Sự “xâm lấn” âm thầm
Mầu sắc, ánh sáng, cả những chuyển động của hình ảnh được xử lý ở tốc độ cao đã làm mê mẩn những tay máy chuyên lẫn không chuyên. Phim được quay bằng máy ảnh DSLR, hay còn gọi là máy ảnh ống kính rời thước 35mm, kích thước này giống kích thước phim nhựa, cho hiệu quả hình ảnh rất bất ngờ và ấn tượng.
Vài năm trở lại đây, phim quay bằng máy ảnh đang tấn công vào thế giới điện ảnh lẫn truyền hình. Sau bộ phim “The Last 3 Minutes”, một chiếc DSLR đã tiếp tục thể hiện “tài lẻ” quay phim trong bộ phim truyền hình “House” của Mỹ. Đạo diễn Greg Yaitanes đã tiết lộ rằng đoạn cuối của series phim này được quay hoàn toàn bằng một chiếc máy ảnh. Đó chính là Canon 5D Mark II. Các ống kính được đoàn làm phim thực hiện cùng với chiếc máy ảnh full frame của Canon là loại 24-70 mm và 70-200 mm cùng một thẻ nhớ CF dung lượng 18GB cho 22 phút của đoạn phim.
Tại Việt Nam, trào lưu quay phim HD thực sự nóng ở thời điểm năm 2010, khi các video ca nhạc, spot quảng cáo, TVC ra đời với chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp, đã trao thêm cho các nhiếp ảnh gia truyền thống khả năng quay phim trên chính chiếc máy ảnh của mình. GĐ Nghệ thuật Vnimation Studio Lê Thế Thắng nhận định, TVC có hình ảnh rất tốt, linh hoạt và cơ động bởi nhiều loại ống kính với những góc hết sức đặc biệt mà không phải máy quay phim thông thường nào cũng có thể có được. Phù hợp với mọi điều kiện ánh sáng, rất dễ vận động thao tác trong phạm vi hẹp, chi phí lại chấp nhận được. Tuy nhiên, việc phải lấy nét bằng tay đã phần nào đánh mất đi sự tiện lợi, cũng như ảnh hưởng tới tuổi thọ của sensor, vốn được thiết kế để chụp ảnh và khả năng thu âm kém.
Vượt qua những trở ngại đó, một số nhà sản xuất đã sử dụng máy ảnh để quay các thước phim của mình, bởi chất lượng tốt và đem lại cho người xem nhiều xúc cảm. Giám đốc Phía Nam Media Mai Hạnh, người chịu trách nhiệm sản xuất một số tập S - Việt Nam - Hương vị cuộcbằng máy ảnh, cho hay: “Nếu sử dụng máy quay phim “khủng” như Red-one thì riêng tiền thuê 2 máy trong 40 ngày đã mất khoảng 800 triệu, chưa kể tiền thuê quay phim và nhiều thứ đi kèm. Do đó, sử dụng máy ảnh giúp đạt được chất lượng cao mà chi phí hợp lý. Chi phí thiết bị tương đối đủ của một bộ máy ảnh có thể làm phim được chỉ bằng khoảng 1/5 chi phí máy quay Red-one, vì thế chúng tôi gọi nó là Red – two!”
Nhà quay phim Đỗ Ngọc Hùng (TPHCM) cho rằng, đây là một công nghệ tốt, tuy có hơi phức tạp khi sử dụng. Về chất lượng hình ảnh, nếu so sánh giữa Canon 5D mark II và Red-one, ông Hùng đánh giá là một bên tám, một bên mười, rất khó nhận ra, nếu phát trên sóng truyền hình thông thường thì không có gì khác biệt. Hơn nữa, xét về hiệu quả đầu tư thì sử dụng máy ảnh trong làm phim thực sự vượt trội. “Chúng tôi đã thử phóng ra màn chiếu full HD chiều ngang 4m, chất lượng gần được như phim nhựa. Mọi dòng máy quay trước đây, kể cả betacam cũng không thể địch lại được. Cá nhân tôi không biết điều này có ảnh hưởng gì tới công nghệ truyền hình không, nhưng hiện tại giới truyền thông đã thay đổi. Có thể quay trong đêm với nguồn sáng rất yếu mà máy quay thông thường không thực hiện được. Phóng viên chiến trường - nhà quay phim Đỗ Ngọc Hùng chia sẻ.
Đạo diễn Hiếu Trần (VTV2) cho rằng làm phim bằng máy ảnh không khác gì làm bằng máy quay chuyên nghiệp. Làm phim bằng máy ảnh lúc này là đón đầu về kỹ thuật phát sóng, trên tinh thần công nghệ và tư liệu. “Tôi đã từng đi sản xuất với đài TBS của Hàn Quốc, trong điều kiện không thoải mái về tiền bạc, thì thiết bị của họ cũng rất “khôn”. Họ cũng “chế” như mình. Đây là một lựa chọn rất hay trong thời thiết bị đắt đỏ” – Đạo diễn Hiếu Trần nói.
Máy ảnh với các thiết bị phụ trợ hoàn toàn có thể thực hiện được mọi yêu cầu của một máy quay phim chất lượng cao.
Vài năm trở lại đây, phim quay bằng máy ảnh đang tấn công vào thế giới điện ảnh lẫn truyền hình. Sau bộ phim “The Last 3 Minutes”, một chiếc DSLR đã tiếp tục thể hiện “tài lẻ” quay phim trong bộ phim truyền hình “House” của Mỹ. Đạo diễn Greg Yaitanes đã tiết lộ rằng đoạn cuối của series phim này được quay hoàn toàn bằng một chiếc máy ảnh. Đó chính là Canon 5D Mark II. Các ống kính được đoàn làm phim thực hiện cùng với chiếc máy ảnh full frame của Canon là loại 24-70 mm và 70-200 mm cùng một thẻ nhớ CF dung lượng 18GB cho 22 phút của đoạn phim.
Hầu như những mẫu máy ống kính rời xuất hiện gần đây đều có tính năng quay phim, Olymus có E-5, Panasonic có Lumix GH2 và GF2, còn Sony có A33, A55. Hai “đại gia” chiếm lĩnh thị trường máy ảnh ống kính rời là Canon và Nikon.
Một số cảnh quay bằng máy ảnh DSLR trong chương trình thực tế “S - Việt Nam – Hương vị cuôc sống”.
Vượt qua những trở ngại đó, một số nhà sản xuất đã sử dụng máy ảnh để quay các thước phim của mình, bởi chất lượng tốt và đem lại cho người xem nhiều xúc cảm. Giám đốc Phía Nam Media Mai Hạnh, người chịu trách nhiệm sản xuất một số tập S - Việt Nam - Hương vị cuộcbằng máy ảnh, cho hay: “Nếu sử dụng máy quay phim “khủng” như Red-one thì riêng tiền thuê 2 máy trong 40 ngày đã mất khoảng 800 triệu, chưa kể tiền thuê quay phim và nhiều thứ đi kèm. Do đó, sử dụng máy ảnh giúp đạt được chất lượng cao mà chi phí hợp lý. Chi phí thiết bị tương đối đủ của một bộ máy ảnh có thể làm phim được chỉ bằng khoảng 1/5 chi phí máy quay Red-one, vì thế chúng tôi gọi nó là Red – two!”
Nhà quay phim Đỗ Ngọc Hùng (TPHCM) cho rằng, đây là một công nghệ tốt, tuy có hơi phức tạp khi sử dụng. Về chất lượng hình ảnh, nếu so sánh giữa Canon 5D mark II và Red-one, ông Hùng đánh giá là một bên tám, một bên mười, rất khó nhận ra, nếu phát trên sóng truyền hình thông thường thì không có gì khác biệt. Hơn nữa, xét về hiệu quả đầu tư thì sử dụng máy ảnh trong làm phim thực sự vượt trội. “Chúng tôi đã thử phóng ra màn chiếu full HD chiều ngang 4m, chất lượng gần được như phim nhựa. Mọi dòng máy quay trước đây, kể cả betacam cũng không thể địch lại được. Cá nhân tôi không biết điều này có ảnh hưởng gì tới công nghệ truyền hình không, nhưng hiện tại giới truyền thông đã thay đổi. Có thể quay trong đêm với nguồn sáng rất yếu mà máy quay thông thường không thực hiện được. Phóng viên chiến trường - nhà quay phim Đỗ Ngọc Hùng chia sẻ.
Đạo diễn Hiếu Trần (VTV2) cho rằng làm phim bằng máy ảnh không khác gì làm bằng máy quay chuyên nghiệp. Làm phim bằng máy ảnh lúc này là đón đầu về kỹ thuật phát sóng, trên tinh thần công nghệ và tư liệu. “Tôi đã từng đi sản xuất với đài TBS của Hàn Quốc, trong điều kiện không thoải mái về tiền bạc, thì thiết bị của họ cũng rất “khôn”. Họ cũng “chế” như mình. Đây là một lựa chọn rất hay trong thời thiết bị đắt đỏ” – Đạo diễn Hiếu Trần nói.
Máy ảnh với các thiết bị phụ trợ hoàn toàn có thể thực hiện được mọi yêu cầu của một máy quay phim chất lượng cao.
Ý kiến bạn đọc