Tuần 2 :
Bây giờ mới chính là lúc chúng ta mới phải suy nghĩ chọn thiết bị nào phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Không phải tại sao mà tôi lại viết rằng bạn phải định hướng thể loại mình muốn chụp để đầu tư hợp lý và trong giới hạn bài viết này tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến lĩnh vực kinh tế mà nhiếp ảnh mang lại nên từ bây giờ chúng ta sẽ chỉ nói đến nhiếp ảnh thương mại. Còn những bạn khác muốn tham khảo thiết bị để nghiên cứu các thể loại khác thì chúng ta sẽ xem tại http://vuanhiepanh.com/thiet-bi-nhiep-anh.html
Nói đến nhiếp ảnh thương mại thì có thể mọi người nghĩ ngay đến thể loại chụp hình chân dung, thời trang, chụp sản phẩm và ảnh cưới nhưng thật ra các thể loại khác nếu xét thao khía cạnh kinh tế thì chúng cũng có thể xem là thương mại hoặc thương mại hoá như ảnh phong cảnh, thiên nhiên, báo chí, event, kiến trúc…nên qua đây tôi xin chỉ nói đến ảnh chân dung, ảnh cưới chụp sản phẩm và báo chí sao cho tiết kiệm nhất.
1. Chân dung, ảnh cưới :
_ xét về khía cạnh kỹ thuật chụp cả hai thể loại này có điểm tương đồng với nhau. Yêu cầu ở đây đặt ra là hình vừa có chiều sâu trường ảnh ( DOF ) và xoá phông ( Bokeh ) vì vậy nếu nắm vững cơ bản bạn sẽ không mấy khó khăn khi chọn cho mình ngay một cấu hình ưng ý với một ống Fix hoặc tele có độ mở lớn ( Khẩu độ ) với một body tầm trung hoặc bán chuyên nghiệp.
Trên đây tôi sẽ đưa ra cho các bạn thấy 2 cấu hình tầm trung và bán chuyên nghiệp với mức giá vừa phải của cả 2 nhà sản xuất thông dụng Canon và Nikon :
Cấu hình máy tầm trung:
2 models Canon EOS 60D và Nikon D7000 có độ phân giải ảnh tương đối cao và thông số kỹ thuật khá tốt, giá phải chăng cho phân khúc tầm trung.
*Cấu hình tầm trung với ống fix giá thành sẽ trong khoảng 20 Triệu VNĐ bao gồm cả body và ống kính
Cấu hình máy bán chuyên nghiệp :
Canon EOS 5D MII và Nikon D700 đều là hai máy ảnh bán chuyên với cảm biến lớn tương đương máy film 35mm còn được gọi là Fullframe cho ra chất lượng hình ảnh rất tốt, dải màu rộng với nhiều chức năng tuỳ biến và hỗ trợ ở mức chuyên nghiệp.
Hai ống kính Nikon AF-D 80-200mm F/2.8 và Canon EF 70-200mm F2/8 non IS đều là hai ống kính zoom tele bán chuyên có khẩu độ mở lớn, khả năng lấy nét nhanh, chất lượng quang học cao và đa dụng cho nhiều thể loại ảnh khác.
*Cấu hình bán chuyên nghiệp với ống kính tele khoảng 50 Triệu VNĐ bao gồm cả body và ống kính
Dĩ nhiên bạn có thể đảo những thành phần trong 2 cấu hình này của tôi để cho hợp lí hơn hoặc sử dụng tất cả các thành phần trên (nếu điều kiện cho phép) thì vẫn tốt.
2. Ảnh chụp sản phẩm :
Sản phẩm thì có nhiều kích cỡ từ to đến vừa nhỏ và rất nhỏ vậy muốn chụp được ảnh sản phẩmtrong môi trường studio thì bạn cần phải chuẩn bị những gì ? Câu trả lời là có tương đối nhiều thứ phải chuẩn bị bao gồm ngoài body có độ phân giải cao tương đối ( không phân biệt tầm trung hay chuyên nghiệp ) ống kính normal ( để chụp sản phẩm to và vừa ) có độ méo thấp và ống kính macro ( để chụp sản phẩm nhỏ và rất nhỏ ) nét chuẩn. Sau đó là một bàn chụp sản phẩm hiện nay được bán tương đối phổ biến, hệ thống đèn Studio khoảng 2-3 cái công suất vừa từ 500W trở lên bao gồm softbox, chân đèn và tripod loại tốt, trigger, reciver hay dây nối đèn các loại...bạn có thể sẽ được người bán tư vấn một cách chi tiết hơn nếu muốn bước chân vào con đường nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm. Ban đầu có thể hệ thống sẽ đơn giản, nhưng khi phát triển thêm sẽ có nhiều điều hơn để nói.
Nhìn chung khi bắt tay vào lĩnh vực này chúng ta sẽ setup thiết bị tuỳ theo từng sản phẩm, yêu cầu sử dụng hình ảnh. Đây là thể loại ảnh không phải dễ nhưng chưa chắc đã quá khó.
2 Ống kính của Canon là EF 100mm F/2.8 macro và đời mới EF 100mm F/2.8 IS Macro L đều có motơ lấy nét nhanh USM
*Ánh sáng chụp :
Khi chụp bạn luôn biết cách điều khiển các nguồn sáng này, ý tưởng về các bố trí ánh sáng sẽ chiếm hầu hết thời gian chụp ảnh để có được hình sản phẩm khá đồng đều ánh sáng, tránh bóng khắc nghiệt. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn thiết lập trong một căn phòng với ánh đèn, hoặc có sáng ánh sáng môi trường xung quanh thông qua các cửa sổ. Khi chụp bạn luôn phải sử dụng một nguồn ánh sáng đèn flash để tạo bóng đổ cho sản phẩm.
*Góc chụp :
Chụp hình sản phẩm đơn giản là tăng tỉ lệ góc nhìn, tạo sự “cảm nhận” tốt hơn về sản phẩm. Vì vậy bố trí sản phẩm có góc nhìn tự nhiên, quen thuộc, đồng thời nhấn mạnh những chi tiết gợi cảm, tinh tế nhất của sản phẩm. Tránh chụp sản phẩm từ những góc nhìn quá lạ, gây biến dạng sản phẩm.
*Vị trí sản phẩm :Khi chụp với một phông nền, bạn thực sự không muốn điểm lấy nét (focus) ở đó. Do vậy, nên đặt sản phẩm phía trước cách xa phông nền một khoảng nhất định, sau đó thiết lập khẩu độ vừa đủ nét rõ vùng chi tiết sản phẩm muốn chụp. Nếu việc thiết lập suôn sẻ, bạn sẽ có tấm ảnh sản phẩm sắc nét với một phông nền màu trắng, bóng đổ hợp lý tạo khối trên bề mặt sản phẩm. Bạn có thể thử đi thử lại một chút để có tấm ảnh ưng ý.
Sau khi đã có thiết bị ưng ý và hợp túi tiền, điều tiếp theo ngay sau đó là việc làm quen với menu vào thao tác điều khiển của từng loại máy ảnh. Theo nhà sản xuất, tất cả những thông số có liên quan đến màu sắc, độ nét, hệ thống lấy nét, đo sáng đểu phải chỉnh trong menu của máy. Những thông số liên quan đến khẩu độ (F), độ phơi sáng (ISO), tốc độ màn chập (Shutter speed), chế độ chụp…có thể chỉnh nhanh trên body của máy với các phím bấm được thiết kế sẵn.
Một số hình ảnh của menu điều khiển trên nhiều thân máy Nikon
Một số hình ảnh của menu điều khiển trên nhiều thân máy Canon
Ý kiến bạn đọc