho đến bây giờ.
Ống kính AI-s và AI được phân biệt qua những đặc điểm sau: 



• Ống kính AI-s có chỉ số khẩu độ nhỏ nhất (thường là 16 hoặc 22) được ghi màu da cam. 
• Những vạch chỉ độ sâu ảnh trường được khắc trên vòng kim loại trắng, còn trên ống kính loại AI thì thường được khắc trên thân ống kính.
• Tất cả các ống kính AI-s đều gắn được vào thân Nikon, kể cả thân AF. Khi gắn vào một số thân máy đời thấp của Nikon, các chức năng đo sáng có thể không hoạt động
• Tất cả các ống kính AI-s cũng là AI. Tất cả các ống kính AF, AF-I và AF-S đều là AI-s. Do đó AI-s thường có giá trị khá cao trên thị trường hàng đã qua sử dụng vì sự thiết kế hòan hảo và chất lượng cao.

Ống kính loại E – Series E 

Ống kính lọai E được giới thiệu với máy ảnh Nikon EM năm 1978. Đây là nỗ lực của Nikon tham gia vào một thì trường tiềm năng của những người chơi ảnh nghiệp dư với một lọat các thiết bị nhiếp ảnh giá rẻ cạnh tranh. Được biết đến như là một nhà cung cấp thiết bị nhiếp ảnh cho giới chuyên nghiệp hay người dùng cao cấp, chiến lược này mang lại cho Nikon sự thành công nhất định trong việc tăng trưởng và mở rộng khả năng sở hữu thiết bị máy ảnh của người chơi ảnh. Với cách tiếp cận giá rẻ thì dòng E cũng có những sự đánh đổi ngược lại như là cấu trúc bằng nhựa, thấu kính chỉ là single coated (đại đa số, sau này thì có một số được multi coated). Tuy nhiên về tính năng thì nó vẫn thừa hưởng những công nghệ được áp dụng trên dòng ống kính lọai AI-s và cả cho lọai AF sau này. Nói chung thì về mặt chất lượng thì Series E không thể sánh bằng với những dòng ống kính trước đó nhưng nó vẫn có vài lọai được giới nhiếp ảnh đánh giá rất cao như 75-150/3.5 và 50/1.8. 

• Tính năng giống như lọai AI-s nhưng không có ngạnh tai thỏ hỗ trợ cho các máy ảnh đời cũ Non-AI bodies. 
• Thân ống kính làm bằng nhựa. 
• Ống kính không được ghi nhãn hiệu "NIKKOR" để phân biệt với các thể lọai cao cấp khác, thay vào đó được thể hiện là:
Nikon LENS SERIES E 50mm 1:1.8 2311267 
• Single coating áp dụng cho lọat ống kính đầu tiên (35/2.5, 50/1.8, 100/2.8) sau đó đã được multicoated. 
• Các ống kính lọai E đều có lá khẩu độ 7 tấm. Các ống lọai E đều có thể lắp vào mọi thân máy Nikon


Ống kính loại AF (AF đời đầu)

Ống kính loại AF được giới thiệu vào năm 1986. Ống kính lấy nét tự động có cơ phận kết nối động cơ trong thân máy với ống kính, ngoại trừ loại ống kính AF-I và AF-S. Cơ phận này cho phép các ống kính cơ tương thích với thân máy AF của Nikon và có hình đầu vít ở đuôi ống kính AF để tiếp xúc với động cơ trên thân máy 
Tất cả các ống kính AF đều dựa trên kiến trúc AI-s và có thể gắn được vào các thân máy cơ của Nikon. Đối với những máy trước đời AI như Nikon F, F2 hoặc Nikomat FT, FTN, FT2, cần phải gắn thêm chốt tai thỏ để tương thích ống kính với bộ đo sáng. 

• Có 5 chấu tiếp xúc điện tử trên phần đuôi của ống kính với thân máy để điều khiển mạch AF tự động và hệ thống đo sáng. 
• Vòng chỉnh khẩu độ bằng nhựa, tương tự như ống kính lọai E, không có vòng bằng kim lọai chrome. 
• Vòng chỉnh tiêu cự bằng nhựa và rất hẹp.
• Chốt khóa khẩu độ bằng núm vặn xoay.
• Ống kính được ghi thông tin đơn giản, không có số serial như trước đây: 
AF NIKKOR 50mm 1:1.8 
• Số serial được khắc chìm trên vòng nhựa chỉnh khẩu độ.

Ống kính loại AF-N

Rất nhiều nhà nhiếp ảnh không thích lọai AF đời đầu bởi vì vòng chỉnh tiêu cự bé xíu và bằng nhựa. Điều này cảm giác như hàng kém chất lượng khi so sánh với các thể lọai ống kính chỉnh tiêu cự bằng tay (manual focus) trước đó. Vì vậy năm 1987 Nikon giới thiệu sự cải tiến cho lọai AF bằng việc thiết kế kiểu dáng mới hơn phân biệt là AF-N (New styling). Trong thời gian này thì kỹ thuật Moulded Aspherical cũng được giới thiệu. 

• Có vòng chỉnh tiêu cự rộng hơn với các hoa văn cao su hình chữ nhật, tương tư lọai AI-s. 
• Chốt khóa khẩu độ bằng nấc trượt lên xuống. 

Nikon ED AF-N 180mm f/2.8. Ảnh minh họa sự khác nhau giữa hoa văn cao su của lọai AF-N và loại A

Ống kính loại P

Sản xuất từ năm 1988 ống kính loại P là dạng ống kính cơ AI-s, tuy vậy trong ống kính có gắn chip và có các chân điện tử như của ống kính AF. Hãng Nikon chỉ sản xuất 3 loại ống kính P đó là 500/4 IF-ED, 1200-1700/5.6-8 IF-ED và ống kính trung bình 45mm f/2.8. Loại ống kính này cho phép sử dụng chế độ đo sáng ma trận và các chế độ phơi sáng của máy AF mặc dù là loại ống kính AI-s.

Ống kính loại AF-D

Giới thiệu năm 1992 cùng với thân máy Nikon F90, những ống kính AF-D cho phép máy có thể xác định được khoảng cách tới đối tượng chụp (D-distance). Những thông tin này bổ trợ cho bộ đo sáng ma trận và đặc biệt là khi dùng với đèn flash để xác định lộ sáng chính xác hơn. Ống kính lọai AF-D tương tự lọai AF-N, đại đa số được nâng cấp tính năng D-distance trực tiếp AF-N. Tất cả các ống kính AF-D đều là AF và AI-s, có nghĩa là những ống kính này có thể gắn được vào thân máy cơ của Nikon. 
• Bộ xử lý trung tâm CPU hỗ trợ việc xác định được khoảng cách tới đối tượng chụp và đo sáng ma trận 3 chiều cũng như đo sáng ma trận 3 chiều kết hợp với đèn flash. 
• Có thêm ký tự "D" để phân biệt: 
AF NIKKOR 50mm 1:1.4 D

Ống kính loại AF nhựa - Plastic AF

Năm 1996 Nikon giới thiệu một thể loại ống kính zoom nhỏ gọn, nhẹ và giá rẻ. Mặc dù loại này được đánh ký hiệu là AF-D, nhưng nó có một vài tính năng khá khác biệt và cấu trúc giản đơn hơn nhiều. Thực chất nó nên được coi là dòng ống kính giá rẻ phiên bản nâng cấp từ Series E cho dòng thân máy AF lấy nét tự động. 

• Thân và đế ống kính tòan bộ bằng nhựa Polycarbonate. 
• Vòng chỉnh tiêu cự hẹp và không có ô chữ nhật thông báo khỏang cách trên ống kính. 
• Loại ống kính này thường được bán kèm theo thân máy dành cho người mới bắt đầu mua máy ảnh (lens kit) bao gồm: 35-80/4-5.6, 28-80/3.5-5.6, 80-200/4.5-5.6, 75-240/4.5-5.6.\

Ống kính loại AF-I

Sự chờ đợi mòn mỏi của giới nhiếp ảnh cho dòng ống kính lấy nét tự động tiêu cự dài đã được đáp ứng khi Nikon giới thiệu thể lọai AF-I năm 1992. Lọai ống kính này sử dụng động cơ hỗ trợ việc lấy nét gắn bên trong (Integrated focusing motor), không giống với các thể lọai khác khi lấy nét tự động phải nhờ 1 động cơ trên thân máy. Điều này giúp cho việc lấy nét nhanh hơn, êm hơn và chính xác hơn. Các tính năng khác thì tương tự lọai AF-D. 

• Built-in DC coreless focusing motor. 
• Ống kính có 10 chấu tiếp xúc điện tử trên phần đuôi của ống kính với thân máy. Hỗ trợ lấy nét tự động trên các thân máy Pronea, F70, F80, F90, F100, F4 and F5 cameras. Với các thân máy khác thì ống kính lọai này chỉ hỗ trợ lấy nét bằng tay. 
• Có chức năng M/A switch để hỗ trợ việc can thiệp việc lấy nét bằng tay khi đang ở chế độ lấy nét tự động. 
• Nút Focus lock có trên thân ống kính. 
• AF-I chỉ có 4 lọai ống kính tiêu cự dài: 300/2.8, 400/2.8, 500/4, 600/4.

Ống kính loại AF-S

Năm 1996 đã bắt đầu thay thế lọai AF-I với một lọat ống kính mới có tính năng cao hơn, gọi là AF-S. Lọai này sử dụng động cơ Silent Wave (S) motor, tương tự như Canon Ultrasonic motor điều này giúp cho việc lấy nét cực kỳ êm và chính xác. Ngọai trừ việc trang bị động cơ motor mới thì các tính năng khác tượng tự lọai AF-I. Tất cả các ống AF-S đều phát triển từ AF-D và AI-s do đó nó có thể gắn vào mọi thân máy cơ của Nikon. Tuy vậy ống kính loại AF-S xe-ri G không phải là AI-s và do đó không làm việc khi gắn vào các thân máy cơ. 

• Built-in Silent Wave (S) motor 
• Nhẹ hơn lọai AF-I
• Đến nay đã phát triển thêm lọai AF-S G và AF-S DX

Ống kính loại G - G type

Năm 2000 Nikon đã đưa ra 1 lọai ống kính mới được gọi là xê-ri G series. Đây là dạng ống kính AF mói nhất không có vòng khẩu độ (tương tự như các ống kính Canon EF). Như vậy, các ống kính xê-ri G sẽ không làm việc trên các thân máy cơ của Nikon. Tất cả các ống kính G đều là dạng AF-D, nhưng không phải là AI-s.

Tổng kết

Mặc dù có khá nhiều thể loại ống kính cho dòng máy Nikon SLR đưa ra kể từ năm 1959 đến nay nhưng các bạn cũng chỉ cần nhớ 2 loại chính mà mọi người hay đề cập đến đó là Non-AI và AI. Non AI là tất cả các loại trước khi AI giới thiệu, không có auto indexing, kết nối với thân máy phải qua ngạnh tai thỏ và từ AI trở về sau thì hỗ trợ auto indexing, kết nối với thân máy thông qua meter coupling. Đơn giản vậy thôi

 

II. Những công nghệ ống kính tiên tiến


Ống kính DX

Những ống kính DX có vùng rọi sáng hẹp hơn các ống AF thông thường khi sử dụng trên các máy SLR. Trong khi đó, tất cả các ống kính AF đều có thể gắn trên các thân máy DSLR.
Những ống kính DX đều nhỏ hơn và có khoảng tiêu cự nhỏ hơn các ống AF khác. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do kích thước của CCD trong các máy DSLR của Nikon nhỏ hơn kích thước của phim 35. Các ống kính DX không thể rọi sáng vùng sáng tương ứng với phim 35mm và sẽ làm nguýt vùng rìa của phim 35mm.

Công nghệ giảm rung VR “Vibration Reduction”

Công nghệ này tương tự công nghệ IS của Canon và trợ giúp đắc lực khi phải chụp trong những điều kiện ánh sáng yếu và tốc độ chụp thấp. Trong thân ống kính có hệ cơ phận giảm rung. Hệ thống giảm rung có tác dụng giảm hoặc loại bỏ hiện tượng nhòe ảnh do những chuyển động nhỏ không mong muốn gây nên như rung máy, chụp trên xe chuyển động, khi chụp với những tốc độ thấp. Hệ thống này có trong một số ống kính của Nikon, đầu tiên là trong ống AF 80-400VR f4-5.6, sau đó là các ống 300 f2.8 VR, 70-200 f2.8 VR, 24-120 VR f3.5-5.6, AF 200 f2.0 VR.
Hệ thống VR làm hoạt động bằng cách hiệu chỉnh hệ thống thấu kính sao cho cân bằng các sự rung động máy. Giả thiết rằng, khi máy đứng yên, ảnh của đối tượng A sẽ hội tụ tại vùng A* trên mặt phẳng tiêu. Khi máy và ống kính bị rung, ảnh của A sẽ hội tụ tại A’ không trùng với A* và làm cho ảnh bị nhòe. Hệ thống VR sẽ hiệu chỉnh lại vị trí các thấu kính, quang trục của chúng sao cho ảnh của A vẫn hội tụ tại điểm A* . Mỗi hệ thống VR đều có một số thấu kính VR và hệ thống động cơ hiệu chỉnh. Hệ thống thấu kính chống rung không được bắt chặt vào thân ống kính mà được bắt vào một số hệ thống đàn hồi.


Để loại trừ các chuyển động do hiện tượng rung gây ra, vận tốc góc cần được xác định chính xác. Trong hệ thống VR có hai bộ cảm biến để xác định vận tốc góc, một bộ xác định chuyển động theo phương thẳng đứng, một bộ xác định chuyển độngt heo phương ngang. Những dịch chuyển chéo được tổng hợp từ hai chuyển động ngang và thẳng đứng xác định được. Những bộ cảm biến này xác định vận tốc góc tại những thời điểm cách nhau 1/1000s. Những thông số này gửi đến bộ vi xử lý trong ống kính và xác định mức độ hiệu chỉnh cần thiết. Những thông số này sẽ chuyển đến phân hệ VR để thực hiện những hiệu chỉnh này.
Ảnh bị nhòe do rung máy thường xuất hiện với tốc độ chụp chậm hơn 1/tiêu cự đối với máy ảnh cỡ 35mm. Công nghệ VR của Nikon cho phép chụp với tốc độ chậm hơn 3 lần (tương ứng với 3 độ mở )
Khi dùng với tripod, cần phải tắt chế độ VR. Trong trường hợp ngược lại ảnh sẽ bị mờ.

Công nghệ hiệu chỉnh khoảng cách gần CRC "Close Range Correction"

Hiệu chỉnh khoảng cách gần có nghĩa là ống kính sẽ tự động tối ưu hóa vị trí các nhóm thấu kính khi khoảng cách tới vật chụp thay đổi, đặc biệt khi vào gần. Trong những ống kính loại này, các phần tử thấu kính động sẽ dịch chuyển tương ứng so với các thấu kính khác trong quá trình chỉnh tiêu cự. Công nghệ này thường được trang bị cho các ống kính macro hoặc ống kính góc rộng với độ mở lớn, ví dụ như 35 f1.4 AI, 28 f2.8 AI-s, 105 f2.8 AF-D micro, …
Đối với các ống kính góc rộng và ống kính chụp cận cảnh micro, công nghệ này cho phép chỉnh tiêu cự gần hơn mà vẫn giữ được độ sắc nét và độ phẳng thị trường.
Những hình dưới đây minh họa hoạt động của cơ chế CRC

 



Ảnh trên là của ống kính 28mm f/2.8 AI-s khi chỉnh tiêu cự ra vô cùng. Còn ảnh dưới là khi chỉnh về khoảng cách 0.2m. Ta nhận thấy thấu kính ngoài có dịch chuyển một chút, trong khi đó nhóm thấu kính sau hoàn toàn không chuyển động.

Kính ED

ED có nghĩa là kính có độ tán xạ cực thấp: Extra-low Dispersion glass. Các kính ED bắt đầu được dùng từ giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Tất cả các ống kính ED đều được gắn vạch ký hiệu màu vàng. 
Trong những ống kính chuyên nghiệp như 80-200 f2.8, kính ED thường được làm từ loại thủy tính quang học đặc biệt. Còn trong những ống kính rẻ hơn như 70-300 AF-D thì kính ED được làm bằng nhựa.
Các kính ED giúp hạ thấp được hiện tượng sắc sai. Đó là hiện tượng khi những bước sóng khác nhau không hội tụ tại một điểm. Ngoài ra một hiệu ứng phụ nữa là làm ảnh sắc nét hơn.
Những kính ED khá nhạy cảm với nhiệt độ, do đó, tiêu cự của các ống kính đó cũng dao động nhẹ khi nhiệt độ thay đổi.Các thấu kính phi cầu - Aspherical Elements
Hầu hết các thấu kính thông thường có bề mặt là một phần của mặt cầu. Mặt cầu được lựa chọn vì công nghệ chế tạo đơn giản và rẻ. Với những dạng bề mặt phi cầu, công nghệ chế tạo phức tạp và giá thành đắt hơn rất nhiều. Mặt cầu được sử dụng rộng rãi, tuy vậy đây không phải là dạng bề mặt tối ưu cho các thấu kính. Đối với bề mặt quang học dạng cầu, có một dạng quang sai gọi là cầu sai. Cầu sai là sinh ra do những tia sáng song song khúc xạ qua những phần khác của mặt cầu không hội tụ tại cùng một điểm. Điều này làm cho ảnh của một điểm sáng không phải là một điểm mà là một vùng sáng. Hệ quả là làm ảnh bị mất nét. Để khắc phục hiện tượng này, cần phải làm cho bề mặt quang học biến dạng một cách thích hợp nhất cho việc hội tụ ánh sáng hoặc phải dùng nhiều lớp thấu kính để hiệu chỉnh. Trong trường hợp thứ hai, trong kỹ thuật thường dùng các đôi thấu kính đối xứng để giảm hiện tượng cầu sai. 
Trong kỹ thuật, công nghệ làm kính phi cầu có một vài dạng sau:

- Dùng công nghệ chế tạo đặc biệt:
Đây là công nghệ tốt nhất và cũng đắt nhất. Các mặt quang học được chế cẩn thận bằng tay. Nikon áp dụng công nghệ này trong những ống kính rất đắt và chất lượng rất cao như: 28mm f1.4 AF-D, 58mm f1.2 NOCT, 20-35mm f2.8 AFD.

- Kỹ thuật dán ghép (Molding)
Cách làm rẻ hơn và tiết kiệm hơn là dùng phương pháp đúc. Những thấu kính dạng này được dùng trong những ống kính đại trà dành cho những người chơi nghiệp dư như ống AF-D 24-120 f3.5-5.6. Có hai phương pháp đúc thấu kính phi cầu loại này:

Thấu kính từ chất dẻo đúc:
Các thấu kính phi cầu được đúc từ chất dẻo. Các thấu kính loại này thường dùng trong các máy P&S để hiệu chỉnh độ cong trong kính ngắm.

Thấu kính từ thủy tinh đúc:
Một phương pháp làm giảm giá thành chế tạo các thấu kính phi cầu là đúc các thấu kính với số lượng lớn thay cho việc hiệu chỉnh từng thấu kính riêng biệt. Phương pháp này cũng làm tăng chất lượng của thấu kính, tuy rằng không lớn. Nikon sử dụng các thấu kính làm bằng phương pháp này trong các ống kính 18mm f/2.8 AF-D, 28-200mm f/3.5-5.6 AF-D, 24-120mm f/3.5-5.6 AF-D. Trong ống kính 28-200 còn có những thấu kính phi cầu lai.

- Phương pháp lai
Một phương pháp chế tạo thấu kính phi cầu cũng khá hiệu quả là dán những lớp mặt phi cầu bằng chất dẻo lên bề mặt kính thủy tinh thông thường. Phương pháp này có giá thành thấp và cũng đạt hiệu quả khá tốt và được sử dụng trong các ống kính 28-70mm f/3.5-4.5 AF-D, 35-105mm f/3.5-4.5 AF-D, 28-200mm f/3.5-5.6 AF-D.

Tráng phủ tích hợp nhiều lớp NIC: "Nikon Integrated Coating"

Nikon là một trong những hãng sản xuất đưa công nghệ tráng phủ nhiều lớp vào các thế hệ ống kính cho máy 35mm. Công nghệ này lần đầu tiên được đưa vào từ năm 1969 và sử dụng cho ống kính 35mm f/1.4. Trong thời kỳ ban đầu, Nikon thường chỉ tráng phủ nhiều lớp cho những ống kính loại tốt, còn hiện nay hầu như ống kính nào của hãng đều được tráng phủ nhiều lớp.
Việc tráng phủ nhiều lớp không chỉ cho phép giảm hiện tượng lóa sáng và hiện tượng bóng, mà còn làm tăng hệ số truyền sáng. Khi sản xuất ống kính với nhiều lớp thấu kính, hiện tượng phản xạ trên các bề mặt thấu kính làm giảm hệ số truyền. Thêm vào đó những tia phản xạ này còn sinh ra hiện tượng lóa và bóng khi phản xạ nhiều lần trong các bề mặt của ống kính. Hiện tượng này đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng của những ống kính zoom vì số mặt quang học nhiều gấp vài lần so với ống kính đơn.
Một ưu điểm nữa của tráng phủ là cho phép hiệu chỉnh về màu sắc của ảnh. Ống kính thường làm sai lệch màu khi cho ánh sáng đi qua, thậm chí cả khi ống kính trông trung tính đối với mắt thường, nhưng một số loại phim như Velvia làm khuếch đại những sai lệch về màu sắc này. Việc thực hiện tráng phủ một cách cẩn thận cho phép nhà thiết kế có thể đạt được độ cân bằng màu cần thiết.
Khi nhìn qua ống kính ta có thể phân biệt được các dạng tráng phủ bằng cách quan sát các ảnh phản xạ trên các bề mặt thấu kính:
- Ống kính không tráng phủ: loại ống kính này thường có trên máy ảnh dùng một lần hay trên các ống kính sản xuất trước chiến tranh Thế giới thứ 2. Những ống kính này cho những ảh phản xạ màu trắng. Ta sẽ nhìn thấy những ảnh phản xạ tương tự như phản xạ trên kính mắt hay kính cửa sổ;
- Kính được tráng phủ một lớp cho ảnh phản xạ thường màu tía, xanh da trời hoặc màu hổ phách;
- Các mặt được tráng phủ nhiều lớp cho các ảnh phản xạ nhiều màu. Phần lớn các màu là xanh lam, đỏ thẫm,… Do các lớp tráng phủ này làm giảm độ phản xạ do đó các ảnh phản xạ trông tối hơn. Mỗi bề mặt quang học của ống kính có thể được tráng phủ những chất liẹu khác nhau. Một số kính lọc cũng được tráng phủ tương tự như thấu kính.
Dưới đây là một số ảnh cho thấy màu sắc của các dạng tráng phủ của Nikon. Dạng tráng với màu đỏ tươi thường là tráng phủ một lớp, còn màu xanh lam thường là tráng phủ nhiều lớp.

 
600mm f/5.6 AI-s, lớp tráng màu lam;

 
200mm f/4 AI, lớp tráng màu lam và màu đỏ;


AF 28mm f/1.4D, tráng màu lam và màu xanh dương.

 
AF 28-85mm, lớp tráng màu lam; 

Ghi chú: Hình minh họa trích từ site Ken Rockwell

Ống kính Micro

Đây là ký hiệu rêng của Nikon cho những ống kính chụp macro. Các ống kính cơ micro cho tỷ lệ phóng đại đến 1:2. Các ống kính AF micro cho tỷ lệ đến 1:1. Các ống kính micro AF của Nikon gồm: AF 55f2.8; AF-D 60f2.8; AF-D 105 f2.8; AF-D 200f4.0; zoom AF-D 70-180 f3.5-4.5

Ống kính DC "Defocus Control" - ống kính điều chỉnh bokeh

Những ống kính dạng này không phải là cho tiêu điểm mềm (soft focus) mà thường rất nét. Những ống kính này dành cho những nhà chuyên nghiệp muốn điều chỉnh hiệu ứng của những vùng ngoài tiêu điểm (out-of-focus area). Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng tới những phần nằm trong mặt phẳng tiêu điểm mà chỉ ảnh hưởng tới những phần nằm ngoài mặt phẳng tiêu (bokeh). Những ống kính loại này thường điều chỉnh mức độ cầu sai để đạt được những hiệu ứng mong muốn và do đó thường rất đắt và thường dùng để chụp chân dung. Để đạt được hiệu ứng tiêu điểm mềm, vẫn phải sử dụng các kính lọc làm mềm tiêu điểm (soft filters).

Nội chỉnh tiêu (Internal Focusing – IF)

Nội chỉnh tiêu là cơ chế lấy nét chỉ bằng cách dịch chuyển một số nhóm thấu kính bên trong ống kính. Việc lấy nét của các ống kính thông thường thực hiện bằng cách dịch chuyển toàn bộ các nhóm thấu kính ra hoặc vào để lấy nét vào mặt phẳng tiêu cự. Đối với các ống kính tele, khoảng cách dịch chuyển để chỉnh tiêu cự từ xa vô cùng đến gần nhất thường khá lớn. Điều này làm cho quá trình lấy nét của các ống tele thường chậm. Công nghệ nội chỉnh tiêu cho phép các nhóm thấu kính dịch chuyển trên khoảng cách nhỏ hơn, do đó quá trình lấy nét nhanh hơn nhiều so với cách lấy nét truyền thống. Với cách lấy nét này, chiều dài ống kính thay đổi rất ít hoặc hầu như không thay đổi. Công nghệ IF cho phép các ống kính tele có thể điều tiết gần hơn và nhanh hơn các ống kính lấy nét theo cách thông thường. Công nghệ này được Nikon đưa vào trong những năm 70. Hiện nay nhiều ống kính tele và ống kính zoom AF của nikon sử dụng phương pháp lấy nét này. Công nghệ này cho phép các ống kính AF lấy nét được nhanh hơn. Một trong những ví dụ là ống kính AF-D 28-105 f3.5-4.5

Hậu chỉnh tiêu (Rear Focusing - RF)

Công nghệ này tương tự công nghệ IF ngoại trừ một điểm là nhóm thấu kính dịch chuyển là nhóm thấu kính sau cùng.

Minh họa Hậu chỉnh tiêu trên ống kính AF-D 85mm, hình 1 là khi tiêu cự ở vô cực còn hình 2 là khi tiêu cự ở gần nhất

 

Các ống kính phản xạ gương (Reflex, Mirror Lenses)

Những ống kính có tiêu cự lớn thường có chiều dài lớn. Điều này làm cho việc chế tạo những ống tele tiêu cự lớn đặc biệt phức tạp. Những ống kính phản xạ gương cho phép làm giảm chiều dài của ống kính tele mặc dù quãng đường mà tia sáng phải đi qua cũng không giảm nhiều so với ống kính tele khúc xạ truyền thống. Do sử dụng các gương phản xạ chính và gương phản xạ gắn vào mặt sau thấu kính đầu tiên cho nên cường độ ánh sáng vào ống kính giảm đi, điều này làm cho độ sáng lẫn bokeh của những ống kính phản xạ kém hơn nhiều so với các ống kính khúc xạ. Các loại ống kính này làm theo thiết kế của nhà thiết kế kính thiên văn người Nga Maksutov. Chất lượng các ống kính phản xạ thường kém hơn so với các ống kính khúc xạ, tuy vậy các ống kính loại này thường rất gọn và giá thành thấp hơn nhiều so với ống kính khúc xạ cùng tiêu cự. Tuy vậy ống kính phản xạ cho sắc sai thấp hơn nhiều so với ống kính khúc xạ. Điều này là do ống kính có ít thấu kính hơn, do đó tia sáng ít bị phân tích phổ hơn so với ống kính khúc xạ. Ống kính phản xạ có một số nhược điểm sau:
- Có độ tương phản thấp
- Ở tâm ảnh thường sáng hơn và phía rìa ảnh thường tối hơn
- Các ống kính này thường chậm hơn so với ống kính khúc xạ
- Thường nhẹ, do đó dễ bị rung
- Có độ mở cố định và không có vòng khẩu độ. Điều đó làm cho việc điều chỉnh độ sâu thị trường trở thành không thể
- Có bokeh rất xấu

Tổng kết

Trong phần này các bạn đã biết qua một số công nghệ tiêu biểu mà Nikon áp dụng trên các dòng ống kính của hãng. Phần sau anh VPT sẽ tiếp tục gửi đến các bạn một số thông tin về các loại ống kính chuyên dụng của Nikon.
 

III. Các loại ống kính Nikon chuyên dụng

Trong phần này thì chúng tôi xin gửi đến các bạn bài viết về một số ống kính chuyên dụng của Nikon cho những công việc cụ thể. Anh VPT chuyển đến loạt bài về ống kính Macro, anh M42 trao đổi về các chủng loại ống kính Normal còn apham chia sẻ với các bạn về dòng Defocus Control
Giới thiệu sơ lược về một số ống kính chụp macro của Nikon. Bài viết được giới hạn trong phạm vi ống kính Nikkor đời AI, AI-s, AF và AF-D.

Ống kính chụp macro của Nikon được ký hiệu Micro-Nikkor. Dưới đây là những ống kính Micro-Nikkor được sản xuất từ năm 1977 cho đến nay được sắp xếp theo tiêu cự.

1. 55mm:
_ Micro-Nikkor 55mm F/3.5 AI
_ Micro-Nikkor 55mm F/2.8 AI
_ Micro-Nikkor 55mm F/2.8 AI-s
_ Micro-Nikkor 55mm F/2.8 AF

2. 60mm:
_ Micro-Nikkor 60mm F/2.8 AF
_ Micro-Nikkor 60mm F/2.8D AF

3. 85mm:
_ Micro-Nikkor 85mm F/2.8D PC

4. 105mm:
_ Micro-Nikkor 105mm F/4 AI
_ Micro-Nikkor 105mm F/4 AI-s
_ Micro-Nikkor 105mm F/2.8 AI-s
_ Micro-Nikkor 105mm F/2.8 AF
_ Micro-Nikkor 105mm F/2.8D AF

5. Micro-Nikkor 70-180mm F/4-5.6D AF

6. 200mm
_ Micro-Nikkor 200mm F/4 AI
_ Micro-Nikkor 200mm F/4 AI-s
_ Micro-Nikkor 200mm F/4D AF

Tất cả những ống kính này đều có thể gắn được trên toàn bộ máy Nikon SLR (bao gồm máy film và digital) tuy nhiên những ống kính AI/AI-s bị hạn chế về mặt đo sáng trên một số máy đời sau như F80, D100, D70, D50.
Những ống kính AF Micro-Nikkor đều có khả năng lấy nét đến độ phóng đại (magnification) 1:1 trên máy 35mm. Ngoài ra các ống kính Micro-Nikkor còn lại (AI/AI-s) cho độ phóng đại 1:2 hoặc 1:1 nếu sử dụng kết hợp với Nikon extension tubes thích hợp.
* Lưu ý thêm không có sự khác biệt về mặt quang học giữa ống kính Micro-Nikkor AI và AI-s, cũng như AF non-D và AF-D ( xem chi tiết phần phân loại ống kính ở trên)
Hiện nay 3 ống kính Micro-Nikkor thông dụng nhất và vẫn được tiếp tục sản xuất là AF 60mm F/2.8D, 105mm F/2.8D và 200mm F/4D.

Ống kính Micro-Nikkor 105mm F/2.8D AF


Năm 1990, Nikkon lần đầu tiên giới thiệu ống kính Micro-Nikkor 105mm F/2.8 AF với khả năng lấy nét đến độ phóng đại 1:1. Ba năm sau, Nikon nâng cấp ống kính này thành Micro-Nikkor 105mm F/2.8D AF cho đến hiện nay vẫn còn được sản xuất và sử dụng rộng rãi. 

 

Cả hai ống kính này không có sự khác biệt về thiết kế và quang học, điểm khác nhau là D lens (D: Distance) cho phép máy xác định khoảng cách tới đối tượng chụp, giúp đèn flash đánh chính xác hơn.

Ống kính được thiết kế với 9 thấu kính chia làm 8 nhóm, lấy nét từ vô cực đến 0.314m (1:1), sử dụng công nghệ hiệu chỉnh khoảng cách gần CRC "Close Range Correction".

Được thiết kế khá nhẹ, nặng 560g, Micro-Nikkor 105mm F/2.8D AF rất thuận tiện khi chụp macro mà không cần dùng chân máy. 

Trên thân ống kính có nút giới hạn lấy nét giúp cho việc lấy nét nhanh hơn. Có thể giới hạn lấy nét từ vô cực đến 0.5m khi chụp thông thường hoặc từ 0.5m đến 0.314m khi chụp macro.

Một điểm cần lưu ý là khẩu độ sẽ thay đổi khi lấy nét trong khoảng cách từ 1.4m đến 0.314m. Khi lấy nét tại 0.314m (macro 1:1), khẩu độ lớn nhất sẽ là F/5

Tuy Micro-Nikkor 105mm F/2.8D AF được chế tạo cho thể loại ảnh macro nhưng vẩn có thể dùng cho các mục đích khác như chân dung. 

Đây là một ống kính rất thông dụng với tiêu cự khá lý tưởng ở 105mm, dùng được cho nhiều mục đích, đặc biệt dể dàng sử dụng cho thể loại ảnh macro.

Một vài hình ảnh tham khảo chụp với Micro-Nikkor 105mm F/2.8D AF.



Các ống kính Normal của Nikon

Ống kính Normal của Nikon
Sự thông dụng của các ống kính Normal 50mm ngày càng suy giảm cùng với sự phổ biến của các loại ống zoom trung bình 35-70, 28-70, … Tuy vậy ống kính 50mm vẫn chiếm vị trí quan trọng trong túi đồ của các nhà nhiếp ảnh đầy nhiệt huyết và trong lịch sử phát triển và sử dụng của cỡ phim 35mm. Trong bài này chúng tôi đề cập tới dòng ống kính normal của hãng Nikon.
Các ống Normal của Nikon gồm có:
50f2, 50f1.8, 50 f1.8E, 50 f1.4, 50 f1.2, 55 f3.5 micro, 55 f2.8 micro, 55f1.2, Noct 58 f1.2, 60 f2.8 micro, 45f2.8P.

Ống 50 f2 AI, Non-AI

Ống kính normal đầu tiên của Nikon với chân F là ống kính Nikkor-S 5cm f2. Từ đó các ống 50mm f2 phát triển qua các đời sau:
Năm 1959: Nikkor-S Auto 5cm f2. Là ống kính chân F, non-AI. Ống kính có 6 thấu kính, chia làm 4 nhóm dạng Gauss. Ngoài ra có thêm một thấu kính có độ cong thấp ở mặt trước.
Năm 1964: Nikkor-H Auto 50mm f/2. Là ống kính chân F, non-AI. Ống kính loại này có 6 thấu kính, chia làm 4 nhóm dạng Gauss chuẩn. Các lớp thấu kính được tráng phủ 1 lớp. Nhìn vào mặt thấu kính thấy lớp tráng phủ có mầu tím. Từ đó về sau, các loại ống 50 f2 đều công thức kính không thay đổi. Điều thay đổi duy nhất là lớp tráng phủ.
Năm 1972: Nikkor-HC Auto 50mm f/2. Là ống kính chân F, non-AI. Công thức kính tương tự loại Nikkor-H. Tuy vậy các mặt quang học được tráng phủ nhiều lớp. 
Năm 1974: Nikkor 50 f2. Đối với loại này, Nikon thay đổi dáng vẻ bên ngoài của thấu kính. Hãng sử dụng dáng vẻ màu đen thay cho mầu trắng, đen như loại H và HC. Bên cạnh những thay đổi về mầu sắc, khoảng cách lấy tiêu cự gần nhất trở thành 0,45m thay cho 6m như trước. Ống kính vẫn là loại non-AI.
Năm 1977: Nikkor 50 f2. Ống này ra đời cùng với máy F2A, Nikormat EL2, Nikormat FT-3. Những máy này hỗ trợ vệc lấy nét kết hợp với tự động đánh chỉ số độ mở. Đó là kỉ nguyên của cơ chế đánh chỉ số độ mở tự động AI ( auto indexing ). Ống kính này được tráng phủ nhiều lớp, do đó bề mặt thấu kính ngoài có màu xanh.

Công thức quang học Gauss của Nikkor-H 50mm f2
Công thức này được giữ không đổi qua những lần cải tiến ống kính sau này.

Chất lượng quang học của ống 50f2
Cấu trúc quang học dạng Gauss ( cấu trúc thấu kính đối xứng ) cho phép hiệu chỉnh sắc sai và cầu sai. Những dạng quang sai này thường hay xuất hiện ở những ống kính có độ mở lớn. Ống kính 50 f2 có khả năng hiệu chỉnh rất tốt hai dạng quang sai này.
Các thấu kính của ống kính 50 f2 còn được làm từ thủy tinh có hệ số khúc xạ cao và độ tán sắc thấp. Điều đó làm cho ống kính 50f2 cho hình ảnh đẹp hơn ống kính Nikkor-S.
Ống kính 50f2 được hiệu chỉnh coma khá tốt vì khẩu độ f2 tương đối nhỏ. Khi giảm khẩu độ đi khoảng 2 khẩu, ống kính cho hình ảnh có độ tương phản cao từ tâm tới rìa ảnh. Tuy vậy hiện tượng cầu sai vẫn lớn hơn so với ống kính AI 50 f1.8. Khi dùng với khẩu nối hoặc dùng tại khoảng cách gần nhất 0.45m, chất lượng quang học giảm không đáng kể. Bộ tăng tiêu cự ống kính - Teleconverter

Chưa có nguồn tin xác nhận công ty nào đưa ra ý tưởng dẫn đến việc ra đời của bộ tăng tiêu cự ống kính (hay gọi tắt là TC) tuy nhiên chắc chắn là từ 1 công ty chế tạo các sản phẩm phụ trợ thứ 3 chứ không phải Nikon lẫn Canon. Mặc dù vậy Nikon là công ty đầu tiên đưa các công nghệ vượt trội của mình vào việc chế tạo ra TC với chất lượng quang học cao, đồng bộ đo sáng ở đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Cho đến nay thì có rất nhiều phiên bản TC đã được Nikon đưa ra cho giới nhiếp ảnh nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp nhưng chung quy được gộp thành 3 nhóm chính:
- Nhóm nhân hệ số ống kính 1.4 lần (1.4x of lens)
- Nhóm nhân hệ số ống kính 1.6 lần (1.6x of lens)
- Nhóm nhân hệ số ống kính 2 lần (2x of lens)

Có thể nhiều bạn đặt ra câu hỏi: Vậy TC là gì và giúp được gì?

TC được thiết kế với 1 bộ thấu kính khi ghép nối với một lọai ống kính cụ thể nào đó sẽ thay đổi theo hướng mở rộng tiêu cự của ống kính đó. Các chùm tia sang khi đi qua 1 lọat thấu kính sẽ bị kéo dài hơn bởi TC trước khi tiếp xúc với bản film hay sensor quang học. Với mỗi lọai TC cụ thể sẽ tương ứng với độ nhân tiêu cự ống kính cụ thể mà nhà sản xuất gán cho nó. Ví dụ ống kính 50mm khi gắn TC 2x sẽ có tiêu cự 100mm.

Các TC được sản xuất bởi Nikon
Ver..........TC...........Elements/ Groups
K.............TC-1........7/5 x2 of lens
AI...........TC-200.....7/5 x2 of lens
AI-S........TC-201.....7/5 x2 of lens
K.............TC-2........5/5 x2 of lens
AI...........TC-300.....5/5 x2 of lens
AI-S........TC-301.....5/5 x2 of lens
AI-S........TC-14A.....5/5 x1.4 of lens
AI...........TC-14.......5/5 x1.4 of lens
AI-S........TC-14B.....5/5 x1.4 of lens
AI-S........TC-14C.....5/5 x1.4 of lens
AF-I........TC-14E......5/5 x1.4 of lens - AF-I and AF-S lenses only
AF-I........TC-20E......7/6 x2 of lens - AF-I and AF-S lenses only
F3AF.......TC-16........5/5 x1.6 of lens - For lenses f2 and faster
AF...........TC-16A......5/5 x1.6 of lens - Lenses f3.5 and faster


Một số TC của Nikon

Lợi ích và cái giá phải trả khi dùng TC

Ngòai việc tăng tiêu cự như các bạn đã rõ, việc sản xuất TC sẽ rẻ tiền hơn rất nhiều so với việc sản xuất 1 ống kính và TC còn có thể sử dụng trên rất nhiều lọai ống kính mà nhà sản xuất hỗ trợ. Hiện nay đa phần các nhà nhiếp ảnh thể thao hoặc thiên nhiên hoang dã đều sắm cho mình các bộ TC cho nhu cầu công việc. Nói thế nhưng không phải TC không có cái giá phải trả khi sử dụng:
- Thứ nhất là khi dùng TC thì ống kính không những tăng tiêu cự mà còn tăng hệ số khẩu độ (đóng khẩu). Ví dụ khi dùng TC 1.4x thì sẽ bị đóng mất 1 khẩu còn TC 2x thì sẽ mất 2 khẩu.
- Thứ hai là chất lượng ảnh sẽ bị giảm do ánh sang đi qua ống kính bị hạn chế và tán xạ

Khuyến cáo khi sử dụng

Các bạn nên tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất khi gắn vào 1 ống kính cụ thể nào đó vì khi gắn sai sẽ gây hư hỏng thiết bị hoặc không tương thích.
Không nên sử dụng TC lớn hơn 2x của hãng thứ 3 sản xuất
TC của hãng thứ 3 như Tamron sẽ là 1 lựa chọn tốt nếu bạn không có điều kiện trang bị sản phẩm chính hãng như Nikon hay Canon. Chúc các bạn chọn cho mình 1 thiết bị vừa ý.

Tác giả bài viết:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 28 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close