VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

Chụp ảnh đồ ăn: Các loại ánh sáng

Đăng lúc: . Đã xem 9164 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Màu sắc nhiếp ảnh
Chụp ảnh đồ ăn: Các loại ánh sáng

Chụp ảnh đồ ăn: Các loại ánh sáng

vuanhiepanh.com (Bản 2.0) Chụp ảnh thức ăn luôn sẵn nguồn nhưng xử lý chúng là cả vấn đề. Bài này giúp bạn hiểu kỹ hơn về vấn đề này

1. Ánh sáng ngoài trời tự nhiên

 
Ánh sáng tự nhiên có rất nhiều ưu điểm to béo và phù hợp với các gà mờ: rẻ, tiện, đẹp. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng đem lại cho bạn cảm giác chân thực nhất về món ăn, ví dụ màu đỏ sẽ thành màu đỏ và màu xanh sẽ đúng là màu xanh. Tránh tình trạng gà mờ chụp quả cà chua và có hình một quả cà tím.
Tuy nhiên ánh sáng tự nhiên cũng có những quy tắc nhất định của nó. Ở Việt Nam hoặc các xứ có sương mù, thông thường ánh sáng vào lúc sáng sớm sẽ có tình trạng hơi mù, tức mù mờ. Dĩ nhiên với những ai có ống kính khủng và kỹ năng Ps siêu việt thì mù không phải là vấn đề đáng ngại gì, tuy nhiên cứ phải nói cho đủ lệ bộ.
Vấn đề thứ hai là ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng dàn trải rất lớn, cường độ mạnh. Nếu hôm đấy trời có mây thì chúc mừng các gà mờ, vì các bạn đã có một tấm tản sáng trị giá một triệu đô. Còn nếu xui xẻo trời xanh mây trắng đi chơi thì các gà mờ sẽ phải học cách dùng chắn sáng và phản sáng thôi.
Thông tin hấp dẫn là 1 tấm phản sáng 5 in 1 (nghe như dầu gội Pantene) chỉ có giá tầm 500k. 5 in  1 có nghĩa là có thể chắn sáng, tản sáng, hắt sáng bạc và vàng, hút sáng. Nhớ học cách gấp gọn chắn sáng, nếu không sẽ rất nhục.
 
chup anh do an
Ánh sáng trời tạo thành bức ảnh rất sáng sủa (www.c-focus.com)
 
Ngoài ra ở Việt Nam vào giữa trưa ánh sáng tự nhiên trở nên cực kỳ gay gắt, và làm giảm sắc độ màu xuống một phần. Việc này là một vấn đề khá khó khăn để hậu kỳ, vì nếu quá tay dễ dẫn đến tình trạng bệt màu.
Vì thế tốt nhất là buổi trưa thì gà mờ ngủ cho khỏe, chụp choẹt cái gì. Dĩ nhiên nếu bạn có trong tay 1 tấm chắn sáng cỡ bự, hoặc có một hành lang với mái hiên lớn, thậm chỉ chỉ là một tấm vải căng lên thì không có gì cản trở nữa hết. Các bạn ở Tây càng không cần phải ngại, vì do đặc tính địa lý, hầu hết các nước ôn đới đều có ánh sáng tự nhiên theo phương ngang, loại ánh sáng đẹp nhất trong nhiếp ảnh.
 

2. Ánh sáng cửa sổ

 
Ánh sáng cửa sổ là loại ánh sáng mình ưa thích nhất. Về bản chất nó là ánh sáng tự nhiên lọt qua khung cửa sổ, vì thế nó trở thành một cái đèn studio khổng lồ không tốn điện. Cái đèn này có thể tùy chỉnh hướng theo ý thích bằng cách đặt bàn chụp (hướng mình thích dùng nhất là back-side, hoặc 45 độ back-side), thêm bớt các loại chắn sáng, che sáng tùy theo sự sáng tạo của các gà mờ.
Và lúc này ta cũng có thể có ánh sáng “tây”, tức là ánh sáng theo phương xiên ngang, nếu đặt dish ngang với cửa sổ hoặc cao hơn một chút.
 
chup anh do an
(www.c-focus.com)
 
Ánh sáng cửa sổ thường chỉ làm sáng một bên món ăn, để khắc phục ta có thể dùng thêm 1 đèn kết hợp để giảm độ tương phản xuống hoặc 1 tấm hắt sáng cũng sẽ cho kết quả tương tự. Và vì là ánh sáng tự nhiên nên nó cũng mang đầy đủ tính chất của ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn như hơi xanh tím vào sáng sớm và vàng nhạt vào buổi chiều tà.
Và nó còn có thêm một điểm cộng là ta có thể chơi thông ngày, không ngại nắng gắt.
 
chup anh do an
Ánh sáng cửa sổ với chắn song tạo thành hiệu ứng các vệt đen trên ảnh (www.c-focus.com)
 

3. Ánh sáng studio

 
Dĩ nhiên có một số thứ ta phải dùng ánh sáng studio để chụp, chẳng hạn như một tô mì lúc nửa đêm. Hoặc một đĩa thức ăn với khung cảnh là cái quán hoàn toàn vắng khách vào lúc 1h sáng. Lúc đấy ánh sáng tự nhiên sẽ là một màu đen tối u ám mà thôi.
Về ánh sáng studio, không cần thiết phải đú với các kỹ thuật phức tạp của ảnh sản phẩm (thật ra là có muốn chơi thì gà mờ cũng chưa đủ trình). Hai cái đèn với dù phản dù xuyên là đủ. Thậm chí nếu ánh sáng ở chỗ chụp đẹp, ta có thể dùng duy nhất 1 đèn với các dụng cụ hắt sáng để lấy được ánh sáng tự nhiên của quán (dân nhiếp ảnh hay gọi nó là ambient light cho soang trọn).
 
chup anh do an
Ánh sáng đèn 45 độ back light, ambient light là những vệt đèn neon của quán in trên mặt nước
 
Ánh sáng đèn là loại ánh sáng dễ tùy biến theo ý đồ người chụp nhất, đồng thời cũng dễ tạo các hiệu ứng quảng cáo bằng ánh sáng nhất. Tuy nhiên để điều khiển ảnh sáng đèn cần một số kinh nghiệm nhất định trong việc chụp ảnh. Và hạn chế khi sử dụng ánh sáng đèn với các ambient light là cường độ đèn thường vượt quá yêu cầu và xóa hết mọi ánh sáng khác. Có thể khắc phục việc này bằng cách dùng đèn ánh sáng liên tục (các loại đèn quay phim và đèn halogen), hoặc dùng các thiết bị giảm cường độ sáng, hoặc đơn giản nhất quả đất là quay đèn đánh vào tường, trần nhà (ánh sáng phản chiếu).



Xem thêm

Với bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Beth Galton, người xem sẽ biết được tường tận những gì có bên trong các món ăn quen thuộc như kem ốc quế, đồ hộp, mì gói, gà quay nhồi…
đồ ăn
Bộ ảnh này được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Beth Galton và stylist thực phẩm Charlotte Omnès, với mong muốn cung cấp cho người xem cái nhìn cụ thể về những món ăn quen thuộc hàng ngày.
đồ ăn
“Trong khi có những món ăn có thể dễ dàng cắt đôi để chụp thì có một số món lại rất khó. Chúng tôi phải chụp nhiều bức ảnh khác nhau rồi ghép lại bằng photoshop”, nhiếp ảnh gia Galton cho biết.
đồ ăn
Bức ảnh cốc cà phê sữa này là một trong những tác phẩm yêu thích nhất của bộ đôi nhiếp ảnh gia - stylist thực phẩm này.
đồ ăn
Món ngũ cốc ăn sáng kèm sữa tươi
đồ ăn
Bắp rang bơ và nước ngọt 
đồ ăn
Những món đồ có nước, ví dụ như súp hoặc mì, thường được stylist Charlotte Omnès cho thêm chất tạo đông gelatin để dễ dàng chụp ảnh.
đồ ăn
Gà quay nhồi là một trong những món khó chụp nhất. Những người thực hiện đã phải sử dụng máy cưa ống mới có thể cắt đôi con gà quay này.
đồ ăn
Kem ốc quế và hotdog
đồ ăn
Mì gói tuy đơn giản nhưng vẫn rất ngon mắt
 
Theo Minh Hạnh (Tiền Phong)

Nguồn tin: www.c-focus.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.5/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close