VUA NHIẾP ẢNH - VUA MÁY ẢNH
Kiến thức cô đọng - Chụp ảnh tài ba - Ảnh đẹp cự phách
Rss Feed

CÁC NÚT TRÊN MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ NIKON

Đăng lúc: . Đã xem 269803 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Chuyên mục : Kỹ thuật bấm máy ảnh
CÁC NÚT TRÊN MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ NIKON

CÁC NÚT TRÊN MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ NIKON

vuanhiepanh.com Đang sử dụng máy ảnh Canon, lúc đầu chuyển sang dùng máy ảnh Nikon, thật là điên đầu vì các nút bấm của nó. Nhưng làm quen dần sẽ thấy nó thật tiện dùng cho người chụp ảnh. Với Canon, bạn phải mở Menu của máy, chỉnh các thứ trong đó. Còn đối với Nikon, ta chỉ việc bấm nút chức năng, chỉnh và theo dõi trên màn hình phụ trên đỉnh máy, hoặc thậm chí trên màn hình lớn sau máy.



Phía trên, bên phải máy ảnh là màn ảnh phụ LCD rất tiện dùng ( Canon cũng có màn ảnh này) Nút bấm exposure compensation  là nút BÙ SÁNG.Bạn sẽ dùng nút này khi điều kiện ánh sáng tối quá, hoặc sáng quá. Nikon D90 có độ nhạy tối thiểu là 200 ISO. Bạn đừng lăn tăn nhiều về ISO tối thiểu của máy ảnh, bởi vì khác với máy phim độ nhạy sáng được chế tạo theo loại phim; còn ở máy KTS thì độ nhạy tối ưu chỉ có một thông số đối với cảm biến ( sensor ), các ISO khác nhau là sự khuyếch đại tín hiệu điện áp thu được từ sensor ở các mức khác nhau mà thôi. Mỗi cảm biến lại có một mức cảm thụ ánh sáng tối ưu. Điều này thì các nhà sản xuất giữ bí mật. Dùng nút BÙ SÁNG bạn có thể coi như giảm ISO xuống dưới mức tối thiểu


Ngay phía dưới nút BÙ SÁNG là nút chọn kiểu chụp ảnh ( Chụp liên tiếp, chụp hẹn giờ 10 giây, hoặc 2 giây, chụp liên tiếp cực nhanh, hay thong thả ...) hình ảnh nó vẽ cái mặt đồng hồ và các tấm ảnh chồng lên nhau.... Khi bấm nút này, kết quả hiển thị ở cột sát cạnh phải của màn hình nhỏ. Hiện nay trên máy hiện chữ S tức là chụp single shoot  tức chụp phát một. Bạn cứ nhấn nút CHỌN KIỂU và xoay bánh răng chọn ( bánh răng trước không được thì chọn bánh răng sau nhé, tôi cũng thế, chẳng mấy khi nhớ hết đâu) sẽ lần lượt hiện lên các ký hiệu thể hiện chụp hẹn giờ ( với mặt đồng hồ ) chụp liên tiếp , chụp liện tiếp chậm ( chữ L), nhanh ( H)


Dưới đó nữa là nút AF nút này để chọn kiểu auto focus  tức là lấy nét tự động.  Có kiểu lấy nét tự động 1 lần, cho chụp ảnh đối tượng tĩnh.Có lại lấy nét liên tục khi đối tượng dich chuyển nhanh, liên tục. Hiện nay trên máy đang hiện chữ AF - A là chế độ lấy nét tự động một lần ( khi bạn bấm 1/2 cò chụp) ( xem hình dưới)


Trên cùng nút tròn sáng bóng mạ niken là cò chụp.  Có một gờ nhô ra với rãnh ở giữa là công tắc bật tắt máy ảnh. ( Có hướng dẫn off ( tắt) và on ( mở ) ). nếu bạn kéo quá đi một chút sau khi bật máy, màn hình phụ sẽ sáng lên, chức năng này dùng khi trời tối màn hình nhìn không rõ. Không dùng ban ngày vì sẽ hao pin.


Ngang hàng với nút BÙ SÁNG, ở phia bên trái, là nút chọn kiểu đo sáng: có các kiểu đo sáng khác nhau:  Đo sáng ma trận ( Máy đo trung bình toàn khung hình), đo sáng trung tâm ( chỉ đo sáng ở trung tâm khuôn hình ), các kiểu đo sáng điểm ( chọn điểm để đo sáng), rất cần khi ta chụp phong cảnh không sợ chỗ sáng chỗ tối, hoặc chụp chân dung người ngược sáng không sợ bị mặt đen xì, mà cảnh phía sau lại rõ nét. Nút này cũng là phím nóng để format thẻ nhớ!  ( xem trên hình ảnh )

các nút nikon d90

Thấp xuống một chút; phía đằng trước ( mặt trước) giữa khe, là nút Fn dùng để chọn chương trình đã lập sẵn cho máy: Tốc độ, khẩu độ vv  đối với dân chuyên nghiệp. Dưới sâu hơn một chút, ít người để ý, bên dưới cả ống kính là  nút bấm kiểm tra độ sâu của trường ảnh. Nút này ta nên biết, chứ cũng không mấy khi dùng, nếu bạn đã nắm được tính năng của ống kính mình đang dùng rồi. Chỉ các bậc lão luyện trong nghề mới đôi khi dùng, và dùng được hiệu quả thôi.
Phía sau máy ảnh, choán toàn bộ là màn hình chính của máy ảnh. Màn hình này cho phép ta xem lại ảnh ngay sau khi chụp, hiện lên ảnh  khoảng 2 giây, hoăc hơn, tùy theo ta đặt. Hiển thị các thông tin chụp ảnh, nếu ta nhấn nút INFO  ( nút dưới cùng bên phải). Trên đó là nút khóa AF. Trên nữa là ĐĨA ĐIỀU KHIỂN CHÍNH. Ta dùng đĩa này để chọn như một con chỏ máy vi tính vậy các tính năng trên màn hình, chọn file ảnh hiển thi  ( khi bấm nút  XEM LẠI ẢNH ).  Trên nữa ( trên ĐĨA ĐIỀU KHIỂN CHÍNH )  là nút  LIVE  VIEW  dùng khi ghi hình HD, hoặc chụp ngắm ảnh sống qua màn hình lớn như các máy KTS compac, rất tiện cho những người mới làm quen máy DSLR, đổi lại, làm tốc độ chụp của máy sẽ chậm đi một chút đấy, vì khi đó máy sẽ mất thời gian thu gương lật lên, hạ xuống và thu lên. Nhưng nếu chụp cảnh pháo hoa, thì nên dùng nó. CÁCH SỬ DỤNG:  bấm nút LIVE VIEW ( ký hiệu Lv) khi đó màn hình LCD sau máy sẽ sáng lên, bạn có thể  chụp như một máy tự động bình thường, ngắm chụp qua màn hình. Nếu bạn bấm nút OK thì máy sẽ hiểu là bạn quay video ( độ phân giải HD ) ). Nhưng ngay từ đầu làm quen không nên dùng chức năng ngắm chụp qua màn hình. Chức năng này  chỉ tiện khi mình nhờ một người ít biết về máy ảnh chụp ảnh hộ cho mình thôi. Còn quay video thì chỉ được tối đa mỗi đoạn quay là 5 phút thôi đấy nhé.

Trên cao hơn là nút AE- L; AF- L  là nút khóa đo sáng, khóa lấy nét, tức là bạn đã lấy nét và đo sáng ưng ý, bấm nút này, và bấm nửa cò chụp. cứ tự do xoay hướng ống kính để bố cục ảnh rồi chụp, không sợ mất nét hay sai điểm đo sáng.Bên phải nút này, là bánh răng chọn lớn, đối diện mặt máy bên kia là bánh răng chọn bé. Khi đã nhấn một nút chức năg nào đó, ta chọn bằng cách xoay các bánh răng này ( 1 trong 2 chiếc thôi nhé).
nikon d90


Trên cao hơn, chệch sang bên phải  kính ngắm là bánh răng chỉnh kính ngắm tùy theo mắt của bạn ( có người viễn, có người cận, chỉnh nút này thì khi ngắm quá kính ngắm mọi thứ đều trở nên rõ ràng)
viewfinder nikon d90


Đối diện bên kia, cạnh trái của máy, là một nút có hình cái thùng rác, là nút hủy ảnh. Bên trên đỉnh máy phia trên nút đó là ĐĨA CHỌN CÔNG VIỆC. Bạn dùng đĩa này để chọn chụp ảnh các chế độ: chụp tự động ( A) hoàn toàn, hay chụp tự động tốc độ, chụp tự động độ mở ống kính..., một số công việc chụp đặc biệt như chân dung, phong cảnh, pháo hoa ... đều là chụp tự động)
Dưới nút THÙNG RÁC ( HỦY ẢNH)  là nút có hình tam giác quay đỉnh sang trái, như thông lệ, là nút XEM ẢNH ĐÃ CHUP TRONG THẺ NHỚ. Khi dùng nút này, bạn xem lại ảnh và có thể biên tập: cắt, xoay, chỉnh đúng sáng đúng màu ( dùng chức năng D- lighting của máy ảnh (1)), hoặc xóa. Bạn có thể xem phóng to nhờ nút cuối cùng của cạnh máy  (*)( ở dưới cùng, bên trái hình chiếc kính lúp) để phóng to hình, nhưng chỉ có thể xem một bộ phận của ảnh thôi đấy, và không có nút làm bé đi sau khi phóng to, đây là điểm Nikon kém Canon. Cái nút phóng to ấy (*) là nút có chữ QUAL , còn dùng để lựa chon chất lượng ảnh ( Qualyti mà ) Bấm nút đó , xoay bánh xe để chọn chất lượng ảnh: Cao 12Mb, trung bình 8 MB, ảnh định dạng JPG hay ảnh RAW. Tôi thì thích thiết lập trong Menu hơn.

Dưới nút XEM LẠI ẢNH ĐÃ CHỤP   là nút MENU ( danh mục ) giúp ta bấm chọn các chức năng sâu hơn của máy, hoặc chỉnh một lần cho mãi mãi chức năng này. ( Giống Canon)
Trên cùng, chỗ cao nhất là đèn flass đèn này có thể tự động bật mở nếu bạn chọn chế độ auto flass, hoặc trong chế độ chụp A  ( tự động hoàn toàn). Có một nút ở cạnh bên trái, khi nhấn đèn flass sẽ bật lên. ( Đèn này gọi là đèn cóc trên máy). Trên đỉnh đèn, khi gập đèn xuống có một khe để  gắn đèn flass ngoài ( Máy Nikon chỉ gắn được đèn ni kon)

Dưới nút MENU  là nút  WB  tức là nút chỉnh CÂN BẰNG TRẮNG.  Nôm na cân bằng trắng là khi chụp trong điều kiện ánh sáng khác nhau, màu sắc của đối tượng không còn thật nữa, ví như màu trắng của tờ giấy trắng trở nên vàng khè dưới ánh đèn dầu chẳng hạn,  nút chỉnh này là làm nhiệm vụ đó làm cho màu trắng trở nên trắng thật. ( Sở dĩ chọn mầu trắng, vì nó dễ chuẩn nhất, và mầu trắng cũng là mầu tổng hợp của ba màu: Đỏ, Lục, Lam là  ba mầu cơ bản, trên sensor của máy ảnh cũng có ba loại phần tử cảm nhận ba loại ánh sáng màu này, mà tổng hợp thành mầu thực tế của ảnh). Thông thường, lúc mới dùng máy ảnh lần đầu, nên đặt chế độ Cân bằng trắng  WB  tự động , trong hình trên, trong dòng cuối cùng của màn LCD phụ trên đỉnh máy, WB  đang hiển thị chữ A nghĩa là tự động.  Quen máy rồi, ta vừa nhấn nút WB  vừa xoay đĩa chọn ở mặt sau máy để chọn các hình thức Cân bằng trắng: Chụp lúc trời nắng ( hình mặt trời ), chụp lúc trời nhiều mây ( hình đám mây) , chụp trong điều kiện đèn dây tóc ( hình bóng đèn tròn), chụp trong điều kiện ánh sáng đèn huỳnh quang ( hình chiếc đèn ống dài ) v v
vuanhiepanh.com
 
Trong hình trên: màn hình phụ đang hiển thị: Tốc độ chụp chọn là 1/15 giây, khẩu độ f:2 ( Cái ống kính này là loại nhanh F1.4), tình trạng pin : còn khoảng 50% ( hình chiếc pin chỉ còn đen một nửa ), chụp phát một ( S), đo sáng ma trận  ( toàn khung hình), tự động lấy nét tĩnh ( một lần ), Cân bằng trắng  WB  tự động



Trên ĐĨA CHỌN KIỂU CÔNG VIỆC ( EXPOSURE MODE SELECTOR - chọn kiểu phơi sáng)

các nút trên máy ảnh Nikon vuanhiepanh.com

Program button - sau khi đã chọn độ nhạy sáng ISO, máy tự động hoàn toàn tốc độ và khẩu độ
Shutter priority - bạn chon tốc độ, máy tự động chọn khẩu độ giúp bạn   appeture
aperture - Bạn chọn khẩu độ, máy tự động chọn tốc độ   speed
 - chất lượng ảnh chỉ phụ thuộc vào chính bạn, ban phải chỉnh tay hoàn toàn, từ tốc độ, khẩu độ, và độ nhạy sáng, chỉ nên dùng khi chụp ảnh RAW ( 2) , vì sau này bạn có thể chỉnh lại bằng phần mềm nếu chọn sai
Auto button - Bạn chụp như một máy ngắm chụp compac bình thường, miễn lăn tăn


Các ký hiệu khác chỉ các chế độ chụp:
       . Chân dung đêm 
        . Thể thao   sport 
        . Chụp cận cảnh makro  Macro   
       . Chân dung ban ngày .. vv

 

Bây giờ thì bạn đã thấy nút bật đèn flash cóc trên máy chưa? cái nút có hình tia chớp điện đó
Bạn có thể bấm giữ nút này, sau đó xoay bánh răng chọn để chon đồng bộ đèn và máy, để đèn bù sáng nhiều hay ít nữa.
Bên dưới cái biển tên máy D90 là nút nhô ra như một cái gờ hình bán nguyệt là nút bấm để tháo ống kính. Bên dưới nút đó là nút chuyển chế độ AF ( lấy nét tự động) và M lấy nét bằng tay trên vòng xoay tinh chỉnh của ống kính. Trên ống kính cũng có hai chế độ này. Như vậy, để lấy nét tự động, nhât thiết bạn phải chuyển sang chế độ AF cả trên thân máy ( Body) và trên thân ống kính. Khi mà hình chụp có nhiều chi tiết rắc rối, máy không biết bạn đinh chụp nét thứ gì, hoặc khi nguồn sáng quá yếu, thì nên chuyển sang lấy nét bằng tay. Cả trên máy, và trên ống kính đều nên chuyển sang chế độ M ( manuel )
Trên hình này, thông số chụp được thể hiện rõ trên cả hai màn hình: Tốc độ chụp 1/60 giây, khẩu độ ống kính f:4, chế độ chụp tự động ( bạn để ý đĩa chọn kiểu công việc  EXPOSURE MODE SELECTOR,  đang để chế độ auto. tình trạng pin, còn đầy, ISO ( độ nhạy sáng ; tự động ), đo sáng toàn khung hình, cân bằng trắng  WB  tự động, chế độ lấy nét tự động một lần, thẻ nhớ còn chụp được 272 kiểu nữa, Kiểu chụp phát một ( S =  Single Shoot )

 
Nút Fn chọn chương trình đã đặt: Programmable function button
Nút Depth of preview  ( Xem chiều sâu trường ảnh )


Đèn hỗ trợ lấy nét ( công nghệ độc quyền sáng chế  của nikon) ANNOYING LIGHT

Bổ sung, Tôi quên mất một nút trên mặt máy phía trước: NÚT BKT

Các bạn đã từng xem những bức ảnh mà cảnh quan trông như trên thiên đường, ảnh HDR đó. Nôm na là một loại ảnh mà trong đó các chi tiết đều sống động như trong mắt người vậy. Khi nhân nút này, máy sẽ tự động chụp ba ảnh: đúng sáng, thừa sáng một chút, thiếu sáng một chút, ba ảnh này tổng hợp lại, ta được bức ảnh HDR.  Đó là chức năng của nút BKT. Đối với máy ảnh Canon ta phải chọn chức năng này trong Menu.
Những người chụp ảnh nhiều thì khuyên: Forget this button  - Hãy quên nút này đi! bởi vì ảnh HDR chỉ có thể xem được một vài bức, trông nó hơi lập dị và siêu thực.

Tôi không nghĩ Nikon thiết kế thừa điều gì, nhưng tôi rất ít dùng đến nút AF -lock, nút Fn, nút Xem độ sâu trường ảnh, và nút BKT.



Bây giờ thì tôi đã cùng bạn đi vòng một vòng quanh chiếc máy ảnh cũ mà mới này rồi, các máy ảnh của Nikon đều bố trí  các nút bấm theo kiểu này,có thay đổi cũng rất ít. Tôi viết bài này cũng là cho mình nữa mà! Vì còn rất bỡ ngỡ với máy nikon đó. Mong là một đoạn thông tin cần thiết cho các bạn mới cầm máy NIKON!

Cuối cùng, xin chú ý một điểm là: Tất cả các nút  bạn đã bấm cho hiển thị trên màn ảnh, đều dùng hai bánh xe chọn, quay theo hai chiều ngược nhau để điều chỉnh thông số cho vừa với ý mình.
Tác giả bài viết:
Nguồn tin: ( KenRokwell.com )
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 571 trong 131 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Được đánh giá 4.4/5

Ý kiến bạn đọc

 
Close